ĐẬU NÀNH CÓ TÁC DỤNG CHỐNG UNG THƯ KHÔNG?

Một phần của tài liệu EBOOK - CÂY CỎ VÀ THUỐC NAM (Trang 69 - 79)

- Tác Dụng Dược Lý:

Đậu nành và cholesterol

ĐẬU NÀNH CÓ TÁC DỤNG CHỐNG UNG THƯ KHÔNG?

Nhiều cuộc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật cho thấy Genistein trong đậu nành có thể có tác dụng như một chất chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách giảm sự tổn thương tế bào và chất ức chế Protease Bowman-Birk trong Protein đậu nành cũng có thểức chế sự khởi phát ung thư. Chất Daidzein trong Protein đậu nành, nếu được sử dụng với liều cao sẽ

có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, để phá hủy những chất có hại cho cơ thể, do đó có tác

động lên việc giảm nguy cơ bị ung thư.

Tác động lên việc đáp ứng với Stress

Mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta đều có một tuổi thọ nhất định. Khi cơ thể bị Stress, những tế bào liên quan có khả năng tạo ra những chất đặc hiệu, có tác dụng bảo vệ chúng thoát khỏi sự kiểm soát của sự lão hóa, và sự chết đi của tế bào. Chất Genistein trong đậu nành đã giúp tạo ra các đáp

ứng với Stress kiểu này trong tế bào.

Tác động chống phát triển mạch máu

Các bướu cần có sự cung cấp máu tốt để phát triển và có thể di căn khắp cơ thể. Nếu thiếu sự tân sinh mạch máu thì các bướu sẽ teo lại. Chất Genistein trong đậu nành có thểức chế cả sự tân sinh mạch máu và những tế bào nội mô mạch máu.

Để kết luận, ung thư là một bệnh lý phức tạp, gồm nhiều giai đoạn xảy ra trước khi một khối bướu có thể phát triển và lan rộng. Ngày càng có nhiều nghiên cứu tìm xem bằng cách nào mà đậu nành và những Isoflavones, hoặc những thành phần nào khác của đậu nành có thể can thiệp vào các giai

đoạn này, làm ngăn ngừa và giới hạn sự phát triển của ung thư. Qua nghiên cứu, người ta thấy Genistein có thể có tác động lên cả tế bào ung thư vú phụ thuộc nội tiết cũng như các tế bào ung thư không phụ thuộc nội tiết.

TÁC ĐỘNG LÊN HỆ XƯƠNG

Tình trạng loãng xương ở phụ nữ gấp 4 lần đàn ông, do liên quan đến nồng độ Estrogen trong máu giảm xuống sau khi hết kinh nguyệt, do kiêng ăn uống để giữ dáng cho đẹp, nên dễđưa đến gãy xương và tàn phế. Một trong những phương pháp được chấp nhận để giảm nguy cơ loãng xương ở

phụ nữ mãn kinh là dùng Estrogen thay thế, nhưng phương pháp dùng nội tiết thay thế này đòi hỏi phải được khám xét sức khỏe kỹ lưỡng, bởi vì không phải ai, không phải với tình trạng sức khỏe nào cũng sử dụng nội tiết được. Do đó sự quan tâm lớn là tìm ra một phương pháp khác để duy trì sức khỏe của xương cho đại đa số phụ nữ mãn kinh.

Xương muốn chắc khỏe phải nhờ Calcium, nhưng điều quan trọng không phải là lượng Calcium

đưa vào cơ thể, mà là cơ thể có giữđược Calcium lại đủđể làm cho xương chắc khỏe không? Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng những phụ nữ dùng nhiều đạm động vật sẽ gây mất Calcium qua

nước tiểu, do đó sẽ có nguy cơ gãy xương nhiều hơn là những phụ nữ dùng Protein thực vật. Nghiên cứu cho thấy rằng dùng Protein đậu nành, đặc biệt là Isoflavones có thể có tác động tốt lên

đậm độ khoáng trong xương ở những phụ nữ mãn kinh mà không dùng Ostrogen thay thế. Khi tuổi thọ phụ nữ ngày càng cao thì 1/3 thời gian sống là nằm trong tuổi mãn kinh, nên vấn đề bảo vệ đậm độ khoáng cho xương là rất quan trọng, tránh được tình trạng loãng xương, đưa đến giảm tỷ

lệ gãy xương.

ĐẬU NÀNH VÀ NHỮNG TRIỆU CHỨNG MÃN KINH

Trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ thường hay than phiền về những triệu chứng khó chịu như: đau nhức, cứng khớp, mệt mỏi, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, nóng bừng mặt, đổ mồ hôi ban đêm, lạnh, bứt rứt khó chịu, rối loạn tiêu hóa...

