Cải tiến lại các phương pháp quản lý hành chính

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế tại công ty du lịch và tư vấn đầu tư quốc tế” doc (Trang 92 - 93)

II. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du

2.2.Cải tiến lại các phương pháp quản lý hành chính

1. Giải pháp đối với công ty

2.2.Cải tiến lại các phương pháp quản lý hành chính

Đây là yêu cầu muon thuở đối với quản lý hànhchính chủa Việt Nam từ

nhiều năm qua. Mặc dù nhà nước ta đã đặt ra qui định quản lý một cửa để

thuận lợi cho người dân song nó lại phát sinh ra vấn đề “ 1 cửa và rất nhiều chìa khoá”. Lấy ví dụ trong việc cấp VISSA: “ Khách nước ngoài khi vào Việt Nam phải mất 5-7 ngày để chờ đợi lấy VISA, các chi phí cho làm VISA thường là 25USD song để lấy được VISA các phụ phí phát sinh từ hai đầu cho

những dịch vụ lòng vòng khó kiểm soát có thể lên tới vài trăm USD” (Trích từ

tuần du lịch số tết Kỹ Mão 1999).

Sự phát sinh các phụ phí, kéo dài thời gian lấy VISA đã làm khách du lịch nản lòng khi đến Việt Nam, đã có những đoàn khách quốc tế khi tới sát biên giới Việt Nam song họ đành phải sang du lịch tại quốc gia thứ 2 vì qua mất thời gian cho chuyển thủ tục.

Một điều cần quan tâm nữa trong công tác hành chính đó là công tác quản lý giá cả. Việc đặt ra các chi phí lệ phí một cách tuỳ tiện của một số đơn vị quản lý du lịch cũng tác động không nhỏ tới tâm lý khách du lịch tại Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam chế độ 2 giá vẫn như là đang được sử dụng như là một giải pháp đối với các nhà quản lý dịch vụ du lịch. Đơn cử mọt dẫn chứng, tại khu di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám về tham quan đối với người Việt Nam là 1.000đồng trong khi phí đối với khách nước ngoài là 12.000đ… Không chỉ rieng tại khu di tích Văn Miếu mới có hiện tượng này mà ở hầu hết các khu du lịch đều có hiện tượng 2 giá. Điều đáng quan tâm ởđây không phải chỉ là vấn đề gây khó chị cho khách mà còn gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý. Trong khi nhà nước Việt Nam thắt chặt công tác quản lý ngoại tệ tại các doanh nghiệp thì họ lại thả lỏng việc quản lý ngoại tệ tại các nơi này. Việc chuyển đổi ngoại tệ tại cácnơi này diễn ra một cách tự do, Khách du lịch có thể

thanh toán bằng đồng đô la (USD). Tại quốc gia khác việc quy định các mức giá chỉ được yết bằng đồng bản tệ, vì thế khách không thể sử dụng đồng ngoại tệ để thanh toán mà phải ra các ngân hàng qui đổi chi tiêu. Có như vậy việc quản lý ngoại tệ cũng dễ dàng và khách hàng cũng nhanh chóng trong việc thanh toán.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế tại công ty du lịch và tư vấn đầu tư quốc tế” doc (Trang 92 - 93)