2.1.2.1. Đánh giá nguyên vật liệu
• Nguyên tắc đánh giá:
Đánh giá nguyên vật liệu là việc xác định giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định. Thông thường việc đánh giá mới có thể tính đúng, tính đủ chi phí nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả của việc quản lý và sử dụng nguyên vật liêụ.
Nguyên vật liệu được đánh giá theo nguyên tắc giá phí. Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các loại nguyên vật liệu hiện có ở doanh nghiệp phải được phản ánh trong sổ kế toán và báo cáo kế toán theo trị giá vốn thực tế là toàn bộ số tiền doanh nghiệp bỏ ra để có được nguyên vật liệu đó.
Vận dụng nguyên tắc giá phí, trị giá vốn của vật liệu được phân biệt ở các giai đoạn khác nhau như trị giá vốn của vật liệu mua nhập kho, trị giá vốn của vật liệu xuất kho.
Tính giá vật liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc hạch toán đúng đắn tình hình tài sản cũng như chi phí sản xuất kinh doanh.
Tính giá vật liệu phụ thuộc vào phương pháp quản lí và hach toán vật liệu: Phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kì.
- Phương pháp kê khai thường xuyên: Là phương pháp áp dụng phổ biến hiện nay. Đặc điểm của phương pháp này là mọi nghiệp vụ nhập, xuất vật liệu đều được kế toán theo dõi, tính toán, ghi chép một cách thường xuyên theo quá trình phát sinh.
Ưu điểm: Quản lí chặt chẽ hàng tồn kho.
Nhược điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán quá nhiều.
- Phương pháp kiểm kê định kì: phương pháp này có đặc điểm là trong kì, kế toán chỉ theo dõi, tính toán và ghi chép các nghiệp vụ nhập vật liêu, còn giá trị vật liệu xuất chỉ được xác định một lần vào cuối kì khi có kết quả kiểm kê vật liệu hiện có cuối kì.
Ưu điểm: Đơn giản , giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán. Page 28 of 95 Trị giá vật liệu xuất trong kì = Trị giá thực tế vật liệu hiện còn đầu kì + Trị giá vật liệu thực tế nhập trong kì _ Trị giá thực tế vật liệu hiện còn cuối kì
Nhược điểm: Độ chính xác về giá trị vật tư xuất bán hoặc xuất dùng bị ảnh hưởng của công tác tại kho, cửa hàng, quầy hàng.
2.1.2.2. Công tác quản lí nguyên vật liệu
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và công tác quản lí nói chung, công tác quản lí nguyên vật liệu nói riêng đã có nhiều tiến bộ. Kế hoạch sản xuất của công ty phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ sản phẩm. Căn cứ kế hoạch sản xuất, công ty xác định nhu cầu về nguyên vật liệu cung cấp, dự trữ cho các thời kì trong năm kế hoạch. Căn cứ vào kế hoạch tài chính và khả năng cung cấp nguyên vật liệu để xác định khả năng, nhu cầu nguyên vật liệu, từ đó xây dựng kế hoạch thu mua. Nguyên vật liệu công ty được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau đã ảnh hưởng tới phương thức và giá cả thu mua. Phương thức thanh toán của công ty chủ yếu là thanh toán bằng tiền mặt và chuyển khoản. Giá cả thu mua nguyên vật liệu cũng là vấn đề công ty cần quan tâm để làm sao cho chi phí bỏ ra ít nhất mà thu về được khối lượng nguyên vật liệu nhiều nhất và hạn chế tới mức thấp nhất các khoản chi ở đầu vào. Giá cả thu mua được xác định theo phương thức thuận mua vừa bán giữa công ty với đối tác.
Bên cạnh đó khâu vận chuyển, bảo quản, sử dụng, dự trữ nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho quá trình sản xuất có ý nghĩa không kém phần quan trọng, có ảnh hưởng tới khâu thu mua nguyên vật liệu. Để vận chuyển, bảo quản nguyên vật liệu, công ty thành lập một đội xe chuyên chở với nhiệm vụ vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi mua về đến kho với yêu cầu đảm bảo đầy đủ về số lượng và chủng loại.
Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm với qui mô vừa nên công tác bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu toàn công ty được tổ chức ở 4 kho với nhiệm vụ cụ thể:
- Kho 1: Kho chứa nguyên vật liệu.
- Kho 2(kho tạp phẩm): Chứa các loại vật liệu phục vụ sản xuất như nhiên liệu, văn phòng phẩm.
- Kho 3: Kho chứa phụ tùng thay thế, máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng cơ bản, phế liệu thu hồi.
- Kho 4: Kho thành phẩm.
Các kho này được bố trí cùng một địa điểm nên đảm bảo cho công tác quản lí nguyên vật liệu được thực hiện dễ dang, công tác hạch toán được tiến hành gọn nhẹ.
2.1.2.3. Phân loại nguyên vật liệu
Muốn quản lí tốt nguyên vật liệu và hạch toán một cách chính xác thì phải tiến hành phân loại một cách khoa học, hợp lí. Công ty đã căn cứ vào nội dung kinh tế để phân loại nguyên vật liệu thành các loại sau:
- Nguyên vật liệu: Là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm của công ty. Các nguyên vật liệu chính ở công ty là ngô, lúa, sắn, đậu tương,...
- Vật liệu phụ: Bao gồm nhiều loại, không cấu thành nên thực thể của sản phẩm nhưng có vai trò nâng cao tính năng chất lượng sản phẩm như: Vitamin, dầu cọ, dầu đậu nành,....
- Nhiên liệu: ở công ty, các loại nhiên liệu được sử dụng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất như: Than(dùng để sấy nguyên vật liệu trong silô chứa), cung cấp cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải như xăng, dầu. - Phụ tùng thay thế: Là những chi tiết phụ tùng máy móc mà công ty mua sắm dự trữ phục vụ cho việc thay thế phương tiện vận tải, máy móc thiết bị như bánh răng các loại, ốc vít,...
- Vật liệu xây dựng cơ bản: Công ty sử dụng vật liệu xây dựng cơ bản như: Xi măng, cát, thép, sỏi,...
- Vật liệu khác: Các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lí TSCĐ có thể sử dụng hoặc bán ra ngoài như : Sắt vụn, trấu,....