Qua so sánh triệu chứng thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ 3 nước Nhật, Mỹ và Canada, người ta thấy rằng phụ nữ Nhật có tỉ lệ các triệu chứng khó chịu thấp nhất. Phải chăng do ở Nhật, đậu nành là thức ăn được dùng phổ biến?

Nghiên cứu cho thấy rằng dùng Protein đậu nành có Isoflavones 2 lần/ngày sẽ cải thiện các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.

Dùng đậu nành có Isoflavones hoặc Casein sẽ làm giảm tỉ lệ triệu chứng đỏ bừng mặt ở phụ nữ

mãn kinh.

Tóm lại: Hiệu quả của đậu nành trên các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh bước đầu cho thấy kết quả tốt. Tuổi thọ phụ nữ ngày càng tăng (65 tuổi vào năm 1940, tăng lên 79,1 tuổi vào năm 1996) thì làm sao để sống khỏe mạnh, giảm bớt được nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư và các triệu chứng thời kỳ mãn kinh là vấn đề quan trọng. Việc sử dụng đậu nành trong khẩu phần ăn của phụ nữ Á

Đông từ hàng ngàn năm nay rõ ràng đã không thấy có một tác hại nào, nếu chưa muốn nói là cơ

hội có lợi: Vì vậy khuyến khích dùng đậu nành trong khẩu phần ăn hàng ngày là hoàn toàn nên làm.

BS. Bùi Thanh Vân

************************************ Phụ nữ có thai không nên ăn đậu nành Thu Thủy (theo EurekAlert)

Đó là khuyến cáo mà các nhà khoa học Mỹ vừa đưa ra, sau khi nhận thấy rằng, chếđộăn giàu đậu nành ở chuột mang thai có thể dẫn tới những thay đổi lâu dài trong sự phát triển giới tính của thế

hệ sau. Cụ thể là chuột đực con sẽ có tuyến tiền liệt to hơn và tinh hoàn nhỏ hơn.

Trong thử nghiệm của mình, các nhà khoa học tại Trường Y công cộng Johns Hopkins Bloomberg (bang Maryland) cho những con chuột mang bầu dùng chếđộăn chứa nhiều genistein - hoóc môn thực vật chính có trong đậu nành. Họ nhận thấy có những biến đổi rõ rệt ở cơ quan sinh dục của chuột đực con: tuyến tiền liệt và tinh hoàn bị thay đổi kích thước, khả năng xuất tinh bị mất tuy số

lượng tinh trùng vẫn bình thường. Cắt genistein khỏi khẩu phần ăn của chuột đực cũng không làm thay đổi được tình hình. Điều này chứng tỏ, những biến đổi nói trên chỉ liên quan tới việc tiếp xúc với hàm lượng lớn hoóc môn trong thời kỳ bào thai và bú mẹ.

Theo các nhà nghiên cứu, những hậu quả trầm trọng này không hềđược ghi nhận ở phụ nữăn chay và phụ nữ châu Á (nơi đậu nành đóng vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn). Tuy nhiên, cũng có một nghiên cứu cho rằng, các bà bầu ăn chay thường hay sinh con bị dị tật lỗ tiểu. Nhóm tác giả khuyến cáo, mặc dù còn cần thêm nhiều nghiên cứu mới, nhưng trước mắt các thai phụ vẫn không nên dùng đậu nành.

Các hóa chất kiểu oestrogen tổng hợp có trong mỹ phẩm, đồ nhựa và thuốc viên tránh thai đã bị

kết tội làm thay đổi giới tính của cá sống ở những khúc sông bị ô nhiễm và làm giảm số lượng tinh trùng ở nam giới. Người ta cũng lo ngại rằng, hoóc môn tương tựở thực vật là phytoestrogen có thể gây hại cho con người.

Genistein có trong đậu nành chính là một loại phytoestrogen. Hàm lượng lớn chất này được tìm thấy ở một số sữa bột dành cho trẻ nhỏ làm từđậu nành và các thuốc dùng trong liệu pháp hoóc môn thay thế. Tuần vừa rồi, một ban cố vấn khoa học của Anh đã cảnh báo về nguy cơđối với sức khỏe của sữa công thức (sữa bột) từđậu nành. ****************************** Đậu nành và sức khỏe: đâu là thực và đâu là giả Nguyễn Văn Tuấn

Ở các nước Tây phương trong thời gian vài mươi năm trở lại đây, trong chiều hướng tìm kiếm một chiến lược giảm thiểu những bệnh như ung thư, tim mạch, tiểu đường, v.v… giới chức y tế thường kêu gọi công chúng nên giảm lượng tiêu thụ chất đạm động vật, và thay vào đó là dùng những thực phẩm được chế biến từ nguồn thực vật như rau củ hay cây trái. Một thiểu sốđã thay thế hẳn chất đạm động vật bằng chất đạm thực vật trong bữa ăn, và họ thường được gọi là “những người

ăn chay” (tuy nhiên cách ăn chay của họ không hoàn toàn đồng nghĩa với ăn chay của các tu sĩ

Phật giáo). Một trong những thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn chay là đậu nành hay các thức ăn được chế biến từđậu nành. Đối với những người này, họđến với rau cải và trái cây vì họ tin rằng đây là một nguồn thực phẩm an toàn và bổ dưỡng nhất.

