Các giải pháp cấp nhà nước

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt nam sang thị trường này” docx (Trang 51 - 68)

II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản

1. Các giải pháp cấp nhà nước

Đã từ lâu văn hoá châu Âu đã có sự giao lưu và ảnh hưởng quan trọng đối với văn hoá Việt nam. Việc dùng chữ Latinh trong ngôn ngữ viết của người Việt, việc xuất hiện báo chí Việt nam từ thế kỷ XIX, việc hấp thụ những tư tưởng thời phục hưng, khai sáng cùng với văn hoá nghệ thuật khác của châu Âu đã góp phần làm cho nền văn hoá Việt nam phát triển phong phú theo hướng vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Giao lưu hợp tác văn hoá từ lâu đời đã tạo điều kiện cho sự hợp tác toàn diện, trong đó có kinh tế- thương mại giữa Việt nam và EU.

Những điểm trì trệ như quan liêu, hối lộ, cửa quyền trong bộ máy hành chính nước ta cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực đầu tư, ngoại thương, xuất khẩu … khi các đối tác tiến hành thương vụở Việt nam, hay doanh nghiệp Việt nam muốn xuất khẩu hàng ra khỏi biên giới. Vì thế nhà nước phải áp dụng một số biện pháp cụ thểđể cải thiện môi trường kinh doanh nói chung và đối với xuất khẩu sang EU nói riêng.

Chính phủ phải đổi mới thể chế mạnh mẽ, nhất quán, nhất là phải tiến hành cải cách hành chính hiệu quả, làm cho văn hoá cơ chế phát triển lành mạnh, hỗ trợ cho doanh nghiệp và công tác xuất khẩu, sản xuất kinh doanh… xoá bỏ các cung cách làm ăn phi văn hoá như “xin-cho”, trốn thuế, lãi thì doanh nghiệp hưởng, lỗ thì nhà nước chịu, làm ăn thua lỗ vẫn được ngân sách nhà nước hỗ trợ nhiều…

Chúng ta phải chú ý khâu đào tạo nguồn nhân lực. Ngay từ trường đại học chuyên ngành đã phải có các chương trình đào cán bộ ngoại thương làm kinh doanh theo kiểu hiện đại, chuyên sâu, giao thoa, gắn kết với kiến thức kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, các lớp đào tạo ngắn hạn chuyên ngành cũng theo hướng cập nhật, tăng khả năng hội nhập cho cán bộ và các ngành kinh tếđối ngoại.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp và hàng hoá của Việt nam thâm nhập dễ dàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU, nhà nước nên thực hiện một số hoạt động trợ giúp sau:

Đẩy mạnh xây dựng chiến lược phát triển thị trường EU thông qua đàm phán, ký kết các hiệp định, thoả thuận thương mại song phương và đa phương, tạo tiền đề về hành lang pháp lý thuận lợi đểđẩy mạnh xuất khẩu.

Thảo luận ở cấp chính phủ về mở cửa thị trường, trước hết là đối với

những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam. Hiện nay EU được coi là thị trường có mức bảo hộ cao nhất, sự bảo hộ này thể hiện dưới 2 hình thức là thuế quan và phi thuế quan, đặc biệt là các biện pháp phi quan thuế (rào cản kỹ thuật). Trong khi hàng của Việt nam đang gặp khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường EU, chính phủ nên tích cực và chủđộng đề nghị Uỷ ban Châu Âu mở rộng quy mô mậu dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng của Việt nam vào thị trường này, nhất là nông sản, thuỷ hải sản, rau quả, thịt gia súc và gia cầm, đồ gỗ gia dụng và hàng thủ công mỹ nghệ. Thảo luận ở cấp chính phủ về mở cửa thị trường là một trong những biện pháp khá hiệu quả mà nhiều nước đang phát triển đã áp dụng thành công trong đàm phán với các nước phát triển để mở rộng thị trường xuất khẩu ở giai đoạn đầu thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, ví dụ nhưởThái Lan.

Đầu tư phát triển và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng thương mại nông sản như chợ bán buôn, chợ mậu biên, trung tâm giao dịch, kho cảng, bến bãi…để tạo thuận lợi cho tiêu thụ hàng nông sản trong nước và xuất khẩu.

Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và quản lý chất lượng hàng hoá nông sản theo ISO, HACCP, xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá. Đây cũng là vấn đề thực sự cần được quan tâm bởi EU là thị trường tiêu thụ rất khó tính, đặc biệt với mặt hàng nông sản. Một khi đạt được những yêu cầu về vệ sinh, chúng ta có thể dễ dàng thâm nhập thị trường này hơn.

Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xúc tiến và tiếp cận thị trường. Các

doanh nghiệp xuất khẩu của Việt nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đối tác, nhất là đối tác EU. Do vậy cần phải nâng cao vai trò của các thương vụ trong việc xúc tiến thương mại. Tìm các đối tác, ngân hàng tin cậy cho doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, do điều kiện đi lại xa xôi, chi phí tốn kém nên vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu thị trường và những thay đổi diễn ra trên thị trường này còn rất hạn chế. Vì vậy, Bộ Thương mại phải yêu cầu thương vụ tại các nước EU tăng cường hoạt động của mình. Thương vụ phải thường xuyên thông báo về Bộ Thương mại từng diễn biến trên thị trường từ những thay đổi về hệ thống pháp luật, quy chế nhập khẩu, thuế quan, tỷ giá, lạm phát, xu hướng thương mại v.v.. đến những diễn biến cho từng mặt hàng xuất khẩu cụ thể của Việt nam sang EU như dự báo cung-cầu, giá cả, cạnh tranh, thị hiếu, kênh phân phối, cách tiếp cận thị trường v.v… Tất cả những việc làm này phải được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí,

không nên để doanh nghiệp phải chịu cả. Bộ Thương mại cần yêu cầu các thương vụ giúp đỡ tích cực cho các doanh nghiệp khi nghiên cứu khảo sát thị trường EU có hiệu quả, tránh chi phí tốn kém. Chi phí đi lại và nghiên cứu thị trường của một số doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng cần khuyến khích phải được chính phủ hỗ trợ một phần vì các doanh nghiệp còn nghèo, trong khi các doanh nghiệp ở nước khác thuận lợi hơn Việt nam vẫn được Chính phủ hỗ trợ cho việc xúc tiến và tiếp cận thị trường như Trung Quốc và Thái lan.

Cho phép thành lập một trung tâm xúc tiến thương mại Việt nam tại EU để

hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Việc làm này có thể thu hút các doanh nghiệp và cộng đồng người Việt thuê lại diện tích tại trung tâm để giới thiệu sản phẩm, bán hàng, giao dịch mua hàng của EU, tạo đầu mối, xúc tiến cho các doanh nghiệp trong nước triển khai quan hệ buôn bán với các bạn hàng EU.

Bộ Thương mại là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu. Để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường EU, vai trò của Bộ Thương mại cần được nâng cao hơn nữa. Cụ thể, Bộ Thương mại nên làm tốt công tác Dự báo và thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp và người sản xuất trong nước biết thị trường cần gì trong năm nay và trong một vài năm tới. Muốn thế, Bộ cần thông qua các đại diện thương mại của EU, hoặc khai thác hiệu quả đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ xuất nhập khẩu, am hiểu thị trường EU, đặc biệt là các thị trường mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn như Pháp, Đức, Anh, Italia, Thuỵ Điển, Hà Lan… Ví dụ như trong năm 1999, người Đức tiêu hết 12 tỷ USD tiền trái cây và rau quả nhập khẩu. Theo nhận xét của một số chuyên gia kinh tế, những trái cây nhiệt đới đặc trưng Việt Nam cũng ngày càng được ưa chuộng tại Đức. Vấn đề quan trọng là Việt Nam phải có công nghệ hiện đại bảo quản, chế biến những loại rau quả này.

Đàm phán, ký kết các văn bản pháp lý với các nước thành viên EU. Do th trường EU là thị trường cấp liên minh, nhưng từng quốc gia vẫn có quyền tự quyết riêng, nên Việt Nam không những phải đạt được các thoả thuận với Uỷ ban châu Âu, mà còn phải ký kết được những văn bản với các nước thành viên EU, để hưởng thêm những ưu đãi mà cấp liên minh không cấp cho. Giới thiệu cho các doanh nghiệp những nguồn thị trường hấp dẫn trong khối EU. Bộ Thương mại phải xây dựng mạng lưới tham tán thương mại ở các nước thành viên EU, từđó tạo một web site về thị trường EU để các doanh nghiệp có điều kiện cập nhật thông

