4. Đánh giá độ bền màu của vật liệu nhuộm
4.12. Kiểm tra độ bền màu với ánh sáng và thời tiết
Các mẫu thử được cắt với kích thước 1,1 × 1,5 cm rồi lại chia nhỏ thành năm phần bằng nhau 2,2 × 1,5 cm; mẫu sợi thì phải cuộn lên tấm bìa catông trắng có kích thước 2,2 × 1,5 cm. Trong năm phần mẫu sẽ giữ lại một phần trong bóng tối, còn lại bốn phần được dán lên mặt vải hoặc giấy cứng, các mẫu được cố định lên bảng ở trạng thái kéo căng. Các mẫu chuẩn màu xanh được đặt trong hòm gỗ có kính che giống như thí nghiệm trên. Bảng mẫu và hòm gỗ mẫu chuẩn được đặt ra ngoài trời, hướng về phía nam với góc nghiêng 45o. Các mẫu thử và mẫu chuẩn đã che được phơi sáng qua các ngày cho đến khi có sự
thay đổi màu ở mẫu chuẩn cấp 3. Khi đó lấy một băng mẫu thử cất đi, che tiếp 1/5 mẫu chuẩn và thí nghiệm tương tự cho đến khi đạt cấp 4, cấp 6. Khi này chỉ còn lại một mẫu
thử và 1/5 mẫu chuẩn lại phơi sáng tiếp tục cho đến khi sự phai màu ở mẫu chuẩn cấp 7
đạt sự tương phản tương đương cấp 4 trong bảng chuẩn màu ghi (so với màu ban đầu) thì thí nghiệm kết thúc. Ngay khi có sự phai màu ở cấp 3 mà mẫu thử đã phai màu đạt tới mức bằng hoặc hơn sự tương phản ở mẫu chuẩn thì không cần thí nghiệm tiếp.
Sau thí nghiệm, đánh giá kết quả giống như phần trên. Thông thường người ta tiến hành kiểm tra đồng thời độ bền màu với ánh sáng; với ánh sáng và thời tiết với cùng một bộ mẫu chuẩn. Có những thiết bị chuyên dụng để kiểm tra độ bền màu với ánh sáng, với ánh sáng và thời tiết cho kết quả nhanh và chính xác.