Hệ thống xông tự động

Một phần của tài liệu Bảo dưỡng hệ thống điện trên xe mitsubishi triton (Trang 59)

4.1.1. Mục đích của hệ thống

Hệ thống xông tự động giúp cho động cơ khởi động dễ dàng hơn khi nhiệt độ thấp bằng cách xông nóng trước cho động cơ với tốc độ xông cực nhanh.

4.1.2. Cấu tạo của bugi xông

Để hiểu được tại sao động cơ dầu thì cần các bugi xông ta cần hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ dầu . Đông cơ diesel, được đặt do sự phát minh ra động cơ diesel của Rudolf Diesel vào năm 1892, là một kiểu buồng đốt bên trong động cơ nó sử dụng áp suất nén của không khí để tạo ra sự cháy với nhiên liệu.Sự nén này làm cho nhiệt độ bên trong buồng đốt tăng lên cao.

Không khí được kéo vào trong xi lanh và nén trong buồng đốt với tỉ lệ cao hơn nhiều so với động cơ xăng.Vào cuối chu trình nén, sẽ có một lượng dầu được phun vào trong buồng đốt. Kết hợp với không khí ( không khí đã được nén khoảng 1300- 1600°C) tạo ra sự cháy trong buồng đốt và đẩy piston đi xuống.

Ở thời tiết lạnh thì các động cơ dầu có thể khởi động khó khăn. Thân máy và nắp máy ở trời lạnh sẽ lấy nhiệt ở xi lanh trong suốt chu trình nén và làm cho nhiệt độ bên trong buồng đốt giảm xuống. Điều này ngăn cản sự cháy.

Vì vậy mà cần thiết phải có các bugi xông để cho máy có thể hoạt động tốt. Khi khởi động một động cơ dầu bạn không xoay chìa khóa hết về phía khởi động trong những giây đầu tiên. Mà chìa khóa phải được xoay đến vị trí khỏi động bugi xông trước bằng cách xoay chìa khóa đến vị trí xông trước khi xoay chìa khóa đến vị trí khởi động máy

Đây được goi là xông máy hoặc chuẩn bị nhiệt. Một đèn báo trên táp lô sẽ sáng lên cho đến khi bugi xông xông đủ nhiệt bên trong buồng đốt. Khi đạt đủ nhiệt thì đèn này sẽ tắt và đèn khỏi động sẽ sáng lên. Lúc này có thể khởi động xe.

Bugi xông thì giống với bugi đánh lửa ở chỗ khi ráp chúng vào phải cùng kích cỡ và cùng dạng. Có hai loại, loại đốt nóng nhanh và loại đốt nóng chậm. Nó là một đoạn có hình dạng bút chì với thần phần đốt nóng ở trên đầu

Vỏ của các bugi xông là vít có ren để cố định lên nắp máy và thành phần gây nhiệt được đẩy vào bên trong. Khi điện được cung cấp tới các bugi xông, chúng có một đặc điểm là ánh sáng vàng sáng lên và đưa một lượng nhiệt lớn ra ngoài vào bên trong buồng đốt

60

Thành phần nhiệt này được thiết kế để sử dụng điện áp 12V. Một thành phần nhiệt đốt nóng nhanh nhiệt độ có thể đạt tới 1625°C trong khi đó một thành phần nhiệt đốt nóng chậm thì nhiệt độ có thể đạt được gần 2000°C chỉ sau 30 giây.

Các bugi xông khởi động nhanh thường được sử dụng cho xe khách trong khi đó thì các bugi xông khởi động chậm thường được sử dụng nhiều hơn cho các loại xe nhỏ, du lịch, xe bán tải, xe tải. Nhiệt này thì được tập trung ở các xi lanh và buồng đốt phụ ở các xi lanh

Nhiệt này sẽ giữ cho buồng đốt khỏi sự thất thoát nhiệt do sự khuếch tán nhiệt ra bên ngoài. Chúng như là các cảm biến bên trong buồng đốt cho phép điều khiển chế độ “ chờ khởi động” khi động cơ tắt ( tức là trước khi khởi động sẽ có chế độ tự động xông máy khoảng 30 giây)

Một vài xe thì thời gian được hiệu chỉnh khoảng từ 10-20 giây sau đó các bugi xông sẽ tắt và có thể khởi động xe. Hiệu suất đốt cháy sẽ giảm rất nhiều khi động cơ lạnh. Một bugi xông được tạo ra từ nhiều kim loại như Platinum và Iridium bởi vì các kim loại này thì không bị oxi hóa và chịu được nhiệt độ cao

4.1.3. Sơ đồ hệ thống xông tự động của động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton

Khi công tắc khởi động được xoay đến vị trí ON, ECU động cơ sẽ cấp điện và

điều khiển đèn báo xông (Glow lamp) sáng tuỳ thuộc vào nhiệt độ nước làm mát động cơ.

