Theo một giáo sưđại học,
Chuối là một trái cây mang lại nhiều ích lợi nhất trong các loại trái cây. Chuối chứa ba thứđường (sucrose, fructose, glucose) phối hợp với chất sơ. Quả chuối đem lại năng lượng tức th́ và lâu dài. Một tài liệu nghiên
cứu cho thấy chỉ hai quả chuối là đủ cho một lần tập luyện 90 phút. Đó là nguyên nhân tại sao các nhà thể thao thường hay dùng chuối. Nhưng năng lượng đến từ chuối không phải là điều duy nhất mà người ta quan tâm. Chuối c̣òn chữa được nhiều thứ bệnh nữa.
-Bệnh căng thẳng: Theo một nghiên cứu gần đây giữa những người bị bệnh căng thẳng, rất nhiều người cảm thấy thư giăn sau khi ăn chuối. Điều đó xẩy ra là vì chuối có chất "trytophan", một loại "prôtêin" mà cơ thể sẽ chuyển sang dạng "serotonin", có tính chất làm cho người ta thư giăn, tăng cường sự hưng phấn, và thường làm cho người ta cảm thấy hạnh phúc. Ngoài ra, sinh tố B trong chuối sẽđiều ḥa lượng đường trong máu, làm cho ta khoan khoái hơn.
-Bệnh thiếu máu: Có nhiều chất sắt, chuối có thể kích thích tăng cường huyết cầu trong máu và giúp trị bệnh thiếu máu.
-Bệnh cao huyết áp: Loại trái cây nhiệt đới này lại rất cao trong "potassium" trong khi lại thấp chất muối, cho nên thành ra thuốc trị bện cao huyết áp rất tốt. Cơ quan quản trị Thực Phẩm và Thuốc Hoa Kỳđă cho phép kỹ nghệ chuối được chính thức loan báo điều này cho những người mắc bệnh cao máu.
-Sức mạnh Trí năo: 200 học sinh tại trường Twickenham (Middlesex) được thử nghiệm cho ăn chuối vào buổi sáng và buổi trưa để kích thích hoạt động năo bộ. Kết quả cho thấy chuối đă giúp học sinh tỉnh táo hơn.
-Bệnh táo bón: Giầu chất sơ, nên nếu cho chuối vào trong thực phẩm ăn kiêng có thể khôi phục lại hoạt động của ruột già, giúp vượt qua cơn bệnh táo bón mà không cần đến thuốc xổ.
-Nhức đầu, chóng mặt vì uống nhiều ruợu: Một trong những phương pháp trị cơn nhức đầu, chóng mặt vì ruợu là làm một ly kem chuối, sữa "xóc" (xay) và mật ong. Chuối sẽ làm cho dịu bao tử, và với sự trợ giúp của mật ong, sẽ tạo nên một lượng đường tan trong máu, trong khi sữa vừa làm dịu cơn đau vừa tái tạo nước trong cơ thể.
-Đau bao tử: Chuối có tác dụng chống acít một cách tự nhiên trong cơ thể, nên nếu bạn bị lên cơn
đau, cốăn thêm chuối để dịu đau.
-"Sốt ban sáng": Ăn chuối giữa các bữa ăn giúp lượng đường trong máu tăng lên, tránh được các cơn "sốt ban sáng" (khó chịu, bần thần vào buổi sáng).
-Muỗi cắn: Trước khi t́m thuốc bôi muỗi cắn, thử chà nhẹ phần trong của vỏ chuối vào chỗ muỗi cắn. Nhiều người t́m thấy công hiệu lạ lùng từ phần trong vỏ chuối này.
-Thần kinh yếu: Chuối có nhiều Sinh tố B nên có thể giúp tăng cường cho hệ thần kinh.
-Bệnh mập ph́ì tại sở làm: Khảo cứu tứ Viện Tâm Lư học tại Úc cho thấy rằng áp lực tại công việc thường dẫn tới sựăn nhiều nhất là Chôcôlate và bánh. Theo dõi hơn 5000 bệnh nhân ở bệnh viện, các chuyên gia thấy rằng đa số bị mập ph́ì vì sức ép của công việc. Khảo cứu cũng cho thấy rằng
để tránh việc quá lo lắng mà trở thành ăn nhiều, người ta phải kiểm soát độđường trong máu bằng cách ăn những thức ăn có nhiều chất carbohydrate (có nhiều trong chuối) mỗi hai giờđể cân bằng lượng đường trong máu.
