Ngân sách chính phủ và thái độ với các biến số vĩ mô

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 30)

Năm điều kiện để gia nhập liên minh tiền tệ châu Âu là thiếu hụt ngân sách nhỏ hơn 3% GDP, tổng nợ chính phủ ít hơn 60% GDP, lạm phát dưới 2,72%, lãi suất dài hạn dưới 8,23%/năm và đã tham gia cơ chế tỷ giá ngoại hối, trong đó điều kiện thâm hụt ngân sách không quá 8% là điều kiện khó khăn đối với nhiều nước đây là số lớn khi chúng ta biết rằng GDP của liên minh này khoảng trên 4 ngàn tỷ USD, và năm 1997 có thể sẽ là năm đầu tiên thâm hụt ngân sách của chính phủ Hoa kỳ giảm xuống dưới 100 tỷ USD. Thâm hụt ngân sách có thể được bù đắp từ nhiều nguồn song chủ yếu là phát hành tín phiếu kho bạc hay trong dài hạn bằng phát hành trái phiếu chính phủ. Chắc hẳn đây là thị trường qui mô to lớn và có sức hấp dẫn cao vì chủ thể phát hành có uy tín bậc nhất sẽ cạnh tranh gay gắt với các công cụ khác trên thị trường tài chính. Như vậy chính phủ cũng là một người bán trên thị trường tài chính, một chủ thể đặc biệt và khổng lồ góp phần quyết định lượng cung trái khoán trên thị trường. Khi chính phủ cần thiết phải có một khoản tiền phục vụ cho nhu cầu nào đó thì chính phủ sẽ phát hành tín

phiếu muốn cho công cuộc huy động được nhanh chóng ngoài uy tín của mình chính phủ sẽ nâng lãi suất của mình tới một mức hấp dẫn để bán hết số hàng hoá của mình trên thị trường. Dân chúng sẽ đổ xô đi mua loại tín phiếu này và kết quả là các công ty cũng phải nâng lãi suất trái phiếu của mình lên nếu không dân chúng sẽ giành hết phần ưu ái cho chính phủ, do đó nhân tố ngân sách chính phủ có lúc cũng sẽ quyết định lãi suất trên thị trường tài chính trên phạm vi quốc gia đó.

Mặt khác dân chúng cũng quan tâm đến thái độ của chính phủ trong việc giải quyết điều chỉnh các biến số vĩ mô như tỷ lệ lạm phát hay tỉ giá hối đoái. Chính phủ kiên quyết kìm giữ tỉ lệ lạm phát hay cho tỉ lệ này nhích lên một chút ít để kích thích các nhà sản xuất ở trong nước, chủ trương của chính phủ là ổn định tỷ giá hối đoái trong thời gian tới hay là muốn thay đổi để kích thích xuất khẩu hay hạn chế nhập khẩu. Vì vậy các mục tiêu của chính phủ cũng sẽ ảnh hưởng tới các biến số vĩ mô và ảnh hưởng tới lãi suất của các công cụ tài chính theo cơ chế như trên.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w