2.2.2.1. Quy trình tháo
- Tháo máy khởi động từ động cơ xuống:
1. Tháo “ mát “ ắc quy
2. Tháo các dây dẫn đến máy khởi động
3. Tháo các bu lông bắt giữ máy khởi động vào động cơ
Hình 2.12: Kiểm tra rơle khởi động
36 4. Lấy máy khởi động ra khỏi động cơ. - Tháo rời các chi tiết của máy khởi động:
1. Tháo cụm rơle hút gồm: rơ le hút, càng gạt
2. Tháo cụm stator gồm: stato, nắp sau và vỏ chụp chổi than
3. Tháo chổi than và giá đỡ chổi than gồm: lò xo chổi than gồm đĩa, lò xo, tấm cách điện giá đỡ chổi than
4. Tháo cụm rôto
5. Tháo cụm ly hợp khởi động gồm: trục và bánh răng khởi động, ly hợp một chiều, bạc chặn, phanh hãm.
Hình 2.14: Một số chi tiết chính tháo rời của động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton 1: Stato; 2: Rôto; 3: Chổi than và giá đỡ chổi than; 4: Nắp chụp; 5: Vỏ phần truyền động; 6:Ly hợp một chiều; 7:Vành răng trong; 8: Trục đỡ bánh răng hành tinh; 9: Bánh
37 - Các điểm lưu ý khi tháo rời:
+ Tháo bánh răng khởi động:
Tháo bánh răng khởi động bằng cách rút dây nối từ động cơ điện rồi cấp điện cho cụm rơle hút và bánh răng sẽ được đưa ra ngoài.
Lưu ý: Khi cấp điện cho cụm rơle hút, bánh răng bị đẩy ra và quay. Lúc này không được chạm tay vào bánh răng.
Cụm rơle có thể rất nóng sau khi kiểm tra. Tránh chạm tay vào.
Không cấp điện cho cuộn dây hút quá 10 giây. Không cấp điện cho cuộn giữ quá 30 giây. Nếu quá giới hạn thời gian nêu trên, cuộn dây có thể bị quá nhiệt và cháy, bánh răng phải được đẩy ra bằng điện bằng cách cấp điện cho khởi động. Không kéo bánh răng ra bằng cách kéo tay đòn vì tay đòn và vỏ có thể bị hỏng khi tháo vòng chậm.
Khi máy khởi động được cấp điện, sẽ có dòng hơn 100A đi qua nó. Do đó, phải sử dụng dây điện công suất cao (tương đương dây nối ắc quy). Đồng thời các mối nối phải được siết thật chặt.
1. Kết nối máy khởi động như trong hình 2.16 dưới đây:
2. Cấp điện cho máy khởi động bằng cách mở “ ON “ cho công tắc A và B. Bánh răng khởi động sẽ được đẩy ra ngoài và quay
3. Trong vòng 5 giây từ khi bánh răng quay, tắt “ OFF” công tắc B để dừng quay bánh răng
Lưu ý: Với công tắc A và B ở ON, điện
được cung cấp cho cả cuộn hút và cuộn giữ. Không có điện cung cấp cho chân B của động cơ điện. Do đó, dòng đi qua cuộn hút khi bánh răng khởi động đang quay. Để tránh bị cháy cuộn hút, công tắc B phải trả về vị trí OFF trong 5 giây kể từ khi bánh răng khởi động
Hình 2.15: Tháo bánh răng khởi động
Hình 2.16: Sơ đồ kết nối máy khởi động để tháo bánh răng
38 quay.
4. Dùng một dụng cụ hình ống phù hợp để giữ bánh răng
5. Gõ nhẹ lên ống hình trụ bằng búa để lấy bạc chặn ra khỏi rãnh. 6. Tháo bạc chặn và bánh răng khởi động ra.
7. Xoay OFF công tắc A để cắt nguồn cung cấp cho máy khởi động.
Lưu ý: Khi điện cung cấp cho máy khởi động bị ngắt, bánh răng khởi động có
thể bị kéo vào làm cho bạc chặn đi ngược vào trong rãnh. Nếu thế, cung cấp nguồn cho máy khởi động và thực hiện lại.
+ Tháo rời cụm rơle hút:
Trước khi tháo rời cụm rơle hút phải tháo dây cáp nối từ chổi than lên cọc M của cụm rơle hút.
+ Tháo rời vỏ và giá đỡ chổi than: Kéo lò xo chổi than và nâng chổi than lên.
Sau khi nâng chổi than lên, giữ nó tại vị trí như trong hình 2.18.
+ Tháo rời phanh hãm và bạc chặn:
Hình 2.17: Lưu ý khi tháo rời cụm rơle hút
Hình 2.18: Tháo rời vỏ và giá đỡ chổi than
Hình 2.19: Đẩy bạc chặn về phía ly hợp một chiều
Hình 2.20: Tháo phanh hãm ra ngoài
39
Sử dụng dụng cụ phù hợp ( tuốc nơ vít ) đẩy bạc chặn về phía li hợp một chiều của khớp truyền động.