Nhưng ngược lại cũng có người, trong đó có một số làm việc trong ngành y tế, chất vấn khuynh hướng này, vì theo họ chưa có bằng chứng gì cho thấy đậu nành có tác dụng tích cực đến sức khỏe con người. Nhiều khi cuộc tranh luận xảy ra trên các diễn đàn khoa học trong một không khí “nóng”, và một sự phân chia ý thức hệ rất rõ ràng: một bên ủng hộ, một bên chống. Trong một cuộc hội thảo ở San Francisco vào năm 1998 mà người viết bài này có tham dự, sau khi một đồng nghiệp- diễn giả từ Mayo Clinic thuyết trình về lợi và hại của đậu nành, một loạt ý kiến cực kì ồn ào được đưa ra mà ngay cả hai vị chủ tọa cũng không điều khiển được cuộc thảo luận!

Ngay cả trong cộng đồng người Việt, một cuộc tranh cãi như thế cũng xảy ra, nhưng hình như với tính cách niềm tin cá nhân, tình cảm và cảm tính hơn là khoa học. Người thì tin rằng đậu nành là “một nguồn dinh dưỡng tuyệt hảo”, nhưng cũng có người cho rằng dùng đậu nành có thể có hại

đến sức khỏe. Nhưng cả hai bên đều ít hay không dẫn chứng những tài liệu khoa học, mà chỉ dựa vào một số thông tin từ internet và ý kiến của một vài vị bác sĩ trong cộng đồng. Thực ra, đứng trên phương diện biện chứng, tất cả các ý kiến cá nhân của các chuyên viên, dù là chuyên viên hàng đầu trong ngành, có giá trị khoa học rất thấp. Mặt khác, người ta có thể tìm trên internet những thông tin đểủng hộ hay bác bỏ một quan điểm vềảnh hưởng của đậu nành rất dễ dàng, vì hiện nay có hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng ngàn, các trang nhà trên liên mạng viết vềđậu

nành. Thế nhưng, không phải thông tin nào trên liên mạng cũng đều có giá trị và độ tin cậy như

nhau, vì không có ai hay có cơ chế gì để kiểm tra các thông tin này trước khi chúng được công bố.

Thực ra, đậu nành chỉ là một trong nhiều loại thực phẩm hàm chứa kích thích tố nữ estrogen. Gọi là “kích thích tố nữ” vì estrogen là một yếu tố hóa học chi phối đến sự phát triển sinh dục trong phụ nữ. Một trong những chức năng chính của estrogen là giúp cho các cơ quan sinh dục tăng trưởng, và làm phát triển các đặc tính nữ (như vú chẳng hạn). Trong thời kì còn khả năng sinh sản, estrogen là một kích thích tố quan trọng đóng vai trò điều hòa các hoạt động sinh học của cơ thể, kể cả sinh hoạt tình dục. Nhưng sau thời kì mãn kinh (tuổi mãn kinh trung bình ở người da trắng là 49-51 tuổi), buồng trứng không còn sản xuất estrogen nữa, và gây ra một loạt thay đổi tâm sinh lí trong người phụ nữ, và dẫn đến một số bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường và loãng xương.

Hiện nay, một trong những phương án điều trị và phòng ngừa bệnh tật trong các phụ nữ sau thời mãn kinh là thay thế kích thích tố (hay còn gọi là HRT, hormone replacement therapy). Tuy nhiên, vài năm gần đây, kết quả của một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy HRT có thể làm tăng nguy cơ

bị ung thư vú trong các phụ nữ có tuổi. Và vấn đềđược đặt ra là phải đi tìm một phương án chữa trị vừa an toàn vừa hữu hiệu hơn HRT. Phytoestrogen được xem là một trong những phương án

đó. Vậy phytoestrogen là gì? Tác dụng và tác hại của nó ra sao? Bài viết này có một mục đích khiêm tốn là trả lời hai câu hỏi trên, bằng cách điểm qua một số kết quả nghiên cứu liên quan đến

đậu nành nói riêng [và phytoestrogen nói chung] và sức khỏe con người đã được công bố trên các tập san y sinh học trên thế giới. Những thông tin này đều được giới nghiên cứu y khoa duyệt qua trước khi công bố, do đó, dù không tuyệt đối, nhưng là những bằng chứng khoa học có độ tin cậy cao hơn nhiều so với những thông tin trên internet [không phải từ những tập san Y-sinh học, các tổ

chức có thẩm quyền] hay ý kiến cá nhân.

