Định hướng chung về phát triển thương mại của Việtnam

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt nam sang thị trường này” docx (Trang 44 - 45)

II. Thuận lợi và những thách thức của hoạt động xuất khẩu hàng nông

1.Định hướng chung về phát triển thương mại của Việtnam

trong vòng 10 năm tới GDP sẽ tăng gấp đôi (bình quân hàng năm phải tăng 7,2%), giá trị sản lượng nông nghiệp tăng khoảng 4%/năm, đến năm 2010 sản lượng lương thực đạt 40 triệu tấn, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 16%-17% GDP, trong đó tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi tăng từ 18% lên 20-25%, sản lượng thuỷ sản đạt 2,5-5 triệu tấn, giá trị gia tăng của công nghiệp tăng bình quân hàng năm 8-9%, đến năm 2010 công nghiệp chiếm tỷ trọng 40-41%GDP, tỷ trọng công nghiệp chế tác chiếm 89% giá trị sản xuất công nghiệp. Chiến lược còn dự kiến nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu tăng gấp đôi nhịp độ tăng trưởng GDP, tức là khoảng 14,4%/năm, trong đó nông sản xuất khẩu qua chế biến đạt kim nghạch 6-7 tỷ USD vào năm 2010, lương thực bình quân 4-5 triệu tấn/năm, khoáng sản đạt kim ngạch 3 tỷ USD, sản phẩm công nghiệp chiếm 70%- 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Việc gia tăng xuất khẩu 14,4%/năm là nhiệm vụ không đơn giản vì xuất phát điểm của thời kỳ 2001-2010 cao hơn nhiều so với thời kỳ 1991-2000 (13,5 tỷ USD so với 2,4tỷ USD). Với những hạn chế còn tồn tại trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những hạn chế mang tính cơ cấu, thì việc gia tăng giá trị tuyệt đối ở mức trên 2tỷ USD/năm đòi hỏi sự nỗ lực cao trong công tác xuất nhập khẩu. Bộ Thương mại đề xuất phương án phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu thời kỳ 2001-2010 như sau:

Xuất khẩu hàng hoá: tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ 2001- 2010 là 15%/năm, trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng 16%/năm, giai đoạn 2006-2010 tăng 14%/năm. Giá trị tăng từ khoảng 13,5 tỷ USD năm 2000 lên 28,4 tỷ USD năm 2005 và 54,6 tỷ USD vào năm 2010, gấp hơn 4 lần năm 2000.

Xuất khẩu dịch vụ: tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ 2001- 2010 là 15%/năm. Giá trị gia tăng từ khoảng 2 tỷ USD năm 2000 lên 4 tỷ USD vào năm 2005 và 8,1 tỷ USD vào năm 2010, tức là gấp hơn 4 lần. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tăng từ khoảng 15,5 tỷ USD vào năm 2000 lên 32,4 tỷ USD vào năm 2005 và 63,7 tỷ USD vào năm 2010, tăng hơn 4 lần.

Những nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tếđối ngoại của nước ta đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX tiếp tục xác định: “Củng cố vị trí ở các thị trường quen thuộc, khôi phục quan hệ với thị trường truyền thống, tìm kiếm thị trường và bạn hàng mới, giảm sự tập trung quá mức vào một vài thị trường. Tạo một số thị trường và bạn hàng lâu dài về những mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu, giảm xuất, nhập khẩu qua con đường trung gian”.

Cùng với chiến lược chung của quốc gia, chiến lược phát triển nông nghiệp đến năm 2010 là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và hướng mạnh ra xuất khẩu để tạo đầu ra và tăng thu nhập cho nông dân. Vì vậy việc phát triển thị trường trong nước và mở rộng thị trường thế giới là vấn đề cần thiết đối với ngành nông nghiệp.

Nghiên cứu tình hình kinh tế của nước ta trong những năm qua, ta nhận thấy tính đúng đắn trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á khiến nền ngoại thương của nước ta lâm vào tình trạng khó khăn trong một thời gian dài, bởi đã quá dựa vào thị trường ASEAN, Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên, nhờđẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu với các thị trường

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt nam sang thị trường này” docx (Trang 44 - 45)