Tháo phanh hãm bằng kìm, sau đó tháo bạc chặn và bộ phận li hợp một chiều của khớp truyền động
- Vệ sinh các chi tiết của động cơ điện:
1. Không được ngâm các chi tiết vào dung dịch tẩy rửa. Việc ngâm stato hoặc rôto trong dung dịch tẩy rửa sẽ làm hỏng các lớp cách điện.
2. Lau sạch các chi tiết này bằng vải.
3. Không được ngâm các chi tiết dẫn động vào dung dịch tẩy rửa. Ly hợp một chiều của khớp truyền động đã được bôi mỡ tại nhà máy sản xuất và việc vệ sinh bằng các chất tẩy rửa sẽ làm mất chất mỡ bôi trơn này.
4. Vệ sinh các chi tiết dẫn động bằng bàn chải thấm các chất tẩy rửa sau đó lau khô lại bằng vải sạch.
2.2.2.2. Quy trình lắp
Quy trình lắp ngược lại so với quy trình tháo:
1. Lắp cụm ly hợp khởi động gồm: trục và bánh răng khởi động, ly hợp một chiều, bạc chặn, phanh hãm
2. Lắp cụm rôto
3. Lắp chổi than và giá đỡ chổi than gồm: lò xo chổi than gồm đĩa, lò xo, tấm cách điện giá đỡ chổi than
4. Lắp cụm stato gồm: stato, nắp sau và vỏ chụp chổi than 6. Lắp cụm cụm rơle hút gồm: rơle hút, càng gạt.
- Các điểm lưu ý khi lắp + Lắp bạc chặn và phanh hãm:
Sử dụng dụng cụ phù hợp để kéo bạc chặn qua khỏi phanh hãm để đặt phanh hãm vào bạc chặn.
40 + Lắp bánh răng:
Lắp bánh răng và vai chặn bánh răng có chiều như hình 2.22
Lắp bạc chặn vào rãnh B của trục lắp bánh răng khởi động (hình 2.22)
Kéo mạnh bánh răng khởi động, cố định vai chặn bánh răng vào bạc chặn (hình 2.23).
2.2.3. Kiểm tra, bảo dƣỡng
2.2.3.1. Kiểm tra, bảo dƣỡng cụm rơle hút
- Kiểm tra hở mạch cho cuộn dây: Kiểm tra xem có sự thông mạch giữa chân M và thân A không, nếu không có sự thông mạch ta thay thế cụm rơle hút.
- Kiểm tra sự thông mạch của chân B và chân M:
Kiểm tra xem có sự thông mạch giữa chân B và chân M.
Nếu có sự thông mạch, thay thế cụm rơle hút.
Hình 2.22: Lắp bánh răng khởi động Hình 2.23: Cố định vai chặn bánh răng
Hình 2.24: Kiểm tra hở mạch cho cuôn dây
Hình 2.25: Kiểm tra sự thông mạch của chân B và chân M
41
- Kiểm tra sự tiếp xúc của đĩa đồng với hai chân B và M: Đẩy phần đuôi của của cụm rơle hút
như hình 2.26 bằng một lực lớn để đóng đĩa đồng bên trong. Không thả ra, kiểm tra sự thông mạch giữa chân B và chân M bằng đồng hồ đo. Nếu không có thông mạch, ta tiến hành thay thế cụm rơle hút.
2.2.3.2. Kiểm tra, bảo dƣỡng rôto
- Kiểm tra độ đảo bề mặt của rôto: Đỡ rôto bằng một cặp khối V và kiểm tra độ đảo của bề mặt bằng một đồng hồ so.
Nếu độ đảo bề mặt lớn hơn giá trị tiêu chuẩn thì phải tiên lại trên máy tiện.
Giá trị tiêu chuẩn : 0.05 mm Giới hạn: 0.1 mm
- Đo đường kính ngoài của cổ góp: Dùng thước cặp để kiểm tra đường kính cổ góp.
Nếu đường kính cổ góp nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất cho phép thì ta phải thay mới rôto.
Giá trị tiêu chuẩn: 29.4 mm Giới hạn: 28.4 mm
Hình 2.26: Kiểm tra sự tiếp xúc của đĩa đồng
Hình 2.27: Kiểm tra độ đảo bề mặt của rôto
Hình 2.28: Đo đường kính ngoài của cổ góp
42 - Đo chiều sâu rãnh cắt giữa các phiến góp:
Dùng thước cặp kiểm tra độ sâu giữa các phiến góp. Nếu độ sâu của rãnh nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất cho phép thì dùng cưa làm sâu thêm rồi tiến hành vệ sinh sạch, cạo lại lớp mica cách điện.
