Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tron g2 năm gần nhất

Một phần của tài liệu Tài liệu BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ VẬN TẢI SAFI doc (Trang 32 - 36)

10.1. Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm gần nhất

Kết quả hoạt động kinh doanh

Bng 7: Kết quả họat động sản xuất kinh doanh Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 6/2007

% tăng (giảm) 2006

so với 2005

Tổng giá trị tài sản Doanh thu thuần

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận khác

Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức 185.336 63.184 12.428 (20) 15.044 11.714 18% 141.330 88.993 14.719 0 20.170 16.309 20% 152.148 33.446 4.772 0 4.772 4.104 - (23,7%) 40,8% 18,4% - 34,1% 39,2% 2%

Ngun: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2005, 2006 (hợp nhất) và báo cáo tài chính 6 tháng 2007 của SAFI

Nhìn chung, trong năm 2006 SAFI đã đạt nhiều gặt hái tốt đẹp so với tình hình phát triển hiện tại của ngành.

Dịch vụ vận tải đường không và đường biển: Trong năm 2006, do tình hình cạnh tranh tòan cầu ngày càng trở nên gay gắt giữa các nhà sản xuất lớn thông qua việc cắt giảm giá thành sản phẩm trong đó bao gồm chi phí vận chuyển, giao nhận đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận các dịch vụ của các Công ty cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải. So với năm 2005, doanh thu của dịch vụ đường biển tăng khoảng 3%, đường không tăng 17% và dịch vụ khai quan giao nhận tăng 60%. Hiện tại, SAFI đang được chỉđịnh làm hàng đi Bắc Âu và một số nước Đông Âu của khách hàng lớn Đan Mạch. Bên cạnh đó, các phòng vận tải đường biển đang từng bước kết hợp với các Đại lý mở thêm các tuyến hàng chung chủ đi trực tiếp các Cảng trong khu vực Châu Á như Jakata, Port Klang và sau đó sẽ tìm kiếm và phát triển thêm các tuyến Bắc Âu, Mỹ hoặc Trung Đông. Về dịch vụ vận tải đường không, hiện tại Doanh thu mảng này của SAFI đã hồi phục lại từ sau năm 2004 phải chia sẻ khách hàng Nhật cho Liên doanh YUSEN. Tính luôn năm 2006, SAFI là đại lý trong 3 năm liền đứng đầu của hai Hãng hàng không Vietnam Airline và Korea Airline và trong nhóm đầu của các Hãng hàng không bao gồm JL, OZ, BR, TG, CX.

Dịch vụ khai quan giao nhận và khai thác kho bãi: dịch vụ này tăng mạnh trong năm 2006, chủ yếu là do doanh thu của Chi nhánh Hà Nội đã được đẩy mạnh trong năm

này, dịch vụ di chuyển vật dụng gia đình tăng 50%. Chi Nhánh Đà Nẵng trong năm 2006 đã được các nhà thầu Dung Quất chỉđịnh cung cấp dịch vụ vận chuyển thiết bị Nhà máy về Việt Nam và cung cấp dịch vụ khai quan giao nhận cho khách hàng Nhật. Do vậy, đã đóng góp một phần đáng kể đối với mức tăng trưởng về doanh thu của dịch vụ này trong năm 2006.

Dịch vụ Đại lý cho các Hãng tàu và Dịch vụ môi giới tàu và hàng: trong năm 2006, mặc dù lượng tàu khan hiếm, không đáp ứng được nhu cầu thuê tàu của các Nhà xuất khẩu Việt Nam, Doanh thu của dịch vụ Đại lý tàu tăng khoảng 1% trên tòan quốc, riêng Hãng tàu DNA tăng 15% so với năm 2005, trong khi đó Hãng PDZ bị giảm doanh thu 37% vì cắt bớt một tuyến HPH-SIN. Hiện tại, Hãng tàu DNA đã chính thức sử dụng SAFI là Đại lý độc quyền tại Việt Nam. Xí nghiệp Hải Phong (SEA BREEZE) có doanh thu đạt xấp xỉ với doanh thu của năm 2005 mặc dù có gặp khó khăn trong kinh doanh do Hãng PDZ tạm ngưng dịch vụ tuyến SGN vô thời hạn.

