- Kinh tế thế giới và kinh tế khu vực
Về một số đánh giá về thực trạng phát triển thị trường tài chính ở nước ta
2.3.1 Những kết quả đạt được :
Việc tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam những năm qua là nhờ những cải cách của Chính phủ đã thúc đẩy công nghiệp hoá và thu hút đầu tư nước ngoài. Các ngành dịch vụ, công nghiệp, xây dựng chiếm gần 80%, trong đó sản lượng nông nghiệp chỉ còn chiếm 20% tỷ trọng kinh tế.
Với đà phát triển này đến năm 2010, nông nghiệp chỉ chiếm 15% tương đương các nền kinh tế trong khu vực. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 60% trong nền kinh tế và là thành phần kinh tế phát triển mạnh.
Đầu tư của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam sẽ dẫn tới việc gia tăng nhu cầu trong các sản phẩm và dịch vụ giao dịch, quản lý rủi ro, và tư vấn đầu tư. Việc gia tăng các luồng thương mại sẽ là một cơ hội rất lớn cho ngân hàng phục vụ doanh nghiệp.
Mức lương cạnh tranh và một môi trường kinh doanh ngày một cải thiện đã thu hút rất nhiều vốn FDI, nhờ có các công ty mong đợi xây dựng cơ sở sản xuất hoặc chế tạo tại Việt Nam. tin tưởng rằng năm nay nguồn vốn FDI rất khả quan, sẽ vượt con số 10, 2 tỷ USD của năm 2006.
Trong một vài năm tiếp theo, sẽ có nhiều ngân hàng nước ngoài mở rộng kinh doanh vào Việt Nam hoặc thành lập chi nhánh tại Việt Nam, và các ngân hàng trong nước sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn.
Và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, một số ngân hàng sẽ phải nâng vốn điều lệ để đáp ứng yêu cầu. Đến năm 2008, các ngân hàng cổ phần vốn tối thiểu là 1.000 tỷ đồng và năm 2010 sẽ là 3.000 tỷ đồng để đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Để đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, một số ngân hàng cổ phần đã và đang tìm kiếm đối tác nước ngoài.Ngoài ra, các ngân hàng nội địa có thể sáp nhập hoặc cùng liên kết thành lập những liên minh vững mạnh cho các ngân hàng Việt Nam có được lợi thế, có cơ hội tiếp cận những dự án đầu tư khả thi và đặc biệt có khả năng trở thành những liên minh có thể chi phối thị trường và làm chủ lộ trình hội nhập.
Tuy nhiên, các ngân hàng trong nước gặp nhiều thách thức rất lớn như áp lực cạnh tranh trên các mặt như năng lực tài chính, công nghệ, trình độ quản lý, hệ thống sản phẩm, chất lượng dịch vụ, các chuẩn mực an toàn theo thông lệ quốc tế, dự phòng rủi ro, phân loại nợ.
Và ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với sự gia tăng rủi ro thuộc mảng 51
khách hàng doanh nghiệp nhà nước bởi việc hội nhập đặt các doanh nghiệp trước thế cạnh tranh gay gắt, khả năng mất thị phần cao, khuynh hướng sáp nhập.
Thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới về vốn hoá thị trường.
Sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp cổ phần hóa đã nâng khả năng vốn hóa của thị trường trên sàn giao dịch cổ phiếu tại Tp.HCM tăng gấp 9 lần trong một năm vừa qua lên đến 2,7 tỷ USD (chiếm khoảng 5% GDP) tính đến tháng 8.
Trong năm 2006 vừa qua, số lượng công ty niêm yết tại trung tâm chứng khoán Tp.HCM và Hà Nội tăng từ 32 lên 193 công ty. Nếu tính cả 5 tỷ USD trái phiếu, vốn hoá của thị trường tài chính Việt Nam chiếm 35% GDP. Indonesia 35%, Phillipines là 45% GDP. Hy vọng trong một vài năm tới, Việt Nam cũng sẽ đạt mức ngang bằng với các đối thủ nặng ký trong khu vực.
Thị trường vốn của Việt Nam đang có mức tăng trưởng mạnh, Chính phủ đang đưa ra hàng loạt các chính sách ưu đãi đầu tư và ra sức cải thiện các thị trường tài chính phát triển song song với việc xây dựng hệ thống pháp lý minh bạch và cơ sở hạ tầng tiên tiến.