Truyền thống “cố kết cộng đồng dân tộc” trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam

Một phần của tài liệu Từ quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về vai trò của quần chúng nhân dân đến tư tưởng “lấy dân làm gốc”của hồ chí minh (Trang 30 - 34)

TƯ TƯỞNG “LẤY DÂN LÀM GỐC” CỦA HỒ CHÍ MNH 2.1 Cơ sở hình thành tư tưởng “Lấy dân làm gốc” của Hồ Chí

2.1.1. Truyền thống “cố kết cộng đồng dân tộc” trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam

tưởng triết học Việt Nam

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, gắn liền với bao chiến công anh dũng và của các anh hùng dân tộc và của nhân dân Việt Nam. Để làm được điều đó thì tồn thể dân tộc Việt Nam phải đồng lịng, hợp sức để chống giặc ngoại xâm, mà nởi trội hơn hết là chủ nghĩa yêu nước truyền thống là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước là điểm xuất phát với cội nguồn sâu xa, là sức mạnh vĩ đại, là nội lực, là mẫu số chung của người dân Việt Nam. Truyền thống đó có các đặc điểm cơ bản: là một dân tộc u hịa bình ghét chiến tranh, có lịng nhân ái cao cả, bất khuất chống giặc ngoại xâm quyết vì độc lập dân tộc, có sự cố kết cộng đồng cao.

Có người cho rằng những truyền thống đó thì dân tộc nào mà chẳng có. Đúng thế, nhưng để có được những truyền thống ấy như Việt Nam thì chẳng có dân tộc nào sánh được. Tinh thần đoàn kết cố kết cộng đồng, nhân nghĩa tương thân tương ái, là một tâm điểm là sức mạnh vô địch để chiến thắng mọi kẻ thù tạo nên một bức tường đồng vững chắc đoàn kết là sức mạnh của mọi thành công.

Quốc gia, đất nước gắn liền với cộng đồng người và gắn với vấn đề dân tộc, quốc gia dân tộc. Về mặt lý luận chính trị, yêu nước chính là trách nhiệm về cộng đồng về dân tộc biểu hiện bằng những quan điểm, lý luận những nhận thức về con đường và biện pháp đấu tranh để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Ý thức về cộng đồng người Việt là điều dễ nhận ra. Ý thức đó xuất hiện từ thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc (111tcn-938). Sự thống trị của ngoại bang đã khiến người ta cố tìm lấy điểm chung giữa các thành viên để

gắn bó thành một khối, để khi hành động mỗi thành viên đều với tư cách là một bộ phận của cộng đồng và do đó tăng thêm sức mạnh của cá nhân và của cả cộng đồng.

Vì vậy, thời bấy giờ sự đồn kết, sự đồng sức đồng lòng, tinh thần “cố kết cộng đồng” để chống giặc ngoại xâm là một yêu cầu cần thiết. Dân tộc Việt Nam có lịng u nước nồng nàn nên phải đồn kết để đứng lên giữ vững bờ cõi dân tộc Việt. Sự đồn kết đồng lịng, sự cố kết dân tộc đã đánh thắng mọi kẻ thù.

Câu chuyện Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở ra một trăm người con, năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi… là một huyền thoại. Câu chuyện đó khơng phù hợp với sự phát triển của người Việt trong thực tế là nhiều thị tộc hợp thành bào tộc, từ nhiều bào tộc hợp thành bộ lạc, từ nhiều bộ lạc hợp thành liên minh bộ lạc, từ nhiều liên minh bộ lạc hợp thành bộ tộc. Nhưng câu chuyện đó cũng có giá trị hiện thực, mọi người vẫn thừa nhận và trân trọng giữ gìn. Lý do khơng phải gì khác, chính nó là sản phẩm của lịng mong muốn. Có chất keo gắn bó họ lại để cùng chống chọi với kẻ thù, vì cùng một mẹ sinh ra, những tiếng nói “đồng bào”, “bà con”, dùng để gọi những người xung quanh, được sinh ra từ ý thức cùng có chung một mẹ, vì vậy truyền thống cố kết cộng đồng, đoàn kết dần dần được nâng lên đến một trình độ cao hơn, ngày càng bền chặt hơn để bảo vệ dân tộc mình, bảo vệ đất nước mình.