-Loét bao tử: Chuối được dùng như là một thực phẩm ăn kiêng chống lại sự bất b́ình thường của cơ quan tiêu hóa vì chất sơ và sự mềm mại của chuối. Đó là một món ăn sống duy nhất có thểăn mà không gây căng thẳng cho các vết loét. Chuối cũng cân bằng sự tiết quá nhiều acid đồng thời làm giảm sự kích thích phía trong bao tử bằng một lớp bao lại.
-Kiểm soát nhiệt độ: Nhiều nền văn hóa cho rằng chuối là một loại trái cây có thể làm giảm bớt nhiệt độ và sự căng thẳng của người đang chuẩn bị làm mẹ. Ở Thái Lan, người ta cho người mang thai ăn nhiều chuối để giảm nhiệt độ của đứa nhỏ.
-Những căn bệnh về thời tiết thay đổi: Chuối có thể giảm những căn bệnh này bởi v́ chuối có chứa chất làm tăng cường khả năng tự chữa bệnh.
-Cai thuốc lá: Chuối có thể giúp người cai thuốc là. Sinh tố B 6, B 12 trong chuối cũng như chất potassium và magnesium giúp cho cơ thể hồi phục sau những phản ứng của sự thiếu nicotine. -Căng thẳng: Potassium là một sinh tố khoáng, giúp thăng bằng nhịp tim, gửi Oxygen lên óc và
điều hành lượng nước trong cơ thể. Khi chúng ta bị stress, độ metabolic tăng lên, làm giảm đi lượng potassium. Do đó, chất potassium trong chuối sẽ làm quân bằng lại sự thiếu thốn đó.
-Xuất huyết năo (Stroke): Theo nghiên cứu của tập san The New England Journal of Medicine, ăn nhiều chuối sẽ giảm được 40% số tử vong vì xuất huyết năo.
-Mụn cóc: Đắp vỏ chuối lên chỗ mụn cóc, rồi dán lại bằng băng keo trong một thời gian sẽ làm mất mụn cóc!
Vì những công hiệu trên, Cho nên, chuối là một thứ thuốc công hiệu cho nhiều loại bệnh. Nếu so sánh với táo, chuối có 4 lần protêin cao hơn, 2 lần carbohydrate, 3 lần phosphorus, 5 lần sinh tố A và sắt, 2 lần các sinh tố và khoáng khác. Chuối cũng giầu Potassium và là một trong những trái cây tốt nhất cho con người.
Vậy, ta có thể nói: Ăn một trái chuối một ngày, sẽ không cần thăm bác sĩ. (A Banana a day, keeps the doctor away!)
(Lời người dịch: Dù cho kết quả thế nào chăng nữa, chuối vừa rẻ vừa ngon, có lười đến mấy cũng chỉ cần giơ tay, bóc
một cái, là trái chuối hấp dẫn hiện ra liền, tại sao không ăn?)
Phỏng dịch CHU TẤT TIẾN
***************
KHỔ QUA
Xuất Xứ: Trấn Nam Bản Thảo.
Tên Khác: Cẩm lệ chi, Lại BồĐào (Cứu Mang Bản Thảo), Hồng cô nương (Quần Phương Phổ), Lương Qua (Quảng Châu Thực Vật Chí), Lại qua (Dân Gian Thường Dụng Thảo Dược Hối Biên), Hồng dương (Tuyền Châu Bản Thảo), Mướp đắng (Việt Nam).
Tên Khoa Học: Momordica charantia L.
Họ Khoa Học: Thuộc họ Bầu Bí (Cucurbitaceae).
Mô Tả: Dây leo bằng tua cuốn. Thân có cạnh. Lá mọc so le, dài 5-10cm, rộng 4-8cm, phiến lá chia làm 5-7 thuỳ, hình trứng, mép khía răng. Mặt dưới lá mầu nhạt hơn mặt trên, Gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, có cuống dài. Cánh hoa mầu vàng nhạt. Quả hình thoi, dài 8-15cm, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả chưa chín có mầu vàng xanh, khi chín mầu vàng hồng. Hạt dẹp, dài 13-15mm, rộng 7-8mm, trông gần giống hạt Bí ngô. Quanh hạt có màng đỏ bao quanh (giống như màng hạt Gấc).
Bộ Phận Dùng: Quả, hoa, rễ.
Dùng làm thuốc thường chọn quả mầu vàng lục. Nếu dùng hạt thì lấy ở những quả chín, phơi khô.
