phục hồi ở mức thấp đã làm cho nhu cầu tôm ở thị trường Nhật Bản giảm đi. Đồng thời năm 2002 có sự chuyển biến lớn về vị trí các nước cung cấp tôm vào thị trường Nhật Bản. Lần đầu tiên, Ấn Độ giành vị trí đầu bảng của In-đô-nê-xi–a về cung cấp tôm vào Nhật Bản. Năm 2002, xuất khẩu tôm của Ấn Độ sang Nhật Bản tăng 6,6% so với năm 2000, lên tới 59.100 tấn. Trong năm 2001 và nửa đầu năm 2002 Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Ôx-trây-li-a là những nước có mức tăng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong khi một số nước khác lại đang giảm xuất khẩu sang thị trường này.
Mỹ là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn thứ 2 trên thế giới sau Nhật Bản với khối lượng nhập khẩu bình quân khoảng 1,5-1,7 triệu tấn/năm, trong đó tôm là mặt hàng lớn nhất chiếm khoảng 38% tổng khối lượng. Châu Á là khu vực cung cấp lớn nhất vào thị trường Mỹ, chiếm khoảng 53,8% tổng khối lượng, tiếp đến là Mỹ La
Tinh chiếm 23,7%.
“Mỹ lại nổi lên như một thị trường nhập khẩu cá rô phi trong vài năm gần
đây, tăng từ 3400 tấn năm 1992 lên đến 37.575 tấn năm 1999, đạt giá trị 82 triệu USD ”1. Tuy nhiên để có được sản lượng lớn trên thị trường buôn bán như vậy phải tính đến việc khai thác và nuôi cá rô phi. Như vậy, “tính cả sản lượng nuôi và khai thác,năm 1998 toàn thế giới đã sản xuất 1,5 triệu tấn cá rô phi. Chỉ riêng giá trị sản lượng cá rô phi nuôi năm 1998 cũng đạt 1,2 tỷ USD”.
Tại các nước EU, phần lớn nhu cầu thuỷ sản dựa vào nhập khẩu, trong đó nguồn cung cấp lớn nhất là từ châu Á với những sản phẩm truyền thống là tôm, các loại nhuyễn thể, cá ngừ đóng hộp, cá rút xương, mực ống, cá hộp…Các thị trường nhập khẩu lớn là Anh, Đức, Bỉ, Đan Mạch, Italia. Riêng ở Đức tiêu thụ hơn 80.000 tấn cá hồi mỗi năm. Đặc biệt I-ta-li-a, hàng năm “nhập khẩu 130.000 tấn mực và bạch tuộc, trong khi sản xuất trong nước chỉ đạt 30.000 tấn/năm” (bài vừa dẫn). Chính vì vậy mà nhập khẩu thuỷ sản ở I-ta-li-a tăng lên cũng vì khai thác tại chỗ
không đủđáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.