Cũng từ khi nước ta chưa thành văn viết, Việt Nam đã có truyền thuyết thánh Gióng đánh giặc, khi Gióng lên ba, chưa tự và ăn cơm được. Thế nhưng nghe giặc Ân đến xâm lược nước nhà Gióng đã vươn vai trở thành Phù Đổng để đánh giặc giữ nước. Mẹ Gióng q nghèo, khơng đủ sức ni Gióng ăn và rèn sắm vũ khí cho Gióng như Gióng u cầu. Tồn bộ dân làng đã cùng chung lưng đấu cật, ni Gióng ăn và rèn vũ khí cho Gióng đánh giặc giữ nước. Ấy vậy mà, khi xung trận với áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt Gióng khơng thắng được giặc Ân… Gióng chỉ nghiêng mình nhổ bụi tre làng đã xua tan được giặc Ân. Gióng đã thắng giặc Ân chính vì Gióng là đại biểu cho tinh

thần bất khuất chống giặc ngoại xâm và cố kết cộng đồng dân tộc ta, quyết vì độc lập dân tộc.

Xuất phát từ điều kiện khách quan, để tồn tại được các cư dân Việt Nam. Từ xưa đã phải sớm cố kết lại để chống thiên tai và giặc ngoại xâm, đặc biệt là phải đối phó với chính sách Hán hóa rất hà khắc, đã diễn ra hàng năm dưới thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, để rồi vùng lên dành quyền tự chủ, xây dựng đất nước giữ vững độc lập chủ quyền, chống các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực hùng mạnh và tàn bạo, trên cơ sở đã cố kết thành dân tộc, nhận thức về dân tộc và nền độc lập dân tộc. Qua nghìn năm đấu tranh giành đợc lập dân tợc, dân cư Lạc Việt đã kiên cường bảo vệ văn hóa, tiếng nói, phong tục tập quán, văn hóa vật chất và tinh thần vùng lên giải phóng giành quyền tự chủ. Trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý sự cố kết cộng đồng ngày càng phát triển để khi hội đủ các yếu tố về cộng đồng kinh tế, cộng đồng văn hóa, cộng đồng về ngơn ngữ và lãnh thổ dân tộc Việt Nam đã vươn lên sánh vai với các dân tộc khác.

Tư tưởng về sự đồng lòng sự cố kết dân tộc, đại đồn kết dân tộc vì lợi ích chung, vì sự tồn tại của cả cộng đồng của cả dân tộc. Tư tưởng Diên Hồng đoàn kết quân dân đã từng có trong thời Trần. Trần Quốc Tuấn thấy rõ nguyên nhân thắng lợi là trên dưới một lịng, ơng nói: lịng dân không chia, vua tôi đồng lịng, anh em hịa mục, cả nước góp sức, giặc tự bị bắt.

Để có sự đoàn kết ấy, cũng như huy động được sức mạnh vật chất và tinh thần của nhân dân vào cơng cuộc giữ nước thì phải “khoan thư sức dân”. Theo Trần Quốc Tuấn dân là chính trị, đường lối chính trị phải lấy giữ nước làm gốc, mọi chiến lược, chiến thuật phải căn cứ vào lợi ích của dân, thắng hay thua, tiến hay lùi bước đầu phải căn cứ vào lợi ích của dân. Chính sách này biểu thị sự quan tâm của nhà nước đối với sản xuất và đời sống của nhân dân. Do đó, phải tranh thủ sự đồng lịng ủng hộ của dân.

