bao gồm:
+ Nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị, thương mại của nước đăng cai hội chợ. + Tìm hiểu tính chất của cuộc hội chợ hoặc triển lãm, điều lệ của nó, thành phần và số lượng người tham gia.
+ Nghiên cứu tình hình hàng hoá và giá cả hiện hành trên thị trường thế giới và ở nước đăng cai
+ Chuẩn bị và kịp thời phân phát các tài liệu quảng cáo, các tài liệu thông tin thương nghiệp.
+ Xây dựng những mẫu đơn chào hàng, mẫu hợp đồng có dự tính về giá cả , số lượng , phẩm chất , yêu cầu kỹ thuật, thời hạn giao hàng và điều kiện thanh toán. + Kịp thời phát giấy mời đến tham quan gian hàng của mình.
+ Thao diễn thử các máy móc, thiết bị, cho thí nghiệm các mặt hàng cần thiết. + Chuẩn bị những vật lưu niệm tại chỗ.
+ Chuẩn bị điều kiện vật chất để tiến hành đàm phán thương mại.
Câu hỏi ôn tập chương 1.
1. Chào hàng là gì ? Nội dung chủ yếu của chào hàng ? Điều kiện hiệu lực của chào hàng? Trong giao dịch thương mạI quốc tế có những loại chào hàng nào? 2.Chấp nhận chào hàng là gì ? Khi nào chấp nhận chào hangc ó hiệu lực? Giá trị pháp lý của chấp nhận chào hàng như thế nào?
3. Đơn đặt hàng là gì? NộI dung của đơn đặt hàng? Giá trị pháp lý của đơn đặt hàng như thế nào?
4.Thê nào là buôn bán qua trung gian? Hãy một số loại buôn bán trung gian phổ biến trên thị trường thế giới.
5. Khái niệm của buôn bán đối lưu, Trình bày khái niệm các loại buôn bán đối lưu trên thị trường thế giới.
6. Trình bày khái niệm và đặc điểm của các hình thức đấu giá quốc tế và đấu thầu quốc tế.Các phương thức giao dịch này thường được sử dụng trong trường hợp nào?
7. Gia công quốc tế là gì? Cho biết vai trò của hoạt động gia công quốc tế đối với nề kinh tế Việt nam?
8. Trình bày khái niệm, đặc điểm và tác dụng của phương thức giao dịch tái xuất?
CHƯƠNG 2: