Với các đặc điểm như vậy, phương pháp gia cơng điện tiếp xúc được ứng dụng rộng rãi trong việc gia cơng các chi tiết cĩ kích thước lớn, lượng phoi bĩc đi nhiều nhưng chỉ nên dùng trong gia cơng thơ.
4.4. GIA CƠNG CƠ ANOD.
Phương pháp gia cơng cơ anod là phương pháp tổng hợp của các phương pháp: ăn mịn điện, điện hĩa và mài cơ học được dùng để mài bĩng và mài sắc lưỡi cắt của dụng cụ cắt.
4.4.1. Nguyên lý cơ bản của gia cơng cơ anod.
Hình 4.64. Sơ đồ nguyên lý của phương pháp gia cơng bằng cơ chế anod. R: Chiết áp. T: đĩa điện cực quay.
D: Dung dịch. M: Vật gia cơng.
Cơ sở của phương pháp này là: giữa điện cực catod và vật gia cơng phát sinh phĩng điện với cường độ rất lớn. dung dịch gia cơng tạo nên trên bề mặt anod một màng mỏng cách điện (gọi là màng mỏng anod). Ơ chỗ tiếp xúc của điện cực quay với vật gia cơng, màng này bị lực nén cơ học làm mỏng, do đĩ bị đánh thủng do tác dụng của điện trường, và hồ quang sinh ra. Trong quá trình cĩ hồ quang, các ion xuyên qua màng mỏng va đập vào bề mặt anod làm cho lớp bề mặt hịa tan vào dung dịch (gọi là sự hịa tan anod). Điện cực quay luơn luơn làm phĩng hồ quang ở chỗ cao nhất trên bề mặt gia cơng, đồng thời mang đi vật liệu bị tách ra. Ơ phương pháp gia cơng này điện cực làm bằng gang, dung dịch thường là nước thủy tinh.
4.4.2. Thơng số cơng nghệ của phương pháp gia cơng bằng cơ chế anod.
Các thơng số quan trọng nhất là điện áp, cường độ dịng điện, mức độ nhấp nhơ của dịng chỉnh lưu, tốc độ quay của điện cực, lực nén của điện cực.
a. Điện áp.
Điện áp càng lớn thì năng suất gia cơng càng cao (hình 4.61). Nhưng với điện áp lớn (> 30V) nhiệt độ quá cao, do đĩ lượng phoi lấy đi bị giảm mạnh. Điện áp tăng làm giảm độ bền của màng mỏng anod.
R T
D M
Hình 4.65. Quá trình tách phoi trong phương pháp gia cơng bằng cơ chế anod. L: Vật liệu được tách ra. E: Dung dịch điện phân. V: Hướng chuyền động chính. T: đĩa điện cực.
A: màng mỏng anod. M: Vật gia cơng. H: màng mỏng bị làm mỏng hơn. I: Hồ quang.
Hình 4.66. Quan hệ giữa năng suất lấy phoi và điện áp với các mật độ dịng điện khác nhau.
Xét quan hệ giữa năng suất gia cơng và mật độ dịng điện thì thấy rằng ban đầu khi mật độ dịng điện nhỏ thì năng suất tăng chậm, ở đây vật liệu bị lấy đi chủ yếu do quá trình hịa tan của anod. Ơ giai đoạn tiếp theo đồ thị tăng lên mạnh, ở đây sự ăn mịn do hồ quang là chủ yếu, với mật đồ dịng điện lớn hơn nữa, hồ quang được duy trì lâu hơn, năng suất giảm. Giai đoạn đầu thích ứng với gia cơng tinh, giai đoạn thứ hai là gia cơng thơ, giai đoạn thứ ba thì khơng được áp dụng do bề mặt bị ăn mịn lỗ chỗ khơng đều nhau.