Cháo lá sen món ăn mát, bổ & phòng chống béo phì

Một phần của tài liệu EBOOK - CÂY CỎ VÀ THUỐC NAM (Trang 40 - 42)

Cháo lá sen

Ngoài các loại cháo thanh nhiệt hết sức dân dã và thông dụng như cháo

đậu xanh, cháo đậu đen, cháo hến, cháo trai… có một loại cháo khá đặc biệt nhưng còn ít người biết đến, đó là cháo lá sen. Vậy món cháo này

được nấu như thế nào? Công dụng của nó ra sao? Xin được giới thiệu cụ

thể với bạn đọc như sau:

Nguyên liệu

Lá sen tươi 1 tàu, gạo tẻ 100g, đường trắng vừa đủ, cũng có thể gia thêm

đậu xanh để tăng sức thanh nhiệt giải độc. Nếu không có lá sen tươi có thể dùng lá sen khô cũng được nhưng trước khi dùng phải ngâm nước cho mềm.

Cách chế

Lá sen rửa sạch, thái vụn, sắc kỹ lấy nước bỏ bã rồi cho gạo vào nấu nhừ thành cháo, chế thêm

đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày. Cũng có thể cho gạo vào nồi nấu thành cháo trước, sau đó dùng lá sen đã cắt bỏ cuống và viền quanh đậy lên trên mặt cháo, tiếp tục đun cho đến khi mùi thơm của lá sen thấm đượm vào cháo là được. Hoặc đơn giản dùng lá sen rửa sạch chần qua nước sôi, lót dưới đáy nồi rồi đổ cháo đang sôi lên trên, đậy kín vung trong 5 phút, sau đó bỏ lá sen ra, chế thêm đường là được. Nếu có thêm đậu xanh thì ninh đậu trước. Khi chín, cho gạo và lá sen vào nấu thành cháo loãng, chế thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng

Cháo lá sen có công dụng thanh nhiệt giải thử, kiện não sinh tân dịch, hạ huyết áp và hạ mỡ máu, là món ăn mát bổ rất thích hợp trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Đặc biệt tốt với những người béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipid máu (tăng cholesterol, triglycerid, lipoprotein có tỷ trọng thấp và Apoprotein B; giảm Lipoprotein có tỷ trọng cao và Apoprotein A), người bị viêm đường tiết niệu, rối loạn tiêu hóa do thấp nhiệt, phù thũng, một số chứng xuất huyết như chảy máu cam, băng huyết, lậu huyết, hoa mắt chóng mặt sau khi sinh con…

Cơ sở dược lý

Theo dược lý học hiện đại, lá sen có chứa chất như Roemerine, Nuciferine, Nornuciferine, D-N- Methylcoclaurine, Anonaie, Liriodenine, Isoquercitrin, Gluconic acid… Trên mô hình thực nghiệm chuột gây tăng cholesterol rõ rệt. Nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy dịch chiết lá sen cũng có thể điều trị hội chứng rối loạn Lipid máu khi dùng liên tục 3 đợt, mỗi đợt 20 ngày, đạt hiệu quả 91,3%. Với những người béo phì, mỗi ngày hãm uống 9g lá sen thay trà liên tục trong 3 tháng có tác dụng giảm béo khá tốt.

Theo y học cổ truyền, lá sen vị đắng, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, chỉ khát sinh tân, thăng phát thanh dương và cầm máu; thường được dùng để chữa các chứng đi lỏng do thử

thấp, chóng mặt, phù thũng, nôn ra máu, chảy máu cam, băng lậu huyết, đại tiện ra máu, chóng mặt sau khi sinh con… Kinh nghiệm dùng lá sen hãm uống thay trà hoặc uống tro lá sen để phòng

chống béo phì, làm cho thân hình thon thả, gọn đẹp đã được người xưa biết đến từ rất lâu và ghi lại trong các y thư cổ như Bản thảo bị yếu, Bản thảo cương mục, Trấn nam bản thảo, Nhật dụng bản thảo…

Như vậy có thể thấy, tuy rất đơn giản trong cấu trúc, giản dị trong cách chế biến, cách dùng, nhưng món cháo lá sen lại rất có ý nghĩa trong những ngày thời tiết nóng bức. Nó cũng có vị trí khá đặc biệt đối với cuộc sống hiện đại khi người ta do ăn quá nhiều đồ bổ béo và lười vận động thể lực, đang lo sợ trước căn bệnh béo phì và tình trạng rối loạn lipid máu, một hội chứng có tính nền tảng để tạo nên các căn bệnh tim mạch đáng sợ như thiểu năng mạch vành, nhồi máu cơ tim, rối loạn tuần hoàn não… Tác giả : ThS. HOÀNG KHÁNH TOÀN ********* V thuc t cây khế

Để làm thuốc, người ta chỉ dùng cây khế chua. Tất cả các bộ phận của cây khế, kể cả cây tầm gửi sống ký sinh trên đó đều được dùng chữa bệnh.

- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây khế. Cạo hết lớp vỏ xanh và rêu mốc bên ngoài, rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, lấy 20g phối hợp với vỏ rễđơn châu chấu 8-12g, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa viêm họng, viêm amidan, ho lâu ngày; phối hợp với vỏ quít lâu năm để

chữa ho gà.

- Lá khế 20g, rửa sạch, nấu nước uống ngày hai lần, mỗi lần nửa bát con, chữa ho suyễn ở trẻ em. Lá khế tươi 20g, giã với lá chanh 10g, thêm nước, gạn uống, chữa cảm nắng. Lá khế dùng riêng hoặc phối hợp với lá muồng truổng, mỗi thứ 20g, giã nát, gói vào vải sạch, xát đều chữa lở sơn. Có thể kết hợp uống nước sắc vỏ núc nác. Lá khế, lá chổi xuể, lá long não và lá thông, để tươi, nấu nước tắm chữa lở loét. Để chữa ngộđộc nấm, rắn cắn, lấy lá khế, lá hoặc quảđậu ván đỏ, mỗi thứ

20g, lá lốt 10g, dùng tươi, giã nát, hòa với 200ml nước sôi để nguội, chắt lấy nước uống làm một lần. Có thể dùng lá khô (liều lượng bằng 1/2 hoặc 1/3 liều lá tươi) sao qua cho thơm, sắc uống, thêm đường cho thật ngọt. Nếu mới bị ngộđộc, chỉ uống 2-3 lần là khỏi.

Trong thời gian có dịch sốt xuất huyết, hằng ngày uống nước sắc lá khế 16g, lá dâu 12g, lá tre 12g, sắn dây 12g, mã đề 8g, sinh địa 8g, có tác dụng phòng bệnh.

- Hoa khếđược dùng với tác dụng thanh nhiệt sát khuẩn, giảm ho. Chữa đậu, sởi: Hoa khế 16g, rễ

cây canh châu 16g, thái nhỏ, sao vàng sắc uống làm hai lần trong ngày. Chữa ho khan, ho có đờm, kiết lỵ: hoa khế 12g, tẩm nước gừng, sao sắc uống. Chữa sốt cao, kinh giật ở trẻ em: hoa khế 8g, hoa kim ngân 8g, lá dành dành 8g, cỏ nhọ nồi 8g, cam thảo 4g, bạc hà 4g. Tất cả phơi khô, tán bột rây mịn, mỗi lần uống 4g với nước ấm.

- Quả khế: Dùng riêng, nước ép quả khế uống hằng ngày cung cấp lượng vitamin C khá cao cho cơ thể chống bệnh viêm loét chân răng (scorbut) và chữa ngộđộc.

Dùng phối hợp, Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã lấy 7 quả khế, cắt mỗi quả lấy một miếng khoảng 1/3 phía gần cuống, đổ vào một bát nước, sắc còn nửa bát, uống lúc nóng; đồng thời lấy một quả khế giã nát với một củ tỏi, đắp vào rốn để chữa tiểu tiện không thông. Để chữa sốt cao, co giật ở trẻ em, lấy quả khế 10g, lá dây đòn gánh 10g, lá ngải cứu 8g, lá nhọ nồi 8g, rễ táo rừng 6g phơi khô, sao vàng sắc uống. Phụ nữ sau khi sinh dùng nước sắc quả khế 20g với vỏ cây hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, uống rất tốt.

Dùng ngoài, nấu nước sắc quả khế cho đặc dùng rửa vết thương, mụn nhọn, lở loét. - Hạt khế 9 hạt, phơi khô, nhai nuốt nước là thuốc chữa đẻ khó, sót rau.

- Tầm gửi cây khế thái nhỏ, lấy 20g, sao vàng, sắc uống chữa sốt, sốt rét, ho gà; phối hợp với tầm gửi cây duối 20g, rau má 20g, lá hẹ 10g, bạc hà 10g, sắc đặc, thêm mật ong đủ ngọt, uống chữa ho và hen sữa trẻ em.

Dược sĩĐỨC HUY

Một phần của tài liệu EBOOK - CÂY CỎ VÀ THUỐC NAM (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)