Những tồn tại hạn chế và nguyên nhâ n:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 56)

- Kinh tế thế giới và kinh tế khu vực

Về một số đánh giá về thực trạng phát triển thị trường tài chính ở nước ta

2.3.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhâ n:

Hệ thống thị trường tài chính Việt Nam đang tồn tại nhiều bất cập và tụt hậu so với nhu cầu phát triển. Yêu cầu lớn nhất hiện nay là phải nhanh chóng

hoàn thiện môi trường pháp lý để tạo nền tảng cho sự phát triển ổn định lâu dài.

Bất cập trên nhiều phương diện

Sau gần 20 năm đổi mới, hệ thống tài chính Việt Nam đã có bước chuyển từ hành chính, bao cấp sang vận hành theo cơ chế thị trường. Dẫn chứng cho quá trình chuyển đổi này, ông Nam cho biết: nước ta đã có nhiều cải cách về hệ thống thuế, đổi mới hệ thống ngân hàng và tiền tệ, phát triển thị trường bảo hiểm, xây dựng thị trường chứng khoán... có thể nói, đến nay, nước ta đã có một cấu trúc thị trường tài chính khá đầy đủ.

Tuy nhiên, hệ thống thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn thiếu đồng bộ và bất cập cả trên 3 phương diện: cơ sở pháp lý, cơ chế vận hành và năng lực tổ chức giám sát thực hiện. Có thể nói, thị trường tài chính còn tụt hậu khá xa so với nhu cầu phát triển.

Có thể thấy điều đó qua những biểu hiện như: duy trì những rào cản đối với việc gia nhập của các ngân hàng nước ngoài nên 4 ngân hàng thương mại vẫn giữ thế khống chế thị trường. Ngân hàng Nhà nước đôi khi vẫn sử dụng các biện pháp hành chính để điều tiết thị trường tiền tệ. Thị trường chứng khoán tuy đã được hình thành, nhưng vẫn còn rất nhỏ bé và chưa trở thành một kênh huy động vốn hữu hiệu như mong muốn. Trong khi đó, hoạt động giao dịch cổ phiếu phi chính thức, thị trường trái phiếu vẫn còn rất sơ khai, mang tính tự phát và tiềm ẩn nhiều rủi ro do chưa có luật điều chỉnh.

Trong giai đoạn tới, thị trường tài chính Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Một mặt vì tính phức tạp của thị trường tài chính ngày

càng gia tăng, mặt khác việc hội nhập tài chính ngày càng sâu rộng đòi hỏi Nhà nước phải có nhiều sự điều chỉnh hơn nữa.

Nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý

Thực trạng trên đây của thị trường tài chính là do chúng ta chưa xây dựng được một môi trường pháp lý hoàn thiện. Các văn bản pháp lý chưa đồng bộ và liên tục thay đổi.

Hiện nay, các ngân hàng thương mại chưa được kinh doanh theo nguyên tắc thương mại và thị trường một cách triệt để, đôi khi vẫn phải chấp nhận cho vay các khoản tín dụng chính sách. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về thị trường chứng khoán chưa hoàn chỉnh và còn nhiều chồng chéo đôi khi còn mâu thuẫn nhau. Chúng ta đã có một Nghị định về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhưng hoạt động kinh doanh chứng khoán còn phải chịu sự điều chỉnh của nhiều luật khác như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai... điều này làm cho hoạt động chứng khoán gặp khó khăn trong công tác quản lý, gây tâm lý thiếu tin tưởng cho các nhà đầu tư.

Vì vậy, để thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính, biện pháp quan trọng nhất được đề cập đến là phải nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý. Để làm được điều này, cần tập trung xây dựng các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến sự phát triển của thị trường tài chính. Trong đó, đối với từng lĩnh vực cụ thể cần có những biện pháp xử lý phù hợp. Nếu như trong ngành ngân hàng yêu cầu lớn nhất là chấm dứt tình trạng can thiệp hành chính đối với hoạt động kinh doanh. Đối với thị trường chứng khoán cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật để khuyến khích doanh nghiệp phát hành và niêm yết chứng khoán trên các sàn giao dịch.

Riêng đối với ngành tài chính ngân hàng, hiện chỉ có 5% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng nên có thể thấy tiềm lực để khai thác đối với ngành nghề này đang rất hấp dẫn. Ước tính đến năm 2009, tỉ lệ này sẽ lên khoảng 30%. Trong thời gian tới, các ngân hàng nước ngoài sẽ được phép mở chi nhánh 100% vốn nước ngoài cộng với lợi thế về quản trị rủi ro, về sản phẩm và dịch vụ sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng nội địa. Chính vì thế, việc tận dụng triệt để sự tham gia góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng nội địa trong thời gian này trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, việc hạn chế room 30% đối với nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức tài chính ngân hàng là một trong những lực cản trong việc huy động vốn và chia sẻ kinh nghiệm quản trị đối với ngành tài chính ngân hàng Việt Nam hiện nay. Nếu chúng ta không có chính sách điều chỉnh kịp thời, sẽ dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường tài chính Việt Nam thông qua việc đầu tư vào các ngân hàng nước ngoài khi các ngân hàng này thành lập chi nhánh tại Việt Nam, điều này không những hạn chế việc thu hút đầu tư trực tiếp mà còn có thể dẫn đến tình trạng các ngân hàng nội địa sẽ bị lấn luớt ngay chính trên sân nhà.

Một vấn đề khác mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là tỉ lệ cho vay trên tổng huy động tại các ngân hàng Việt Nam chỉ ở ngưỡng 50-68%. Tại Việt Nam tỉ lệ này càng cao thì bị đánh giá là xấu, trong khi ở nước ngoài, tỉ lệ này là 80-90% mới được xem là một ngân hàng hoạt động tốt. Nghịch lý này bắt nguồn ở chỗ hầu hết các ngân hàng Việt Nam đang cùng lúc thực hiện chức năng của ngân hàng đầu tư (investment banking) đồng thời lại kiêm luôn chức năng của ngân hàng bán lẻ (retail banking), cho nên các ngân hàng Việt Nam thường dùng tiền huy động đem đi đầu tư hơn là cho vay như các nước khác. Bên cạnh đó, vấn đề kiểm soát nợ quá hạn tại các ngân

hàng Việt Nam cũng gây ngạc nhiên đối với các nhà đầu tư, bởi theo thông lệ dư nợ tín dụng càng cao thì NPL (nợ quá hạn) sẽ càng tăng, trong khi ở Việt Nam lại khác. Tại các ngân hàng nước ngoài, tỉ lệ NPL thường khoảng 2% trên tổng dư nợ là hợp lý thì rất nhiều ngân hàng TMCP Việt Nam tỉ lệ này thường được kiểm soát dưới mức 1%. Rõ ràng, ngành ngân hàng tại Việt Nam cần có những điều chỉnh để hội nhập vào sân chơi tài chính toàn cầu.

Chương 3 Giải pháp hoàn thiện và phát triển thịtrường Tài chính ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w