Dây điện trở điều chỉnh được tích hợp bên trong đèn báo xông sẽ có điện trở cao

hơn khi nhiệt độ cao hơn. Vì điều này, dòng điện đi qua dây nung (heater wire) sẽ

61

giảm dần. Sau khi động cơ khởi động ở nhiệt độ thấp, dòng đi qua bugi được kiểm soát để giúp ổn định quá trình cháy.

4.2. Kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống xông động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton

Bảng 4.1: Thông số bảo dưỡng của bugi và rơle xông

Thông tin Giá trị tiêu chuẩn

Điện trở giữa cực và phần thân của bugi xông (điện trở song song cho 4 bugi xông) (ở 20°C) (Ω)

0.12 ÷ 0.38

Điện áp giữa cực và phần thân của bugi xông (V)

Ngay sau khi mở công tắc khởi động ON (không khởi động động cơ)

9 ÷ 11 (giảm xuống 0V sau 4 ÷ 8 giây)

Khi quay động cơ 6 hoặc nhiều hơn

Khi động cơ làm nóng

12 ÷ 15 (giảm xuống 0V khi nhiệt độ nước làm mát động cơ tăng lên 60°C hoặc cao hơn hoặc nếu sau 180 giây kể từ khi động cơ khởi động xong)

Điện trở của rơle xông (ở 20°C) (Ω) 18 ÷ 22 Điện trở của bugi xông (ở 20°C) (Ω) 0.5 ÷ 1.5

62

4.2.1. Bảo dƣỡng trên xe

4.2.1.1. Kiểm tra hệ thống xông tự động

1. Kiểm tra xem điện áp ắc quy có trong khoảng 11 ÷ 13 (V) không.

2. Kiểm tra nhiệt độ nước làm mát động cơ là 40°C hoặc thấp hơn.

Lưu ý: Nếu nhiệt độ nước làm mát

động cơ quá cao, tháo giắc cắm của cảm biến nhiệt độ nước làm mát.

3. Đo điện trở giữa cực và phần thân của bugi xông (nối mát).

Lưu ý: Giá trị tiêu chuẩn: 0.12 ÷ 0.38 Ω ( ở 20°C).

4. Nối vôn kế giữa cực và phần thân của bugi xông và phần thân của bugi xông (nối mát).

5. Đo điện áp ngay sau khi công tắc khởi động được mở ON (không khởi động động cơ).

Giá trị tiêu chuẩn: 9 ÷ 11 V (giảm xuống 0 V sau 4 ÷ 8 giây).

Bên cạnh đó, kiểm tra đèn báo (màu đỏ) có sáng ngay sau khi mở công tắc khởi động sang vị trí ON.

6. Đo điện áp khi động cơ đang được quay. Giá trị tiêu chuẩn: 6 V hoặc cao hơn.

7. Khởi động động cơ và đo điện áp khi động cơ đang làm nóng. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ nước làm mát động cơ tăng lên hơn 60°C hoặc khi quá 180 giây kể từ khi động cơ được khởi động, điện áp luôn trở lại 0 V.

Giá trị tiêu chuẩn: 12 ÷ 15 V.

4.2.1.2. Kiểm tra rơle xông

1. Tháo giắc cắm của rơle xông. 2. Đo điện trở giữa chân C và chân E.

Giá trị tiêu chuẩn: 18 ÷ 22 Ω (ở 20°C).

3. Sử dụng dây nối để nối chân C của rơle xông với cực dương của ắc quy và nối chân E với cực âm của ắc quy.

Lưu ý: Luôn đảm bảo ngắt các

đường dây được nối với chân B và chân

Hình 4.3: Kiểm tra hệ thống xông tự động

63 G của rơle xông trước khi sử dụng dây nối.

Các chân của đường dây đã tháo ra phải tuyệt đối không được chạm với mát. Khi nối dây nối, cẩn thận không nối nhầm chân, vì điều này có thể làm hỏng rơle.

4. Kiểm tra thông mạch giữa chân B và chân G của rơle xông khi nối và ngắt dây nối với cực dương của ắc quy.

Bảng 4.2: Giá trị điện trở giữa chân B và G của rơle xông

4.2.1.3. Kiểm tra bugi xông

1. Tháo cực của bugi xông.

2. Đo điện trở giữa các chân của bugi xông và phần thân.

Giá trị tiêu chuẩn: 0.5 ÷ 1.5 Ω (ở 20°C).

