Bài thuốc từ đu đủ

Một phần của tài liệu EBOOK - CÂY CỎ VÀ THUỐC NAM (Trang 58 - 59)

- Tác Dụng Dược Lý:

7 bài thuốc từ đu đủ

Nếu bạn bị chứng ít ngủ, hay hồi hộp, hãy lấy đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100 g; xay trong nước dừa non nạo. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.

Trong 100g đu đủ có 74-80 mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.

Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét.

Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ

thể.

Người ta còn dùng nhiều bộ phận của cây đu đủđể làm thức ăn và làm thuốc. Đu đủ xanh hầm với mọi loại thịt động vật đều làm cho thịt mềm. Ở nước ta, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường ăn chân giò hầm với đu đủ xanh để có nhiều sữa.

Dân gian dùng hạt đu đủđực chữa hen phế quản bằng cách chưng hoặc hấp cơm cho trẻ uống. Có công trình nghiên cứu còn cho rằng hạt đu đủ có thể chữa bệnh tim...

ỞẤn Độ, Xrilanca và Mailaysia, người ta dùng lá, hạt và quảđu đủ xanh để phá thai. Các công trình nghiên cứu cho thấy tác dụng ngừa thai có được là do chất nhựa papain, có nhiều trong quả

xanh, lá, hạt đu đủ. Quảđu đủđã chín ít nhựa thì không còn tác dụng đó nữa. Gần đây, một số nhà khoa học cho rằng, tác dụng trên là do nhựa đu đủđã phá hủy progesterol là trợ thai tố. Khi vào cơ

thể, tác dụng của nhựa sẽ tăng mạnh 25 lần so với khi ở ngoài.

Một số bài thuốc:

- Chữa gai cột sốngg: Hạt đu đủđem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi

đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉđắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần,

liên tục trong 20-30 ngày.

- Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 hôm.

- Viêm dạ dày mãn tính: Đu đủ, táo tây, mía mỗi thứ 30 g sắc uống

- Ho do phế hư: Đu đủ 100 g, đường phèn 20 g hầm ăn.

- Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30 g, khoai mài 15 g, sơn tra 6 g, nấu cháo. - Đau lưng mỏi ggối: Đu đủ 30 g, ngưu tất 15 g, kỷ tử 10 g, cam thảo 3 g sắc uống.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Một phần của tài liệu EBOOK - CÂY CỎ VÀ THUỐC NAM (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)