Giao nhận hàng hoá với tàu.

Một phần của tài liệu Tài liệu GIÁO TRÌNH: KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG ppt (Trang 69 - 70)

- Địa điểm giao hàng được ghi rõ trong hợp đồng Cách này ít dùng

4.1.6.Giao nhận hàng hoá với tàu.

1.Giao hàng xuất khẩu:

Hàng xuất khẩu của chúng ta hiện nay chủ yếu giao bằng đường biển, khi giao hàng chủ hàng phải làm các công việc sau:

+ Lập bảng đăng ký hàng chuyên chở với người vận tải để lấy sơ đồ xếp hàng. + Liên hệ với điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng.

+ Đưa hàng vào cảng và xếp hàng lên tàu.

+ Lấy biên lai thuyền phó sau đó đổi lấy vận đơn đường biển.

Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo đã xếp hàng lên tàu ( clean on board B/L) và phải chuyển nhượng được (negotiable).

Nếu hàng được giao bằng container, khi đủ container chủ hàng phải đăng ký thuê container đóng hàng vào container và lập bảng kê hàng trong container( container list). Khi hàng không chiếm hết một container thì chủ hàng phải lập bản đăng ký hàng chuyên chở ( cargo list) Sau khi bản đăng ký được chấp thuận chủ hàng giao hàng đến ga container cho người vận tải.

Nếu hàng hoá chuyên chở bằng đường sắt, thì chủ hàng phải đăng ký với đường sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hoá và khối lượng hàng hoá. Khi đã có toa xe chủ hàng tổ chức bốc xếp hàng, niêm phong kẹp chì và làm các chứng từ vận tải, mà chủ yếu là vận đơn đường sắt.

2. Giao nhận hàng nhập khẩu.

Ơ nước ta hiện nay, theo quy định của chính phủ các cơ quan vận tải (ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu trên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hoá trong quá trình xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi và giao cho các đơn vị nhập khẩu theo lệnh giao hàng của tổng công ty đã nhập hàng hoá đó.

Đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp hoặc thông qua một đơn vị nhận uỷ thác giao nhận ( forwarder) tiến hành:

+ Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải về việc giao nhận hàng từ tàu ở nước ngoài về

+ Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu từng năm, từng quý, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển, giao nhận.

+ Cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giao nhận

+ Thông báo cho các đơn vị trong nước đặt mua hàng nhập khẩu

+ Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp, bảo quản và vận chuyển hàng nhập khẩu.

+ Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập những biên bản về hàng hoá và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề xảy ra trong việc giao nhận

* Trường hợp hàng xếp trong container.

a. Nếu đủ container( FCL) cảng giao chủ hàng nhận về cơ sở của mình và Hải Quan tiến hành kiểm hoá tại cơ sở của chủ hàng.

b. Nếu hàng không đủ container (LCL) cảng giao cho chủ hàng nào có nhiều hàng nhất trong container mang về cơ sở để dỡ hàng và phân chia cho các chủ hàng khác dưới sự giám sát của Hải Quan

Một phần của tài liệu Tài liệu GIÁO TRÌNH: KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG ppt (Trang 69 - 70)