Về các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường : Lãi suất

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 43)

- Kinh tế thế giới và kinh tế khu vực

Chương 2 Thực trạng thị trường Tài chín hở Việt Nam hiện nay

2.2.4 Về các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường : Lãi suất

Lãi suất

Ở nước ta hiện nay mối liên hệ giữa kỳ hạn của một số công cụ tín dụng, cụ thể là lãi suất tiền gửi được công bố bởi ngân hàng Vietcombank như sau:

Kỳ hạn Lãi suất

3 tháng 16%/năm

6 tháng 16.1%/năm

Không kỳ hạn 3%/năm

Hiện nay kho bạc nhà nước ta cũng đang phát hành loại trái phiếu kho bạc nhà nước kỳ hạn 2 năm lãi suất 18%/năm.

Như vậy là trái phiếu kho bạc nhà nước đã phát hành loại công cụ có kỳ hạn dài hơn và lãi suất cao hơn so với các chứng chỉ tiền gửi ở trên, điều này

hoàn toàn phù hợp với lý thuyết đã phân tích ở trên. Nếu xem xét ngânhàng là người cho vay thì trước năm 1996, lãi suất cho vay giữa ngắn hạn và dài hạn hoàn toàn khác với lý thuyết trên, lãi suất cho vay dài hạn nhỏ hơn cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên hiện nay từ 2000 trở đi đã được điều chỉnh lại, đây là chuyển biến tích cực khuyến khích các ngân hàng thương mại mạnh dạn hơn trong việc huy động vôn cho vay trong dài hạn.

Ở Việt Nam hiện nay thị trường tài chính đã phát triển và ta cũng có thị trường chứng khoán. Tuy nhiên các công cụ và giải pháp cũng như hiệu quả mà nó mang lại chưa lớn so với tầm vóc kinh tế Việt Nam.Trên thị trường tài chính thiếu vắng các công cụ tài chính trung và dài hạn. Với người dân Việt Nam hay cũng giống như người dân ở các nước khác trên thế giới thật khó mà kiên trì đợi đến 5 năm hay 10 năm để thu hồi khoản vốn cho vay. Có nghĩa rằng ở nước ta hiện nay thông thường thì lãi suất hoàn vốn đúng bằng mức lợi tức hay là người dân sẽ gửi nó trong suốt thời hạn. Mặt khác ở nước ta vừa thoát ra khỏi lạm phát thì lại phát hành các công cụ tài chính dài hạn chúng chưa có tính khả thi vì nhân dân còn nghi ngại lạm phát có thể hoành hành trở lại.

Giá cả

Như đã biết , đặc biệt là năm 2008 đầy biến động đã qua , Việt Nam chúng ta đã phải gánh chịu 2 đợt khủng hoảng kinh tế , 1 là đợt kinh tế siêu lạm phát 6 tháng đầu năm 2008 , 2 là đợt kinh tế thế giới đi vào giảm phát và khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu.6 tháng đầu năm CPI liên tục ở mức 2 con số khiến cuộc sống nhân dân rất khó khăn , giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng đột biến , giá xăng dầu và các nguyên vật liệu xây dựng đều tăng chóng mặt.Khi các chính sách kinh tế vĩ mô lẫn vi mô cùng các công cụ tài

chính chống lạm phát được đưa vào áp dụng và bước đầu có hiệu quả thì đợt khủng hoảng kinh tế thứ 2 diễn ra với mức độ và phạm vi rộng lớn hơn.Giảm phát xảy ra trên toàn cầu , giá xăng dầu và các nguyên vật liệu giảm giá , giá cả tiêu dùng thì lại chưa giảm ngay , các công ty rút vốn đầu tư , thị trường đóng băng v.v… khiến cho cuộc sống nhân dân thêm phần cực khổ .Các chính sách và công cụ mới áp dụng lại phải sửa đổi để phù hợp với tình hình mới

Lạm phát và lãi suất là biến số luôn đi song hành với nhau. Thực tế ở Việt Nam đã chứng minh điều đó, vào cuối những năm 1980 khi lạm phát ở nước ta lên đến mức hai con số thì lãi suất được NHTW công bố lên đến 10% tháng. Vào thời điểm hiện nay thì lạm phát đã được đẩy lùi chỉ số lạm phát 6 tháng đầu năm 2008 là 8% thì 6 tháng cuối năm là 2%

Tỷ giá

Ở Việt Nam khi ngân hàng nhà nước nới rộng biên độ giao động của VND so với USD từ 5% lên 10% gía thị trường chợ đen có lúc lên tới 18000 VND/USD khiến cho các doanh nghiệp ở ta lúng túng không biết nên vay bằng VND hay USD. Rõ ràng là tỷ giá hối đoái đã ảnh hưởng lớn đến quyết định vay ở đâu, các ngân hàng quốc doanh hay các ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w