tin thường xuyên. Ví dụ, một tỷ lệ lớn hàng hoá Việt Nam hàng năm xuất đi EU nhằm vào khu vực thị trường Pháp, Đức, Italia, Anh... Tuy nhiên, một số tham tán thương mại Việt Nam đã có ý kiến rằng trong vài năm gần đây, những nhà nhập khẩu của Thuỵ Điển, Luxembourg bắt đầu quan tâm đến hàng Việt Nam. Với Luxembourg, đây là thị trường nhỏ nhưng thu nhập bình quân đầu người lại cao nhất thế giới. Tiềm năng tiêu thụ của thị trường này rất lớn, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Bởi lẽ, Việt Nam có thể xin tối đa vốn ODA từ Luxembourg, tuy không nhiều nhưng điều kiện kèm theo lại khá dễ dàng. Chính phủ nên hỗ trợ kinh phí để bố trí Tham tán nông nghiệp tại một số thị trường quan trọng. Chính những cán bộ làm công tác này sẽ giúp đỡ trong việc đề xuất các giải pháp thị trường cho một số các mặt hàng (gạo, chè) khi thị trường truyền thống không ổn định. Chúng ta có thể thấy được sự bất ổn này đối với mặt hàng cà phê. Cuộc chiến Iraq đã ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế thế giới mà chúng ta là người phải chịu tác động gây bất lợi trực tiếp vì Iraq vốn vẫn là bạn hàng lớn của Việt nam. Điều đó cũng chứng tỏ rằng tìm kiếm bạn hàng ổn định luôn là vấn đề quan trọng trong kinh doanh, nhất là đối với các mặt hàng nông sản chúng ta có lợi thế.

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại hàng nông sản thông qua các

hoạt động hỗ trợ hội chợ, triển lãm và nghiên cứu thị trường nước ngoài. Tổ chức doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm tại các nước thành viên EU. Mỗi năm, EU tổ chức hàng nghìn hội chợ, triển lãm thương mại lớn nhỏ. Tuy nhiên, hội chợ, triển lãm hữu ích mà Bộ Thương mại nên hướng dẫn các doanh nghiệp Việt Nam tham gia là những hội chợ chuyên ngành, như Expo Hannover (thành phố

Hannover, CHLB Đức); hội chợ Paris; Europartenariat; Frankfurt. Bộ Thương mại đang cố gắng thực hiện nhưng đáng tiếc là các doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ, tiềm lực vốn rất yếu. Cho nên, Nhà nước cần có những dự án hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp.

Phát triển mạng lưới thông tin tới các địa phương cũng là một trong những giải pháp hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu quan trọng. Bộ

Thương mại phải giới thiệu cho doanh nghiệp Việt Nam biết rõ ràng về thị trường Châu Âu, từ hệ thống thuế quan phổ cập, các biện pháp phi hạn ngạch, thủ tục xuất nhập khẩu, tiêu chuẩn chất lượng, giá cả, nhất là các mặt hàng tương tự của các nước trên thị trường EU… và ngược lại thông tin cho khách hàng châu Âu về thị trường, chủng loại, mẫu mã, giá cả hàng hoá Việt Nam có thể xuất khẩu và cả nhu cầu nhập

khẩu. Cần huy động các đại diện thương mại tại EU và từng nước thuộc EU tham gia vào cuộc xúc tiến thương mại đa biên và song biên. Trong chừng mực nào đó, có thể giao cho các đại diện chỉ tiêu về xuất khẩu có tính chất hướng dẫn vào một thị trường nào đó của EU, và có chế độ khuyến khích vật chất nếu đem lại hiệu quả. Ngược lại, chắp mối quan hệ trực tiếp giữa cơ quan đại diện thương mại của EU, của từng nước thành viên với cơ quan quản lý, doanh nghiệp Việt Nam để giải toả nhanh một vài mối tắc và mở thêm cơ hội hợp tác.