Thành phần hóa học:
+ Trong quả Khổ qua có Charantin, b-Sitosterrol-b-D- glucoside) và 5,25-Stigmastadien-3b-D-
glucoside (Trung Dược Đại TừĐiển).
+ Trong quả có tinh dầu rất thơm, Glucosid, Saponin và Alcaloid Momordicin. Còn có các
Vitamin B1, C, Caroten, Adenin, Betain, các enzym tiêu protein. Hạt chứa dầu và chất đắng (Từ
Điển Cây Thuốc Việt Nam).
+ Quả chứa Glycosit đắng là Momordicin, Vitamin B1, C, Adenin, Betain. Hạt có chất keo (Dược
Liệu Việt Nam).
Tác dụng Dược Lý:
+ Tác dụng hạđường huyết: Xác định lượng đường niệu của thỏ nuôi, sau đó cho uống nước cốt Khổ Qua, thấy đường huyết hạ rõ (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tiêm não thùy thể dưới da của chuột lớn để gây tăng đường huyết rồi cho uống nước cốt Khổ qua, thấy có tác dụng hạđường huyết (Trung Dược Đại Từ Điển).
Độc Tính:
Cho chuột có thai uống 6ml/Kg cơ thể có thể làm cho tử cung ra máu, sau đó ít giờ thì chết. Uống 6ml/kg cơ thể thì 80-90% sau 5-23 ngày thì chết.
Uống 15-40ml/kg cơ thể thì sau 6-18 giờ sẽ chết (Trung Dược Đại TừĐiển).
Tính vị:
+ Vịđắng, tính hàn, bình (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Vịđắng, tính hàn, không độc (Bản Thảo Cương Mục).
+ Để sống thì tính hàn, nấu chín thì tính ôn (Bản Kinh Phùng Nguyên). + Vịđắng, tính hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại TừĐiển). + Vịđắng, tính hàn (Trung Dược Đại TừĐiển).
Quy Kinh:
. Vào kinh Tâm, Tỳ và Vị (Trấn Nam Bản Thảo). . Vào kinh Tâm, Can, Phế (Bản Thảo Cứu Chân).
Tác Dụng:
+ Tả thực hỏa ở 6 kinh, thanh thử, ích khí, chỉ khát. Trịđơn hỏa độc khí, mụn nhọt kết độc (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Trừ nhiệt tà, giải lao, thanh tâm, minh mục (Sinh Sinh Biên). + Trừ nhiệt, giải phiền (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Còn sống thì trừ nhiệt, minh mục, thanh tâm. Nấu chín thì dưỡng huyết, tư can, nhuận tỳ, bổ
thận (Tùy Cức CưẨm Thực Phổ).
+ Trị phiền nhiệt, tiêu khát, phong nhiệt làm cho mắt đỏ, trúng thử, hạ lỵ (Tuyền Châu Bản Thảo). Liều Dùng: Sắc uống: 8-20g. Hoặc đốt tồn tính, uống.
Kiêng Kỵ: Người tỳ vị hư hàn, ăn Khổ qua sẽ bị thổ tả, bụng đau (Trấn Nam Bản Thảo).
Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
+ Trị mắt đau: Khổ qua, cắt ra, ăn, uống thêm nước sắc Đăng Tâm (Trấn Nam Bản Thảo). + Trị vị khí đau: Khổ qua, cắt, ăn (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Trị mụn nhọt: Khổ qua tươi, nghiền nát, đắp bên ngoài da (Tuyền Châu Bản Thảo).
+ Trị trúng thử phát sốt: Khổ qua sống 1 quả, khoét bỏ ruột. Cho trà (chè) vào, phơi trong râm cho khô. Mỗi lần dùng 8-12g sắc uống thay nước trà (Phúc Kiến Trung Thảo Dược).
+ Trị phiền nhiệt, miệng khô: Khổ qua bỏ ruột, thái ra, sắc uống (Phúc Kiến Trung Thảo Dược). + Trị lỵ: Khổ qua tươi nghiền nát, ép lấy 1 bát nước cốt uống (Phúc Kiến Trung Thảo Dược). + Trị rôm sẩy: Lá Khổ qua tươi, nấu lấy nước tắm, ngày 3-4 lần (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
+ Trịđinh độc đau chịu không nổi: Lá Khổ qua, thái nhỏ. Mỗi lần dùng 10g, uống với rượu nhạt. Ngày 2-3 lần. Có thể dùng rễ Khổ qua nghiền nát, hòa với mật, bôi (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương
**************