Nhân tố kinh tế

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NHỰA ĐỒNG NAI (Trang 30 - 34)

Khi Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 07 tháng 11 năm 2006, mở ra thách thức và cơ hội mới cho các ngành nghề khác nói chung và ngành nhựa nói riêng. Việt Nam sẽ tiếp cận với thương mại thế giới trong vị thế được đối xử bình đẳng với các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Cơ hội – là vì chúng ta có thể thu nhận nhiều kinh nghiệm, thông tin, công nghệ và mở rộng bạn hàng, thị trường và trên hết là có thể kinh doanh với một quy định sòng phẳng của WTO. Thách thức – vì là điểm xuất phát của nó không như các nước tiến bộ trong khu vực và thế giới. Ví dụ như ngành nhựa gần như nguyên liệu và thiết bị phải nhập khẩu, công nhân không thạo nghề vì chưa được đào tạo bài bản, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu vốn. Việc gia nhập WTO sẽ đánh dấu một bước ngoặc mới trong những giai đoạn thăng trầm đã có của ngành nhựa Việt Nam. Tư cách thành viên WTO sẽ làm cho Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài do tạo ra được sự tin tưởng vào cơ chế, chính sách ổn định, điều này cũng có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài.

Trong những năm gần đây, với sự chuyển dịch sang cơ cấu kinh tế thị trường, kinh tế Việt Nam đã tăng đáng kể. GDP tăng, người dân dễ dàng mua sắm hơn. Cùng với việc tăng GDP, dự đoán tỷ lệ chất dẻo/ đầu người cũng tăng. Theo số liệu thông tin từ Hiệp hội nhựa, dự kiến lượng chất dẻo trên đầu người vào khoảng 40 kg/ đầu người vào năm 2010, trong khi hiện nay chỉ vào khoảng dưới 30 kg/ đầu người. Ở các nước phát triển hơn như Malaysia 31 kg/ đầu người, Thái Lan 40 kg/ đầu người, Nhật bản 85 kg/ đầu người, Mỹ 108.5 kg/ đầu người, cho thấy rằng tỷ lệ chất dẻo/ đầu người tại Việt Nam còn thấp. Nhưng nhìn chung, thu nhập của người dân hiện nay ngày càng tăng cao. Nếu nhà sản xuất nói chung và ngành nhựa nói riêng không cải tiến công nghệ, kỹ thuật để sản xuất những sản phẩm tốt hơn, thì có thể nhà sản xuất đó không tồn tại được. Cuộc sống hiện đại đòi hỏi các nhà sản xuất không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình nếu như nhà sản xuất muốn tồn tại.

Các yếu tố khác như lãi suất ngân hàng và tỷ lệ lạm phát cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nhựa. Thời gian gần đây, hệ thống ngân hàng và công ty tài chính

tích cực tới môi trường kinh doanh, khuyến khích đầu tư nước ngoài, hợp tác liên doanh và liên kết làm cho môi trường đầu tư trở nên đa dạng và phong phú, góp phần tạo ra lượng khách hàng lớn có nhu cầu sử dụng. Nhiều phương thức thanh toán đã được đưa vào sử dụng (séc, chuyển khoản…) kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.

Tuy nhiên, thời gian qua lãi suất ngân hàng đang tăng và không ổn định, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty. Nếu lạm phát tăng nhanh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng, giá cả hàng hóa sẽ đắt đỏ hơn, chi phí sinh hoạt của người dân phải cao hơn, chi phí sản xuất kinh doanh cũng từ đó mà bị đẩy lên, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cuả các doanh nghiệp ngành nhựa và toàn bộ nền kinh tế.

Vấn đề nhiên liệu thời gian qua cũng có những biến động. Giá xăng dầu tăng và không ổn định kéo theo nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Đặc điểm nổi bật của ngành Nhựa Việt Nam là phải nhập khẩu đến 80– 90% nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Do đó, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu tỷ giá tăng lên thì chi phí đầu vào của doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo,trong khi giá bán sản phẩm lại không thể điều chỉnh tăng tương ứng. Quá trình này kéo dài lâu và doanh nghiệp không có các biện pháp khắc phục như dự trữ trước nguyên liệu, sử dụng các nghiệp vụ quyền chọn của ngân hàng thì sẽ phải chịu những ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất cũng như lợi nhuận, làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các loại nguyên liệu đầu vào của ngành Nhựa được tạo ra chủ yếu từ dầu mỏ, nên giá dầu mỏ cũng là yếu tố chính có ảnh hưởng quyết định đến giá của các loại nguyên liệu nhựa. Giá dầu thế giới tăng mạnh trong năm qua khiến cho giánguyên liệu nhựa cũng tăng theo, năm 2007 tăng trung bình là 144 USD/tấn so với năm 2006. Do ngành hoá dầu trong nước vẫn chưa phát triển nên ngành Nhựa vẫn phải phụ thuộc vào giá dầu và giá nguyên liệu nhựa trên thế giới. Đây là một trở ngại lớn mà ngành Nhựa cần phải giải quyết để có thể thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nhựa.

Một nhân tố kinh tế nữa cũng có ảnh hưởng đến ngành nhựa là lợi suất. Để thực hiện sản xuất, ngoài vốn tự có và vốn huy động qua các hình thức phát hành chứng khoán, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhựa nói riêng đều phải sử dụng đến nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên việc vay vốn của ngân hàng không hoàn toàn dễ dàng cho các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ. Trong khi đó, đến 95% doanh nghiệp nhựa Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, việc huy,động vốn để mở rộng sản xuất hoặc nhập khẩu nguyên liệu để thực hiện các đơn hàng với những doanh nghiệp này không hề đơn giản. Mặt khác, khi nền kinh tế xảy ra lạm phát cao, Nhà nước buộc phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách tăng lợi suất cho vay thì các doanh nghiệp lại càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Do đó, nhân tố lợi suất cũng có tác động không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành Nhựa nói riêng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NHỰA ĐỒNG NAI (Trang 30 - 34)