Công ty Liên doanh COSFI trong năm 2006 có lãi sau thuế tăng 50% so với năm trước. Tàu Feeder của COSCO họat động hiệu quả, lượng container xuất thường xuyên vượt quá khả năng vận tải của tàu, do đó COSCO đang lên kế họach thay tàu lớn hơn đểđáp ứng phần nào nhu cầu hàng xuất tăng đều mỗi năm.

Công ty Liên doanh YUSEN trong năm 2006, lãi sau thuế tăng 125% so với năm trước do đã xác định đúng đắn chiến lược phát triển là tập trung vào địa bàn khu vực ở phía Bắc. YUSEN đang kế họach lấy chứng chỉ quản lý theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và tăng vốn điều lệ trong năm 2007.

10.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm báo cáo:

Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tình hình họat động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây bao gồm như sau:

a. Yếu tố vĩ mô:

Tình hình về kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đạt được mức tăng trưởng khá ấn tượng với chỉ số tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8,2% trong năm 2006, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng tăng 10,4%, ngành dịch vụ tăng 8,3%. Các hoạt động về thương mại, xuất khẩu của Việt Nam tăng 24% trong năm 2006, nhập khẩu tăng 22,5% so với năm 2005. Trong số 21 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu, chiếm tỷ trọng hơn 70% trong “rổ hàng hoá nhập khẩu”, chỉ có hai mặt hàng giảm là ô tô nguyên chiếc và nguyên phụ liệu dệt may, da, còn các mặt hàng còn lại đều tăng mạnh như: khối lượng nhập khẩu phân bón các loại tăng

48,6%; thép các loại tăng 44,4%; máy tính và linh kiện điện tử tăng 36,1%; hoá chất các loại tăng 38,3%; linh kiện xe máy CKD, IKD tăng 36,5%...Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2006 đạt khoảng 41% GDP, là mức cao nhất trong nhiều năm qua.

Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã không chỉ cố gắng tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi mà còn mở rộng mức tăng trưởng kinh tế tới toàn xã hội bằng cách đầu tư vào giáo dục, y tế, nước sinh hoạt, và điện ở các vùng nông thôn đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo.

b. Yếu tố về ngành

So với năm 2005, thị trường vận tải biển Việt Nam năm 2006 tăng cả số lượng lẫn giá vận chuyển. Lượng containers xuất /nhập năm 2006 là 3,4 triệu TEUS tăng 13% so với 2005, giá cước không tăng nhưng các hãng tàu đồng loạt tăng các phụ phí, do đó chi phí vận chuyển mà các nhà XNK phải trả tăng.

So với cùng kỳ năm 2006, lượng container xuất/nhập trong 06 tháng đầu năm 2007 tăng khoảng 8%, bên cạnh đó việc các hãng tàu bắt đầu thực hiện việc thu thêm phí THC làm giá vận tải biển tăng thêm.

Về vận tải đường hàng không, lượng hàng xuất năm 2006 đạt 86,7 ngàn tấn tăng 9% so với năm 2005. Lượng hàng xuất vào 06 tháng cuối năm 2007 sẽ tăng hơn so với 06 tháng đầu năm. Tuy nhiên giá vận tải đường hàng không tăng như giá vận tải biển.

c. Tình hình thị trường

Vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ vận tải, khai thác cảng biển và hàng không đang diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là khi Việt Nam đang từng bước thực hiện các cam kết song phương và đa phương về mở cửa thị trường giao nhận kho vận đối với EU. Trong năm 2005, một loạt các hãng vận tải lớn như Maersk-Sealand, NYK, P&O Nedlloyd đã được cấp phép thành lập các công ty 100% vốn nước ngòai hoặc công ty liên doanh kinh doanh các dịch vụ đại lý vận tải, giao nhận và logistics để khép kín dây chuyền vận tải, đồng thời tham gia chia sẽ thị trường và cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, sự ra đời ngày càng nhiều của các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân trong lĩnh vực giao nhận và đại lý hàng hải với những chính sách linh họat, sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận thấp, chi hoa hồng cao để lôi kéo và giữ khách hàng. Những yếu tố đó ảnh hưởng đáng kể đến tình hình doanh thu và lợi nhuận của Doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tài liệu BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ VẬN TẢI SAFI doc (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)