Nội dung tư tưởng “Lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Từ quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về vai trò của quần chúng nhân dân đến tư tưởng “lấy dân làm gốc”của hồ chí minh (Trang 48 - 67)

TƯ TƯỞNG “LẤY DÂN LÀM GỐC” CỦA HỒ CHÍ MNH 2.1 Cơ sở hình thành tư tưởng “Lấy dân làm gốc” của Hồ Chí

2.2.2. Nội dung tư tưởng “Lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người ln ln được đặt lên hàng đầu, vì vậy ngun tắc lấy dân làm gốc là một trong những nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Cả cuộc đời hoạt động của Người đều hướng vào mục tiêu cao cả là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc lột bất cơng, khỏi đọa đày và đau khổ, khỏi nghèo nàn và lạc hậu.

Xuất phát từ vai trị vị trí của người dân, từ sức mạnh vô tận, vô địch của người dân, truyền thống “cố kết cộng đồng” trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh là sự kế thừa, sự kết tinh của những tư tưởng “Dân là gốc” của học thuyết Khổng Tử, Mạnh Tử, quan điểm về vai trò của quần chúng nhân dân trong chủ nghĩa Mác-Lênin. Người đã tiếp thu có chọn lọc và phát triển quan điểm đó, đồng thời làm phong phú thêm lịch sử tư tưởng dân tộc.

Thực tiễn dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã cho thấy trong suốt chiều dài lịch sử của mình, từ những phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân trong hơn một nghìn năm bị xâm lược bởi giặc phương Bắc, đến ba lần kháng chiến chống quân Nguyên - Mông của nhà Trần, cuộc đấu tranh chống quân Minh xâm lược thời nhà Lê, rồi phong trào Tây Sơn đánh bại quân Thanh, và hơn 80 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược… đã thể hiện sức mạnh của dân nên phải đoàn kết dân lại để đánh giặc,

thì mọi chiến thắng sẽ về ta. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến ròng rã 9 năm chống thực dân Pháp và sau đó 20 năm chống đế quốc Mỹ và tay sai. Năm 1975 đất nước thống nhất, dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong tồn bộ q trình lịch sử đó, bài học “lấy dân làm gốc” là nền tảng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cách mạng Việt Nam.

Trong quan niệm truyền thống của dân tộc ta vai trò của quần chúng nhân dân luôn được đề cao, thể hiện trong các tư tưởng “dĩ nông vi bản”, “dĩ dân vi bản”, dân như nước, chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, thuyền bị lật mới biết sức dân như nước. Thế nhưng, quan niệm về vai trò của “dân” ở đây mới chỉ dừng lại ở “dân bản” chứ chưa đạt tới trình độ “dân chủ”, chỉ đến khi chủ nghĩa Mác-Lênin được Hồ Chí Minh tiếp nhận và truyền bá vào Việt Nam, thì những tư tưởng trên được nâng lên một tầm cao mới với nội dung và hình thức tồn diện hơn, khoa học hơn, có tính phổ qt và hệ thống hơn. Sự phát triển mới về chất trong quan niệm về vị trí vai trị của dân khơng dừng lại ở giới hạn “dân bản” mà quan trọng hơn, nó được mở rộng thành “dân chủ”, dân khơng những nền tảng, mà hơn thế dân cịn là người làm chủ đất nước. Nếu trong rất nhiều bài nói, bài viết Hồ Chí Minh ln coi “dân là gốc của nước, nước lấy dân làm gốc”, quan niệm này có trong Nho giáo từ thế kỷ VI (TCN) ở thế kỷ XV, được Nguyễn Trãi mở rộng và hoàn thiện thêm, ở Hồ Chí Minh sau gần 40 năm bơn ba nước ngồi và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người nhận thức đầy đủ và sâu sắc chân lý “nước lấy dân làm gốc”, nhân dân là gốc, công nông là gốc của cách mạng, mà khẳng định: “Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”[15, 410].

Hồ Chí Minh đã tiếp thu những quan điểm sâu sắc của chủ nghĩa Mác- Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân là lực lượng lao động cơ bản của xã hội, là chủ thể sáng tạo nên lịch sử, coi sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, khơng có quần chúng nhân dân cũng khơng có lịch sử. Bởi vậy, lịch sử và quần chúng nhân dân khơng tách rời nhau, vai trị của quần chúng nhân dân ngày càng tăng lên trong lịch sử, quy mơ, tầm vóc của

các sự kiện lịch sử tùy thuộc vào lực lượng quần chúng tham gia vào rộng hay hẹp, nhiều hay ít… Trong q trình chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến thành cơng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln qn triệt sâu sắc tư tưởng “Lấy dân làm gốc” và nêu cao tư tưởng cách mạng là của dân, do dân và vì dân. Vì vậy, phải tập hợp, tổ chức thống nhất được sức mạnh của dân, vì dân là gốc rễ nền tảng của mọi chiến thắng, nên Hồ Chí Minh chủ trương phải tin dân, dựa vào dân, chăm lo lợi ích cho dân.

Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” và kế thừa hệ tư tưởng phương Đông: “Nước lấy dân làm gốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhìn ra sức mạnh của con người trong sự cố kết với cộng đồng dân tộc, giai cấp với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trong bầu trời khơng gì q bằng nhân dân. Trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân… Trong xã hội khơng có gì tốt đẹp vẻ vang bằng phục vụ lợi ích của nhân dân”[17; 276]. Sự đoàn kết của nhân dân là lực lượng vơ địch, dân khí mạnh thì qn lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi. Sự đồng tâm của đồng bào đúc thành một bức tượng đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn xảo quyệt đến mức nào đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại.

Sự thành công thắng lợi trong mọi nhiệm vụ của lịch sử đều do quần chúng nhân dân quyết định. Bởi vì lực lượng của dân rất lớn, khả năng của dân thật phi thường, có dân là có tất cả, mất dân là mất hết. Hồ Chí Minh thường nhắc nhở chúng ta “phải gần gũi nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời nhân dân thì tài tình mấy cũng khơng làm gì được”[19; 212]. Người chỉ rõ muốn cách mạng thành cơng thì phải coi dân là gốc nước. “Dân là gốc nước” trở thành tư tưởng cơ bản trong thời chiến cũng như trong thời bình của Đảng và Nhà nước ta.

Tư tưởng “Lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh có sự kế thừa tư tưởng “dân là gốc” của Nho giáo, của truyền thống “cố kết cộng đồng” của lịch sử dân tộc. Người xem sức mạnh của dân là lớn nhất, khơng gì mạnh bằng lực

lượng đoàn kết của dân. Nhân dân Việt Nam là con Lạc, cháu Hồng, là tất cả những người yêu nước thương nòi, nhân dân với những biểu hiện cụ thể của nó rất khác nhau, nhưng đều như những ngón tay “ngắn”, “dài” nơi một bàn tay là không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, trai gái, già trẻ, dòng giống, tơn giáo, tín ngưỡng, cơng nơng là lực lượng đơng đảo nhất, giữ vai trị là “gốc” của cách mạng. Từ chỡ coi lực lượng tồn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết, khơng ai có thể chiến thắng được lực lượng đó. Lực lượng dân thật vĩ đại, khả năng của dân thật phi thường, song điều đó chỉ có được nhân dân đồn kết lại, sự đồn kết của dân là lực lượng vơ địch. Sự đồng tâm của đồng bào, của nhân dân đã đóng thành một bức tường thành bằng đồng xung quanh Tổ quốc, vì vậy mọi kẻ thù đụng đầu nhằm bức tường đó chúng cũng phải thất bại. Người đã thấy được sức mạnh của nhân dân, nên Người thường xuyên kêu gọi nhắc nhở nhân dân đồn kết và chính Người đã thực sự là trung tâm quy tụ là hạt nhân và linh hồn của sự đoàn kết ấy.

Khi đất nước giành được độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ tư tưởng “dân là gốc” nên Người đã chủ trương xây dựng Nhà nước ta thành “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Bác khẳng định rõ: “Nước ta là nước dân chủ địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”[16; 515], và do vậy “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân… Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra… Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”[15; 698]. Người giải thích rõ: dân chủ, nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ. Xác định được dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng, có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân tham gia vào sự nghiệp cách mạng và đưa sự nghiệp đó tiến lên. Rằng, trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn.

Do đó, Người yêu cầu tất cả các cơ quan Nhà nước đều phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân và chịu sự kiểm soát của dân. Người căn dặn cán bộ, đảng viên rằng, mỗi cán bộ trước hết là người “đầy

