Phân bổ đều hàng hóa trên mặt sàn container: đây là một kỹ thuật rất

Một phần của tài liệu “thực trạng của đội tàu container Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của đội tàu container trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế.” (Trang 47 - 54)

II. Các dịch vụ vận tải container tại Việt Nam.

2.1.Phân bổ đều hàng hóa trên mặt sàn container: đây là một kỹ thuật rất

quan trọng, nhằm tránh hiện tượng quá nhiều hàng hóa được tập trung ở một điểm có thể khiến cho mặt sàn và các thanh dầm container chịu tải ở điểm đó

bị nứt gãy, cong vênh container. Ngoài ra, nếu không phân bổ đều hàng hóa trên mặt sàn container có thể gây mất cân bằng khi bốc dỡ và vận chuyển, làm cho container bị nghiêng, đổ hay lật úp gây thiệt hại cho hàng hóa, công cụ

vận tải và mất an toàn đối với con người. Riêng khi chất xếp hàng hóa nhiều

chủng loại vào container phải lưu ý xếp hàng nặng xuống dưới, hàng nhẹ lên

trên. Đối với những hàng hóa không xác định được trọng tâm, cần có các giá đỡ thích hợp và các tấm đệmlót để cố định vị trí.

2.2.Chèn, đệm và lót cho hàng hóa trong container: là việc không thể thiếu

xúc, va chạm gây hư hại cho nhau hoặc cho container. Thực hiện tốt việc chèn, đệm và lót cho hàng hóa vừa giúp đảm bảo an toàn cho hàng hóa vừa

tận dụng được các khoảng trống trong container, góp phần tăng lợi ích kinh

tế. Hiện nay, người ta sử dụng nhiều vật liệu chèn, đệm và độn lót khá đa

dạng như rơm rạ, tấm cót, tấm gỗ mỏng..song yêu cầu chung đều là phải sạch

sẽ và không tạo điều kiện cho côn trình sinh sôi gây hại cho hàng hóa.

2.3.Gia cố hàng hóa trong container:

Là biện pháp giúp hàng hóa không bị xê dịch va chạm nhau trong container khi được vận chuyển hay bốc xếp.

2.4.Tránh hiện tượng hàng hóa bị nóng, hấp hơi trong container.

Có thể nói đây là điều cần đặc biệt lưu ý khi chất xếp hàng hóa vào

container hàng hóa được chuyên chở trong container kín sẽ không có điều

kiện kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm bên trong. Hàng hóa có thể gặp phải hiện tượng hấp hơi trên bề mặt, đặc biệt đối với hàng hóa là máy móc bằng kim

loại. Để tránh được hiện tượng này, chủ yếu người ta sử dụng các vật liệu hút ẩm đặt trong container hoặc thực hiện thông gió trong điều kiện cho phép..

2.5.Giảm bớt các chấn động và áp lực đối với hàng hóa trong container: Bằng cách dùng các vật liệu mềm dẻo, có tính đàn hồi tốt như bọt xốp,

nệm bông trong chuyên chở và bốc dỡ hàng.

Ngoài ra, trong chuyên chở hàng khô đồng nhất, có bao bì, người ta thường đưa ra khái niệm tỷ trọng chất xếp hàng của container để làm cơ sở so

sánh, lựa chọn kiểu container thích hợp. Tỷ trọng chất xếp hàng của container là đại lượng biểu thị một đơn vị thể tích của hàng hóa chuyên chở(m3) chiếm bao nhiêu đơn vị trọng lượng của nó.

Trong đó:W(Weight) là trọng tải tối đa của container.

M(Measurement) là dung tích của container.

R(Ratio)là tỷ trọng chất xếp hàng của container.

Bảng 4: Khả năng chất xếp của một số loại container:

Loại container hàng khô Trọng tải tối đa Dung tích bên trong Tỷ trọng chất xếp Cỡ 20 feet 18,72 31,17 0,6 Cỡ 40 feet 27,58 67,64 0,407

Kiểu 20 feet (mái mở) 18,37 30,29 0,606

Kiểu 20 feet (mái bằng) 17,81 26,98 0,606

Nguồn: Nghiệp vụ vận chuyển container-NXB GTVT,1995

Như vây, tỷ trọng chất xếp hàng hóa của từng loại , từng kiểu container (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

là khác nhau, cũng có nghĩa là khả năng chất xếp hàng của từng loại, kiểu container là khác nhau. Do đó, đối với hàng nặng, có tỷ lệ chất xếp cao, sử

dụng container 20 feet sẽ có lợi hơn . Ngược lại, đối với hàng nhẹ có tỷ trọng

chất xếp thấp nên sử dụng container 40 feet. Nếu hàng hóa chuyên chở trong container đạt được tỷ trọng chất xếp hàng như trong bảng trên chứng tỏ toàn bộ dung tích bên trong container đã được sử dụng, có nghĩa là đạt được hiệu

3. Gom hàng

Đối với hoạt động của dịch vụ vận tải container tại Việt Nam, gom

hàng là dịch vụ được các công ty vận tải rất quan tâm khai thác. Đây là dịch

vụ thực sự cần thiết cho toàn bộ quá trình vận tải cũng như tận dụng được các

thế mạnh của mỗi công ty. Tại Việt Nam, quy trình gom hàng trong vận tải

container cũng được thực hiện theo thông lệ chung như sau:

 Người gom hàng nhận các lô hàng lẻ từ nhiều người gửi hàng tại

trạm giao nhận đóng gói hàng lẻ(CFS)

 Người gom hàng tiến hành tập hợp những lô hàng lẻ đó thành lô hàng nguyên, kiểm tra hải quan và đóng hàng vào container tại CFS.