4.2.2. Trình tự tháo và lắp hệ thống xông động cơ 4.2.2.1. Trình tự tháo 4.2.2.1. Trình tự tháo

Các bước tháo:

1. Tháo cọc dây nối của bugi xông

Dây nối với cực dƣơng của ắc quy Sự thông mạch giữa chân B và chân G Nối Thông mạch (0.01 Ω hoặc thấp hơn). Ngắt Không thông mạch (điện trở không xác định)

Hình 4.5: Kiểm tra thông mạch giữa chân B và chân G của rơle xông

64 2. Tháo cực của bugi xông

3. Tháo bugi xông ra ngoài.

4.2.2.2. Trình tự lắp

Quá trình tháo ngược lại so với quá trình lắp:

1. Lắp bugi xông

2. Lắp cực của bugi xông vào 3. Lắp cọc dây nối của bugi xông.

65

KẾT LUẬN

Sau một thời gian làm đồ án với đề tài Nghiên cứu hệ thống điện động cơ, lập phƣơng pháp kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống điện trên xe Mitsubishi Triton. Đề tài đã được hoàn thành với những nội dung như sau:

Chương 1: Hệ thống cung cấp điện, phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống. Chương 2: Hệ thống khởi động, phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống. Chương 3: Hệ thống đánh lửa, phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống. Chương 4: Hệ thống xông động cơ, phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống. Đề tài đã khái quát chung về hệ thống điện động cơ Mitsubishi Triton. Từ đó đã xây dựng được các phần kiểm tra, bảo dưỡng các hệ thống phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Sau khi thực hiện xong đề tài, em đã có những hiểu biết cơ bản về hệ thống điện động cơ, thấy được tầm quan trọng của từng chi tiết, bộ phận đối với hệ thống, nắm được phương pháp kiểm tra các chi tiết của hệ thống điện động cơ

Qua đề tài này đã giúp em rèn luyện phương pháp tự học tập, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là hệ thống điện trên các xe hiện đại. Ngoài ra còn củng cố cho em kiến thức về tin học: word, power point, phục vụ quá trình công tác sau này. Qua đó bản thân em cần phải cố gắng học hỏi tìm tòi hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của ngành nghề mình theo đuổi.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy trong khoa CNKT ôtô Trường Đại Học Sao Đỏ, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Trần Quang Thanh đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Đỗ Văn Dũng, “Hệ thống điện và điện tử trên ô tô hiện đại - hệ thống điện

động cơ”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (2007).

2. Châu Ngọc Thạch – Nguyễn Thành Trí, “ Kỹ thuật sửa chữa hệ thống điện trên xe ô

tô”, Nhà xuất bản trẻ.

3. Nguyễn Oanh, “Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại”, Tập 3: Trang bị

điện ô tô – Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh (2007).

4. Nguyễn Văn Chất, giáo trình “ Trang bị điện ô tô”, Nhà xuất bản Giáo dục.

5. Lê Thanh Phúc, “Thực tập điện ô tô 1”, Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP.Hồ

Chí Minh.

6. Giáo trình “Trang bị điện ô tô”, Trường Đại học Sao Đỏ. 7. Tài liệu đào tạo “Mitsubishi Engine Electrical”.

Một số Website trên mạng:

http://www.oto-hui.com http://www.tailieu.vn

67

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ... 1

CHƢƠNG 1: HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN, PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA, BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG ... 2 1.1. Hệ thống cung cấp điện ... 2 1.1.1. Ắc quy ... 2 1.1.1.1. Nhiệm vụ ... 2 1.1.1.2. Phân loại ... 2 1.1.1.3. Cấu tạo ... 3 1.1.1.4. Chọn và bố trí ắc quy... 5 1.1.1.5. Các thông số cơ bản ... 5

1.1.2. Máy phát điện xoay chiều ... 5

1.1.2.1. Chức năng của máy phát... 5

1.1.2.2. Nguyên lý máy phát điện ... 7

1.1.2.3. Cấu tạo máy phát điện xoay chiều ... 8

1.1.3. Sơ đồ hệ thống cung cấp điện động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton ... 12

1.2. Kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống cung cấp điện động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton ... 13

1.2.1. Bảo dưỡng trên xe ... 15

1.2.1.1. Kiểm tra sự sụt áp đầu ra của máy phát... 15

1.2.1.2. Kiểm tra dòng ra của máy phát ... 16

1.2.1.3. Kiểm tra điện áp điều chỉnh ... 18

1.2.1.4. Kiểm tra dạng sóng bằng máy đo sóng ... 20

1.2.2. Quy trình tháo và lắp máy phát điện xoay chiều ... 22

1.2.2.1. Quy trình tháo ... 22

1.2.2.2. Quy trình lắp ... 24

1.2.3: Kiểm tra, bảo dưỡng ... 25

1.2.3.1. Kiểm tra rôto ... 25

1.2.3.2. Kiểm tra stato ... 26

1.2.3.3. Kiểm tra bộ chỉnh lưu ... 27

CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG, PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG ... 28