Giá trị tiêu chuẩn: 0.5 mm Giới hạn: 0.2 mm
- Kiểm tra sự ngắn mạch của rôto: Đặt rôto lên gối nâng bánh xe Growler (Thiết bị kiểm tra sự chập mạch trong cuộn dây ) hoặc Grônha. Trong khi đặt một thanh kim loại mỏng song song với rôto, quay chậm rôto. Rôto còn tốt nếu thanh kim loại không bị hút vào hoặc không bị dao động.
- Kiểm tra sự thông mạch giữa các phiến góp:
Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự thông mạch giữa các phiến góp. Nếu không có sự thông mạch ta phải thay thế rôto.
Hình 2.29: Đo chiều sâu rãnh cắt giữa các phiến góp
Hình 2.30: Kiểm tra sự ngắn mạch của rôto
Hình 2.31: Kiểm tra sự thông mạch giữa các phiến góp
43
2.2.3.3. Kiểm tra, bảo dƣỡng stato
- Kiểm tra sự thông mạch giữa các cuộn dây stato:
Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự thông mạch của các cuộn dây stato. Nếu không thông mạch thì ta phải thay mới các cuộn dây stato.
- Kiểm tra chạm mát cho cuộn dây stato:
Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự chạm mát giữa các cuộn dây stato và vỏ máy. Nếu có sự thông mạch phải cách điện lại hoặc thay thế cuộn dây stato nếu cuộn dây quá cũ.
2.2.3.4. Kiểm tra, bảo dƣỡng chổi than
- Kiểm tra sự làm việc của lò xo giữ chổi than:
Đẩy chổi than vào bên trong để đảm bảo rằng lò xo lá đang làm việc tốt. Nếu lò xo lá làm việc kém hay bị hỏng ta tiến hành thay thế.
Hình 2.32: Kiểm tra sự thông mạch giữa các cuộn dây stato
Hình 2.33: Kiểm tra chạm mát cho cuộn dây stato
44 - Kiểm tra chổi than:
Kiểm tra độ nhám bất thường của bề mặt tiếp xúc với cổ góp của từng chổi than. Và dùng thước cặp để kiểm tra chiều cao chổi than (hình 2.35). Nếu chổi than bị mòn quá giá trị nhỏ nhất cho phép ta phải thay chổi than mới.
Giá trị cho phép: 7.0 mm
Khi bề mặt tiếp xúc của chổi than đã được điều chỉnh hoặc giá đỡ chổi than được thay, ta phục hồi lại bề mặt tiếp xúc bằng cách rà giấy nhám xung quanh cổ góp.
2.2.3.5. Kiểm tra ly hợp một chiều và bánh răng truyền động
Xoay bánh răng theo chiều kim đồng hồ và kiểm tra xem có quay trơn không, xoay ngược chiều kim đồng hồ và kiểm tra xem có bị hãm cứng không. Nếu cần phải thay cụm bánh răng khởi động.
Dùng mắt quan sát bánh răng truyền động. Nếu các bánh răng bị vỡ hoặc bị mòn phải thay mới bánh răng truyền động.
2.2.3.6. Kiểm tra, bảo dƣỡng động cơ điện một chiều
- Điều chỉnh khe hở bánh răng: Tháo dây cáp nối từ động cơ điện một chiều ra khỏi chân M của cụm rơle hút (Hình 2.37)
Nối điện áp ắc quy 12 vôn giữa S và chân M.
Hình 2.35: Kiểm tra chiều cao chổi than
Hình 2.36: Kiểm tra ly hợp một chiều và bánh răng truyền động
Hình 2.37: Sơ đồ đấu nối để điều chỉnh khe hở bánh răng
45 Bật công tắc “ ON “ và bánh răng sẽ di chuyển ra như hình 2.38.
Kiểm tra khe hở từ bánh răng đến phần vỏ cố định bên trong cùng của cơ cấu bảo vệ bánh răng bằng thước lá.
Giá trị tiêu chuẩn: 0.5 ÷ 2.0 mm
Nếu khe hở bánh răng khởi động vượt quá tiêu chuẩn, ta điều chỉnh bằng cách thêm hoặc bớt tấm đệm giữa cụm rơle hút và giá đỡ phía trước (hình 2.39).
- Kiểm tra độ hút của của cụm rơle hút:
Tháo dây cáp nối từ động cơ điện ra khỏi chân M của cụm rơle hút (hình 2.40).
Nối điện áp ắc quy 12 vôn giữa chân S và chân M.
Nếu bánh răng khởi động lao ra, lực hút của cụm rơle là tốt. Ngược lại, nếu bánh răng khởi động không lao ra thì ta thay mới cụm rơle hút.