 Người gom hàng gửi các container bằng đường biển, đường bộ

hoặc đường sắt cho đại lý của mình tại nơi đến.

 Đại lý của người gom hàng tại nơi đến tiến hành nhận các

container, dỡ hàng khỏi container và giao lại cho người nhận tại CFS của nơi đến.

Có thể nói, dịch vụ gom hàng trong vận tải container đã đem lại rất

nhiều lợi ích, cho cả người gửi hàng, người chuyên chở, người giao nhận và cho cả nền kinh tế Việt Nam nói chung. Cụ thể:

 Đối với người gửi hàng:

 Được người gom hàng chào mức tiền cước thấp hơn so với các hãng tàu.

 Được hưởng các dịch vụ vận tải door to door và dịch vụ phân phối

từ người gom hàng mà các hãng tàu không có

 Tiết kiệm được thời gian, chứng từ và chi phí do không phải giải

quyết các lô hàng lẻ.

 Tận dụng hết được khả năng chuyên chở do người gom hàng đã

đóng đầy các container .

 Đối với người giao nhận:

 Được hưởng chênh lệch giữa tổng tiền cước thu được ở những người gửi hàng lẻ và tiền cước phải trả cho người chuyên chở theo giá cước

hàng nguyên.

 Được hưởng một số ưu đãi về giá cước từ hãng tàu do có khối lượng hàng hóa lớn và thường xuyên để chuyên chở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Chứng từ:

Tùy theo hoạt động của từng công ty vận tải biển mà một hay nhiều

loại chứng từ được sử dụng trong vận tải container tại Việt Nam. Nhưng nhìn chung có một số loại chứng từ cơ bản như sau:

4.1.Vận đơn đường biển

Trong vận tải container, có hai loại vận đơn như sau:

 Vận đơn của người gom hàng(House B/L): loại vận đơn này thường được người gom hàng, trên danh nghĩa là người chuyên chở, ký phát cho người chủ hàng lẻ của mình. Trên vận đơn cũng có đầy đủ thông tin về người

gửi hàng, người nhận hàng. Người nhận hàng lẻ sẽ xuất trình vận đơn của người gom hàng cho đại diện hoặc đại lý của người gom hàng tại cảng đích để được nhận hàng. Người gửi hàng có thể dùng vận đơn nhà trong thanh toán

thanh toán khi trong tín dụng chứng từ có quy định cụ thể"vận đơn nhà được

chấp nhận"

Vận đơn của người chuyên chở(Master B/L):còn được gọi là vận đơn

của người vận tải thực tế. Cụ thể, người vận tải thực sau khi nhận container

hàng của người gom hàng sẽ ký phát vận đơn cho người gom hàng, theo cách gửi hàng nguyên container. Trên vận đơn, người gửi hàng là người gom hàng,

người nhận hàng là đại diện hoặc đại lý của người gom hàng tại cảng đích. Đối với một số hãng tàu Việt Nam như Gemartrans thì họ thường chỉ

phát hành Master B/L.

4.2.Giấy gửi hàng đường biển (Sea waybill )

Trong các hoạt động vận tải tại các công ty vận tải biển Việt Nam, ví

dụ như Gematrans, giấy gửi hàng đường biển chỉ được sử dụng trong vận

chuyển hàng nội địa. Vì các chuyến vận tải nội địa thường ngắn ngày, ít rủi ro

lại không vượt khỏi biên giới quốc gia nên không cần thiết phải sử dụng vận đơn đường biển, gây lãng phí về chi phí tài liệu giao dịch và kéo dài thời gian

nhận hàng của khách hàng.

4.3.Lệnh giao hàng(Delivery orders)

Về cơ bản, những loại chứng từ được sử dụng trong vận tải container

tại Việt Nam cũng có chức năng và vai trò như bản chất. Ví dụ khi nói về lệnh

giao hàng: khi chủ hàng nhận được tin về lô hàng đến, chủ hàng sẽ tới đại lý

của hãng tàu để nhận một lệnh giao hàng trên đó hãng tàu xác nhận việc giao

hàng. Trên lệnh giao hàng này sẽ có những thông tin cơ bản liên quan đến lô hàng như số container, khối lượng hàng, số thùng hàng.. chủ hàng phải có được lệnh giao hàng cùng với vận đơn bản gốc mới có thể nhận được hàng.

Dưới đây là mẫu lệnh giao hàng được sử dụng tại một công ty đại lý vận tải đang hoạt động tại Việt Nam:

Chi nhánh công ty cổ phần đạI lý vận tải SAFI

Sea & Air Freight International

Địa chỉ : 30 phố Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội. ã Tel. : (04) 762 5006 ã Fax : (04) 762 5007 ã E-mail : safi.han@fpt.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu “thực trạng của đội tàu container Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của đội tàu container trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế.” (Trang 47 - 54)