68

2.1.1. Nhiệm vụ, sơ đồ và yêu cầu của hệ thống khởi động ... 28

2.1.2. Cấu tạo hệ thống khởi động ... 29

2.1.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động ... 32

2.1.4. Sơ đồ hệ thống khởi động của động cơ Mitsubishi Triton ... 33

2.2. Kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống khởi động động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton ... 34

2.2.1. Bảo dưỡng trên xe ... 35

2.2.1.1. Kiểm tra rơle khởi động... 35

2.2.1.2. Kiểm tra các dây cáp nối nối vào máy khởi động ... 35

2.2.2. Quy trình tháo và lắp máy khởi động ... 35

2.2.2.1. Quy trình tháo ... 35

2.2.2.2. Quy trình lắp ... 39

2.2.3. Kiểm tra, bảo dưỡng ... 40

2.2.3.1. Kiểm tra, bảo dưỡng cụm rơle hút ... 40

2.2.3.2. Kiểm tra, bảo dưỡng rôto ... 41

2.2.3.3. Kiểm tra, bảo dưỡng stato ... 43

2.2.3.4. Kiểm tra, bảo dưỡng chổi than ... 43

2.2.3.5. Kiểm tra ly hợp một chiều và bánh răng truyền động ... 44

2.2.3.6. Kiểm tra, bảo dưỡng động cơ điện một chiều ... 44

CHƢƠNG 3: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA, PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA, BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG ... 47

3.1. Hệ thống đánh lửa ... 47

3.1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống đánh lửa ... 47

3.1.2. Cấu tạo của hệ thống đánh lửa trực tiếp... 47

3.1.2.1. Bô bin... 47

3.1.2.2. IC đánh lửa ... 48

3.1.2.3. Bugi ... 49

3.1.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa trực tiếp ... 50

3.1.4. Sơ đồ hệ thống đánh lửa của động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton ... 52

3.2. Kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống đánh lửa của động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton ... 53

3.2.1. Bảo dưỡng trên xe ... 53

3.2.1.1. Kiểm tra bô bin đánh lửa ... 53

69

3.2.1.3. Kiểm tra cảm biến vị trí trục cam... 55

3.2.1.4. Kiểm tra cảm biến góc quay trục khuỷu ... 55

3.2.1.5. Kiểm tra cảm biến kích nổ ... 55

3.2.2. Trình tự tháo và lắp các bộ phận của hệ thống đánh lửa ... 55

3.2.2.1. Trình tự tháo và lắp bô bin đánh lửa ... 55

3.2.2.2. Trình tự tháo và lắp cảm biến vị trí trục cam ... 55

3.2.2.3. Trình tự tháo và lắp cảm biến góc quay trục khuỷu ... 56

3.2.2.4: Trình tự tháo và lắp cảm biến kích nổ ... 57

CHƢƠNG 4: HỆ THỐNG XÔNG ĐỘNG CƠ, PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA, BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG ... 59

4.1. Hệ thống xông tự động ... 59

4.1.1. Mục đích của hệ thống ... 59

4.1.2. Cấu tạo của bugi xông ... 59

4.1.3. Sơ đồ hệ thống xông tự động của động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton ... 60

4.2. Kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống xông động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton ... 61

4.2.1. Bảo dưỡng trên xe ... 62

4.2.1.1. Kiểm tra hệ thống xông tự động ... 62

4.2.1.2. Kiểm tra rơle xông... 62

4.2.1.3. Kiểm tra bugi xông ... 63

4.2.2. Trình tự tháo và lắp hệ thống xông động cơ ... 63

4.2.2.1. Trình tự tháo ... 63

4.2.2.2. Trình tự lắp... 64

KẾT LUẬN ... 65

70

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Thứ tự Tên hình Trang

Hình 1.1 Cấu tạo bình ắc quy axit 5

Hình 1.2 Cấu tạo khối bản cực 6

Hình 1.3 Cấu tạo chi tiết bản cực 6

Hình 1.4 Các loại máy phát và tiết chế 8

Hình 1.5 Chức năng phát điện của máy phát 8

Hình 1.6 Chức năng chỉnh lưu của máy phát 8

Hình 1.7 Chức năng hiệu chỉnh điện áp của máy phát 9

Hình 1.8 Cuộn dây và nam châm 9

Hình 1.9 Nguyên lý phát điện trong thực tế 9

Hình 1.10 Máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ 10

Hình 1.11 Cấu tạo của rôto 10

Hình 1.12 Cấu tạo chổi than và vòng tiếp điện 11

Thứ tự Tên bảng Trang

Một phần của tài liệu Bảo dưỡng hệ thống điện trên xe mitsubishi triton (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)