Trong những năm tới, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nâng cao kim ngạch thương mại với EU, bởi Trung Quốc đã gia nhập WTO nên sẽ khai thác tối đa tiềm năng tiêu thụ của thị trường EU rộng lớn này. Do đó, để giảm thiểu khó khăn, Nhà nước cần tích cực tìm hiểu những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị

trường EU, chẳng hạn như thành lập thí điểm Quỹ xuất khẩu mậu dịch vào EU. Đây là loại hình tồn tại khá phổ biến trên thế giới nhưng đến nay chưa thấy xuất hiện ở Việt Nam. Quỹ này do doanh nghiệp tự nguyện đóng góp để góp phần thúc đẩy buôn bán hàng hoá trong nước và nước ngoài.

Nhà nước cần thành lập thí điểm Quỹ xuất khẩu mậu dịch vào thị trường EU tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá.Nhà nước không chỉ nên hỗ trợ về vốn mà còn hỗ trợ cả về kinh nghiệm và thông tin thị trường.

Phối hợp với các Bộ, Ngành chống buôn lậu hàng hoá nông lâm sản và vật từ nông nghiệp, nhất là hàng giả, hàng kém phẩm chất và hàng cấm sử dụng. Hợp tác với EU chống gian lận thương mại, giữ uy tín hàng hoá Việt Nam.

Hiện nay, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được bán sang thị trường EU thông qua hình thức Nhà nước chính sách thưởng hạn ngạch cho các doanh nghiệp xuất khẩu có kết quả kinh doanh tốt. Tuy nhiên, cơ chế này nảy sinh không ít tiêu cực, làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá và uy tín doanh nghiệp xuất khẩu trên thị trường EU. Do đó, Việt Nam nên sử dụng hiệu quả hạn ngạch mà EU cấp theo hướng tạo dựng một cơ chế cụ thể về đấu thầu hạn ngạch, theo đó các doanh nghiệp phải chứng minh ưu thế cạnh tranh thì mới có thể đạt được nhiều hạn ngạch. Chẳng những thế, trong tương lai, nước ta nên áp dụng cơ chế bán hạn ngạch, để các doanh nghiệp thực sự có nhu cầu xuất khẩu vào thị trường EU có thể mua hạn ngạch tuỳ theo mức độ cần thiết.

Tăng cường hợp tác với Uỷ ban châu Âu. EU thương lượng với các nước khác như một thực thể đồng nhất trong các vấn đề thương mại thế giới. Do đó, các doanh nghiệp làm ăn với EU tất nhiên phải tuân theo các quy tắc, hướng dẫn và chịu sự giám sát của Uỷ ban châu Âu (ECC). ECC là cơ quan kinh tế cấp liên minh, ban hành và củng cố các quy tắc cạnh tranh và cấu trúc tổ chức liên quan đến những hoạt động như sát nhập, chống độc quyền và đánh thuế. Thậm chí, ECC còn quyết định cả việc định giá, quảng cáo và các hoạt động khác.

Hoàn thiện chính sách thương mại theo hướng phù hợp với xu thế thương mại quốc tế. Hợp tác thương mại với EU có nghĩa là tham gia vào thị trường thế giới. Đểđảm bảo quyền lợi của bạn hàng, từđó hoà nhập vào xu thế tự do hoá thương mại, Việt Nam cần hoàn thiện chính sách thương mại cho phù hợp. Tiến hành thực hiện Hiệp định xác định giá trị hải quan theo quy định của GATT/WTO. Giá tính thuế nhập khẩu nên xác định trên cơ sở hợp đồng ngoại thương.

Về các biện pháp phi thuế quan, trong thời gian trước mắt, cần chuẩn bịđiều kiện để tiến tới thực hiện đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu và bán hạn ngạch nhập khẩu một cách công khai. Việc quy định các mặt hàng cấm nhập khẩu cần có cân nhắc cẩn thận, tránh gây ra các tác động tiêu cực như buôn lậu, trốn thuế. Việc tài trợ xuất khẩu cần xác định rõ mục đích, phương hướng và cơ chế bảo đảm, tránh tình trạng các doanh nghiệp ỷ lại, trì trệ và không cố gắng cải thiện tình hình, vươn ra thị trường thế giới. Xét về chuẩn mực quốc tế, biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất trong nước không được WTO chấp thuận. Vì vậy, về lâu dài chúng ta cần xem xét để có thể bãi bỏ các biện pháp này và tiến hành thuế hoá các biện pháp phi thuế quan phù hợp với quy định của WTO.

Về phía các địa phương: đề xuất với UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí, nhân

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt nam sang thị trường này” docx (Trang 51 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)