- Kiểm tra độ giữ của cụm rơle hút: Tháo dây cáp nối ra khỏi chân M của cụm rơle hút.
Nối điện áp ắc quy 12 vôn giữa chân S và phần thân của động cơ điện.
Kéo bánh răng khởi động ra bằng tay cho đến khi chạm vào vị trí dừng lại của bánh răng
Hình 2.38: Kiểm tra khe hở bánh răng
Hình 2.40: Kiểm tra độ hút của cụm rơle hút
Hình 2.41: Kiểm tra độ giữ của cụm rơle hút Hình 2.39: Cách thêm hoặc bớt tấm đệm
46
Nếu bánh răng vẫn ở ngoài, mọi thứ vẫn tốt. Nếu bánh răng chạy vào, mạch giữ bị hở. Ta tiến hành thay cụm rơle hút.
- Kiểm tra độ không tải:
1. Đặt động cơ điện một chiều lên một bàn kẹp được trang bị các má kẹp mềm và nối ắc quy 12 vôn đã được nạp đầy và động cơ điện như hình 2.42.
2. Nối ampe kế kiểm tra (thang 100A) và bộ biến trở chổi than giữa cực dương ắc quy và chân của động cơ điện.
3. Nối Vôn kế (thang 15 vôn) ngang qua động cơ điện.
4. Quay biến trở đến vị trí toàn trở.
5. Nối dây ắc quy từ cực âm ắc quy và thân của động cơ điện.
6. Điều chỉnh biến trở cho đến khi điện áp dương ắc quy hiển thị trên Vôn kế là 11 vôn.
7. Xác định xem cường độ cực đại có nằm trong tiêu chuẩn không và động cơ điện có quay tự do và nhẹ nhàng không.
Dòng cực đại: 95 A đối với động cơ 4G6 Dòng cực đại: 130 A đối với động cơ 4D5 - Kiểm tra độ trả về của cụm rơle
hút:
1. Tháo dây cáp nối ra khỏi chân M của cụm rơle hút.
2. Nối điện áp ắc quy 12 vôn giữa chân M và phần thân của động cơ điện.
3. Kéo bánh răng khởi động và thả ra. Nếu bánh răng trả nhanh về vị trí ban đầu của nó, mọi thứ đều hoạt động bình thường. Ngược lại, nếu không trả về vị trí ban đầu hay trả về chậm ta tiến hành thay cụm rơle hút.
Hình 2.42: Kiểm tra độ không tải của động cơ điện một chiều
Hình 2.43: Kiểm tra độ trả về của cụm rơle hút
47
CHƢƠNG 3: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA, PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA, BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG
3.1. Hệ thống đánh lửa
3.1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống đánh lửa
- Nhiệm vụ:
Hệ thống đánh lửa trên động cơ có nhiệm vụ biến nguồn điện một chiều có hiệu điện thế thấp ( 12 hoặc 24V ) thành các xung điện thế cao ( từ 15.000 đến 40.000V ). Các xung hiệu điện thế cao này sẽ được phân bố đến bugi của các xylanh đúng thời điểm để tạo tia lửa điện cao thế đốt cháy hòa khí.
- Yêu cầu:
Một hệ thống đánh lửa làm việc tốt phải bảo đảm các yêu cầu sau:
Hệ thống đánh lửa phải sinh ra sức điện động thứ cấp đủ lớn để phóng điện qua khe hở bugi trong tất cả các chế độ làm việc của động cơ.
Tia tửa trên bugi phải đủ năng lượng và thời gian phóng để sự cháy bắt đầu. Góc đánh lửa sớm phải đúng trong mọi chế độ hoạt động của động cơ.
Các phụ kiện của hệ thống đánh lửa phải hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ cao và độ rung xóc lớn.
Sự mài mòn điện cực bugi phải nằm trong khoảng cho phép.
3.1.2. Cấu tạo của hệ thống đánh lửa trực tiếp 3.1.2.1. Bô bin 3.1.2.1. Bô bin
Bô bin tạo ra điện áp cao đủ để phóng tia hồ quang giữa hai điện cực của bugi. Các cuộn sơ cấp và thứ cấp được quấn quanh lõi. Số vòng của cuộn thứ cấp lớn hơn cuộn sơ cấp khoảng 100 lần. Một đầu của cuộn sơ cấp được nối với IC đánh lửa, còn một đầu của cuộn thứ cấp được nối với bugi. Các đầu còn lại của các cuộn được nối với ắc quy.
Hoạt động của bô bin:
- Dòng điện trong cuộn sơ cấp:
Khi động cơ chạy, dòng điện từ ắc quy chạy qua IC đánh lửa, vào cuộn sơ cấp, phù hợp với tín hiệu thời điểm đánh lửa (IGT) do ECU động cơ phát ra. Kết quả là các đường sức từ trường