30 Hỗn hợp 723A kg 4.000 18.500 74.00.000 Báo cáo
3.1. Đánh giá chung về công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu tại công ty
công ty
Công ty cổ phần nông sản Thanh Hoa là một đơn vị sản xuất kinh doanh, sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại thức ăn chăn nuôi. Mặc dù mới thành lập nhưng trải qua bao khó khăn đến nay công ty đã từng bước vượt lên và đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Công ty đã cung cấp cho thị trường những sản phẩm có giá trị kinh tế, góp phần khẳng định vị trí của mình. Để đạt được kết quả như vậy một phần là nhờ công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý sản xuất nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng. Hiện nay trong các doanh nghiệp sản xuất chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và giá thành sản phẩm. Việc tăng cường công tác quản lý và hoàn thiện công tác kế toán là một trong những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy đây là vấn đề được công ty cổ phầm nông sản Thanh Hoa rất coi trọng.
Qua thời gian thực tập tại công ty, vận dụng lý luận vào thực tiễn tổ chức kế toán nguyên vật liệu, em thấy có những điểm nổi bật mà công ty cần phát huy song vẫn còn một số tồn tại mà công ty cần khắc phục. Cụ thể:
3.1.1. Ưu điểm
a. Quản lý nguyên vật liệu
- Về khâu thu mua:
Để thực hiện kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, công ty đã giao nhiệm vụ cụ thể cho đội ngũ cán bộ cung ứng của phòng thu mua là tìm hiểu và thăm dò các nguyên vật liệu mà công ty đang cần thu mua. Điều này chứng tỏ công tác thu mua rất được coi trọng.
- Về khâu dự trữ, bảo quản:
Công ty đã xác định lượng nguyên vật liệu ở mức hợp lý nhằm vừa đảm bảo cho sản xuất và không gây ứ đọng vốn kinh doanh. Hệ thống kho tàng được quy hoạch rộng rãi. Tại công ty, hệ thống kho tàng được xây dựng kiên cố để dự trữ và bảo vệ nguyên vật liệu, ở mỗi kho do một thủ kho quản lý và được trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo, đong đếm.
- Về khâu sử dụng:
Mọi nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu đều được thông qua phòng thu mua xem xét tính hợp lệ của các nhu cầu đó trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất chính đã giao nhằm sử dụng tiết kiệm và quản lý tốt nguyên vật liệu.
b. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu
- Phân loại nguyên vật liệu:
Để sản xuất ra sản phẩm công ty đã phải sử dụng nhiều loại, nhiều thứ nguyên vật liệu khác nhau, mỗi loại có công dụng riêng trong quá trình sản xuất sản phẩm. Do vậy muốn quản lý tốt và hạch toán chính xác, phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu. Công ty đã dựa vào vai trò, công dụng của nguyên vật liệu để chia thành nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng
thay thế, nhiên liệu. Việc phân loại nguyên vật liệu như vậy là hợp lý, chi tiết, dễ hiểu.
- Về luân chuyển chứng từ:
Công ty đã thực hiện đầy đủ thủ tục nhập, xuất kho theo đúng chế độ qui định.
- Về bộ phận kế toán công ty:
Được tổ chức phù hợp với trình độ và khả năng chuyên môn của từng người. Ngoài những các bộ có trình độ đại học ra, một số cán bộ còn lại đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế theo chương trình đại học. Do vậy việc tổ chức quản lý hạch toán kế toán được tiến hành kịp thời và thích hợp với tình hình công ty trong điều kiện hiện nay. Đó là kết quả của quá trình cải tiến tổ chức bộ máy kế toán công ty. Nhìn chung công tác kế toán công ty đã đi vào nề nếp ổn định với hệ thống sổ sách kế toán tương đối đầy đủ, chi tiết, rõ ràng. Việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán mới tương đối phù hợp.
- Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu:
Công ty áp dụng phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên để hạch toán nguyên vật liệu phù hợp với tình hình thực tế sử dụng nguyên vật liệu tại công ty, đáp ứng yêu cầu theo dõi thường xuyên, chính xác về tình hình biến động nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu.
- Kế toán chi tiết nguyên vật liệu:
Công ty tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song nên việc ghi chép đơn giản và hoàn toàn phù hợp với trình độ kế toán và thủ kho, góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Các số liệu phản ánh trên các sổ chi tiết phù hợp với số liệu sổ kế toán tổng hợp. Khi phát sinh nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu, đồng thời với các công việc khác, kế toán nguyên vật liệu đã tiến hành lập sổ chi tiết thanh toán với người bán. Công ty đã tách riêng từng khách hàng thường xuyên để phản ánh. Điều này tiện cho việc theo dõi tình hình với những khách hàng thường xuyên như cô Vi, công ty Song Hoàng,…. Việc theo dõi như vậy rất tiện đối chiếu với khách hàng khi có nhu cầu đối chiếu với kế toán thanh toán. Nó giúp công ty theo dõi một cách chính xác, rõ ràng đối với từng đối tượng một cách chi tiết, giúp công ty theo dõi việc phải trả với khách hàng không bị nhầm lẫn, giữ uy tín cho công ty.
- Việc định khoản kế toán:
Kế toán công ty đã định khoản các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo đúng chế độ kế toán qui định.
- Việc sử dụng hình thức kế toán:
Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn bùng nổ thông tin, sự phát triển của khoa học công nghệ đã có những thành tựu đáng kể đang được ứng dụng rộng rãi trong đời sống nói chung và quản lý kinh tế nói riêng. Công ty đã tận dụng
xử lý công việc kế toán trên máy vi tính để phù hợp với yêu cầu thực tế, làm giảm bớt số lượng sổ sách kế toán, công tác hạch toán nhanh hơn, chính xác hơn và cung cấp thông tin cho lãnh đạo thường xuyên hơn. Công ty lựa chọn hình thức kế toán nhật kí chung. Đặc điểm chủ yếu của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ để ghi theo thứ tự thời gian và nội dung nghiệp vụ kinh tế theo đúng mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán và sổ nhật ký chung, sau đó vào Sổ Cái. Nhờ sự vận dụng phần mềm kế toán nên công tác kế toán được tiến hành thuận lợi.
Với sự cố gắng của kế toán nguyên vật liệu, tổ chức kế toán nguyên vật liệu của công ty cổ phần nông sản Thanh Hoa đã đạt những ưu điểm song bên cạnh đó còn những hạn chế nhất định cần được khắc phục để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý sản xuất kinh doanh trong thời gian này.