Nói một cách ngắn gọn, phytoestrogen là những hợp chất estrogen (kích thích tố nữ) được tìm thấy trong thực vật [1]. Có ba nhóm phytoestrogen chính: isoflavones, coumestans, và lignans. Tất cả ba nhóm phytoestrogen này có cấu trúc hóa học rất giống với estrogen và anti-estrogen [2]. Vai trò của phytoestrogen trong thực vật chưa được xác định một cách rõ ràng, nhưng có bằng chứng cho thấy hợp chất này có chức năng chống nấm [3] hay nhuộm cây [4]. Có giả thuyết cho rằng phytoestrogen còn là một bộ phận phòng thủ của cây trong quá trình tiến hóa.

Năm 1954, người ta phát hiện có 53 loại cây cỏ có chứa estrogen [5], nhưng sau này con sốđược tăng lên hơn 300 cây cỏ [6]. Isoflavones và counestans được ghi nhận là những hợp chất phổ

thông nhất.

Bảng sau đây là ước lượng hàm lượng của phytoestrogen trong một số thực phẩm thông thường

được tính ra trên đơn vị tách (một tách đo lường – metric cup có thể tích chuẩn là 250ml): Thực phẩm Hàm lượng phytoestrogen Miso 120mg Đậu nành, đỗ tương (soybeans) 80mg Bột đậu nành (soyflour) 100mg Tempeh 80mg Đậu khuôn (Tofu) 80mg Sữa đậu nành (soy milk) 40mg Đậu hũ (Tofu yoghurt) 16mg/100g

Mì đậu nành khô (soy noodles) 8,5mg/100g

Các triệu chứng sau thời kỳ mãn kinh.

Nhưđề cập trên, đối với phụ nữ sau thời kì mãn kinh, cơ thể không còn sản xuất kích thích tố

estrogen, và dẫn đến một loạt thay đổi quan trọng về tâm sinh lí. Một số trong những triệu chứng sinh lí là nóng bừng (thường gọi là “hot flush”), khô âm hộ, viêm âm đạo. Nhưng cường độ mà phụ nữ kinh qua những triệu chứng này có thể tùy thuộc vào yếu tố văn hóa. Chẳng hạn như phụ

nữ Nhật Bản ít bị những triệu chứng nóng bừng so với phụ nữ Canada. Chỉ có 4% phụ nữ Nhật Bản dùng HRT [để chế ngự các triệu chứng trên], so với 30% trong các phụ nữ người Mĩ [7]. Sự

khác biệt này có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng có người cho rằng phytoestrogen là một nguyên nhân chính có thể giải thích tại sao phụ nữ Nhật Bản ít bị chứng nóng bừng hơn, và do đó ít cần

đến, phụ nữ người Mĩ.

Trong một nghiên cứu trên 58 phụ nữ sau thời kì mãn kinh, với tối thiểu là 14 cơn nóng bừng hàng tuần; qua 12 tuần theo dõi, tỉ lệ nóng bừng trong các phụ nữđược điều trị bằng bột đậu nành (phytoestrogen) (45 gram) giảm 40% so với phụ nữ không được điều trị là 25%. Tuy nhiên, mức

độ khác biệt này không được xem là có ý nghĩa thống kê (tức có thể là do các yếu tố ngẫu nhiên, chứ không phải tác dụng của phytoestrogen) [8].

Loãng xương

Đối với các phụ nữ sau thời kì mãn kinh, tình trạng suy giảm estrogen dẫn đến tình trạng mất chất xương. Tính trung bình tỉ lệ bị mất chất xương khoảng 1% mỗi năm. Nhưng trong thời kì tiền mãn kinh, tỉ lệ này có thể cao đến 5 hay 10% mỗi năm. Giảm chất xương có thể dẫn đến dễ gãy xương hơn bình thường nếu bị té hay tai nạn. Do đó, một trong những mục tiêu quan trọng của việc chữa trị bệnh loãng xương là duy trì chất xương sao cho không giảm trong thời kì sau mãn kinh. HRT là một loại thuốc có khả năng làm giảm tỉ lệ mất chất xương và phòng chống gãy xương trong phụ

nữ sau thời kì mãn kinh. Tuy nhiên, vì dùng HRT lâu năm có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư vú (và có thể cả bệnh tim mạch). Từđó, một trong những hướng nghiên cứu mới là tìm một phương cách điều trị khác an toàn hơn, vừa giảm nguy cơ gãy xương lại vừa không làm tăng nguy cơ ung thư vú hay các phản ứng phụ.

Phytoestrogen có thể ngăn ngừa tình trạng mất chất xương trong các phụ nữ sau thời kì mãn kinh.

Một phần của tài liệu EBOOK - CÂY CỎ VÀ THUỐC NAM (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)