tớ của dân” nên phải hết lòng phục vụ nhân dân, đồng thời là người lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân nên phải có trí tuệ hơn người, biết nhìn xa trơng rộng và phải gần gũi nhân dân. Sau khi nước nhà giành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề trọng dụng, chiêu mộ nhân tài ra giúp nước. Người nói: Nước nhà cần kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhiều nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc chắn khơng thiếu những người có tài, có đức; Vì Chính phủ nghe khơng đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân; Khiếm khuyết ấy tôi xin thừa nhận; Nay muốn sửa đổi điều đó và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm ích nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết; Người cũng đề nghị Chính phủ nhanh chóng tổ chức tổng tuyển cử; Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài có đức để gánh vác cơng việc nước nhà; Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là cơng dân thì đều có quyền đi bầu cử... Do tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội; Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân. Đây là tư tưởng lấy dân làm gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định mục tiêu của bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân là lựa chọn những đại biểu tiêu biểu cho trí tuệ và ý chí đồn kết thống nhất, một lịng một dạ phục vụ nhân dân. Người nói: Để xứng đáng là người đầy tớ tuyệt đối trung thành của nhân dân, các đại biểu Quốc hội và cán bộ chính quyền cần phải thực hành cần, kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư, gương mẫu về mọi mặt: đồn kết, cơng tác, học tập, lao động; ln luôn giữ tác phong khiêm tốn, chất phác và hịa mình với quần chúng thành một khối.

Nhà nước của dân tức là tất cả quyền hành trong nước là của toàn thể

nhân dân, những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia đều đưa nhân dân phục quyết. Nhân dân bầu ra chính quyền, đồng thời nhân dân có quyền bãi nhiễm những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, nếu họ tỏ ra khơng xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

Nhà nước do dân, là Nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu

của mình; Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ đóng thuế để Nhà nước chi tiêu, hoạt động, Nhà nước đó dân phê bình xây dựng và giúp đỡ. Tất cả các cơ quan Nhà nước phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm sốt của dân.

Nhà nước vì dân, là một Nhà nước thực sự của dân, do dân. Đó là Nhà

nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, khơng có đặc quyền, đặc lợi, thực sự trong sạch vững mạnh. Trong Nhà nước vì dân, tất cả cán bộ đều là cơng bộc của dân, việc gì lợi cho dân thì cố hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì cố hết sức tránh.

Để thực hiện “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh, là người phục vụ, cán bộ Nhà nước đồng thời là người lãnh đạo, người hướng dẫn của nhân dân. Trong Di chúc, Người căn dặn mỗi cán bộ đảng viên phải xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Khi nói Nhà nước của ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, khơng có nghĩa là Nhà nước phi giai cấp, siêu giai cấp, mà Nhà nước của ta phải dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Nhà nước của dân, do dân, vì dân phải là Nhà nước hợp hiến. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ (3/9/1945) đã khẳng định: Nhà nước ta phải có Hiến pháp dân chủ, và tổ chức cuộc tổng tuyển cử, với chế độ phổ thơng đầu phiếu để sớm có được một Nhà nước hợp hiến do dân bầu ra. Trong một Nhà nước dân chủ và pháp luật luôn đi đơi với nhau, khơng thể có dân chủ ngồi pháp luật, pháp luật là bà đỡ của dân chủ. Mọi quyền dân chủ của người dân phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp và pháp luật phải đảm bảo quyền tự do, dân chủ của người dân được tôn trọng trong thực tế. “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” phải là Nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh mẽ. Xây dựng một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa đảm bảo việc thực hiện quyền lực của nhân dân là mối quan tâm suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một sự kiện được nhiều người nhắc tới là tháng 10/1949 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo Dân vận. Người diễn đạt rất khái qt: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Cơng việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân. Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Quan điểm của Người thật rõ ràng: Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Điều mà cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh nung nấu, trăn trở là vấn đề thực hiện dân chủ với dân; làm thế nào để nhân dân “biết dùng quyền dân chủ” và “hưởng quyền dân chủ”. Ngày 6/1/1946, chỉ bốn tháng sau khi khai sinh nền Dân chủ Cộng hịa, Chính phủ lâm thời do Người đứng đầu đã tổ chức cuộc tổng tuyển cử phổ thơng, trực tiếp, bình đẳng lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Tháng 11/1946, Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 2 đã thông qua bản Hiến pháp do Người chỉ đạo soạn thảo. Nhà nước dân chủ, pháp quyền từ ý tưởng của Người đã dần dần trở thành hiện thực trên đất nước Việt Nam.

Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập là Nhà nước kiểu mới: Nhà nước của dân. Sức mạnh và sự trường tồn của Nhà nước bắt nguồn từ lực lượng toàn dân đoàn kết, với tinh thần làm chủ - tự chủ. Bởi thế nhà nước ta còn là Nhà nước do dân. Bác viết: “Trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân”, “Khơng có lực lượng nhân dân thì

Một phần của tài liệu Từ quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về vai trò của quần chúng nhân dân đến tư tưởng “lấy dân làm gốc”của hồ chí minh (Trang 48 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w