Dưới con mắt của Trần Quốc Tuấn, nhân dân là nơi chứa chất tiềm lực kinh tế và quốc phòng bảo đảm cho sự vững chắc cho nền độc lập và chủ quyền của đất nước. Dân là nguồn lực vĩ đại của dân tộc để bảo đảm cho sự bền vững

của nền độc lập chủ quyền đất nước. Trong “Hịch Tướng Sỹ” ơng khẳng định: được lịng dân mới là tất cả, được lòng dân mới là gốc nước. Trần Quốc Tuấn là người đầu tiên khẳng định sức mạnh từ sự đoàn kết của nhân dân đối với sự phát triển của đất nước, đó như là một chân lý sáng ngời của chiến tranh giữ nước, cả nước chung sức đánh giặc cho nên “khoan thư sức dân” sẽ làm cho sức mạnh của dân tộc tăng lên gấp bội với tư tưởng “lịng dân khơng chia”, “cả nước góp sức” chống giặc. Đồng thời khẳng định sự đồn kết đồng lịng của qn sỹ đó là biểu hiện sự đồn kết tồn dân trong cuộc kháng chiến chống qn Ngun - Mơng.

Truyền thống đó đã được chứng minh hùng hồn bởi cuộc kháng chiến chống quân Minh. Sở dĩ Lê Lợi và Nguyễn Trãi cùng dân tộc làm nên được các chiến công oanh liệt: “Đánh một trận sạch khơng kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim mng” chính là vì các ơng đã đồn kết được tồn dân đánh giặc. Ơng đã từng nói: Hịa rượu cùng uống, binh sĩ một dạ cha con.

Các nhà tư tưởng về sau này đã thấy rõ chỉ có “hợp sức”, “hợp quần” thì mới có sức mạnh. Rồi đến Hồ Chí Minh, tư tưởng đó được nêu lên thành nguyên lý “Đoàn kết, đoàn kết, đại đồn kết. Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng”. Vì vậy, phải coi trọng vai trị của sức mạnh “cố kết cộng đồng”, sức mạnh “đại đoàn kết dân tộc” đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Bên cạnh đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tồn dân, thì vai trị của nhân dân cũng được coi trọng trong chiến tranh giữ nước và cứu nước.

Ngay từ khi khởi đầu dựng nước Đại Việt thế kỷ XI, Lý Cơng Uẩn đã nói: “Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, thấy thuận trên thì thay đổi”. Trần Quốc Tuấn đã từng tổng kết: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rể bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”, Nguyễn Trãi nói: “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”, ơng cịn nói: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.

Trong thời đại ngày nay, thời đại Hồ Chí Minh, tư tưởng đó đã nâng lên một trình độ mới. Thành cơng trong tồn bộ sự nghiệp cách mạng của Hồ Chủ Tịch là nhờ kế thừa và phát huy thành công truyền thống quý báu của dân tộc.

Sử ta dạy cho ta bài học: “khi nào dân ta đồn kết thì độc lập của nước ta được giữ vũng, khi nào dân ta khơng đồn kết thì độc lập của nước ta có nguy cơ bị xâm phạm”; Người đánh giá đúng, đề cao sức mạnh và phát huy tinh thần quật cường của “nhân dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì triệu người như một xơng lên phía trước, quyết giữ gìn và bảo vệ độc lập dân tộc”, mà luôn thực hiện đường lối cách mạng đại đoàn kết toàn dân, với nguyên tắc “tin dân dựa vào dân”, khẳng định sức mạnh vô tận vô địch của dân: “Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng qua”, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”; Người đưa dân tộc Việt Nam lên ngang tầm thời đại với các chiến thắng rực rỡ: từ Cách mạng Tháng 8/1945, chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, đến Đại thắng mùa xuân 1975. Đảng cộng sản Việt Nam đã khơi dậy sức mạnh vĩ đại của nhân dân, nên đã chiến thắng được các đế quốc to là Pháp và Mỹ và đang ngày càng lập được nhiều kỳ tích trong đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Một phần của tài liệu Từ quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về vai trò của quần chúng nhân dân đến tư tưởng “lấy dân làm gốc”của hồ chí minh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w