Lý luận về vai trò quần chúng nhân dân của Hồ Chí Minh là một bộ phận khăng khít của chủ nghĩa duy vật biện chứng về lịch sử

Một phần của tài liệu Từ quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về vai trò của quần chúng nhân dân đến tư tưởng “lấy dân làm gốc”của hồ chí minh (Trang 37 - 41)

TƯ TƯỞNG “LẤY DÂN LÀM GỐC” CỦA HỒ CHÍ MNH 2.1 Cơ sở hình thành tư tưởng “Lấy dân làm gốc” của Hồ Chí

2.1.3.Lý luận về vai trò quần chúng nhân dân của Hồ Chí Minh là một bộ phận khăng khít của chủ nghĩa duy vật biện chứng về lịch sử

một bộ phận khăng khít của chủ nghĩa duy vật biện chứng về lịch sử

Như chúng ta đã biết, vai trị quần chúng nhân dân trong lịch sử khơng chỉ nhìn nhận trong phạm vi một quốc gia, một dân tộc hay một thời đại nào mà đã được khẳng định như là một chân lý bất diệt, được nâng lên thành quan điểm lý luận là một bộ phận khăng khít của chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác- Lênin.

Trong việc dựng nước và giữ nước, các sử gia đã nêu lên một chân lý: Nếu được sự ủng hộ của dân chúng thì khơng kẻ thù xâm lược nào mà khơng

bị đánh bại. Chúng ta có thể thấy trong tư tưởng và hành động của các nhà tư tưởng thời bấy giờ, đã coi trọng vai trò của quần chúng nhân dân là một tư tưởng trong ý thức dân tộc của các nhà tư tưởng. Lời nói tuy khác nhau, nhưng họ đều là những nhà yêu nước đều thấy cần phải nêu lên trách nhiệm đối với dân, phải bồi dưỡng sức dân, lấy sức dân làm động lực giải phóng đất nước.

Những tư tưởng đó được các nhà tư tưởng nêu lên là có “hợp sức, hợp quần” mới có sức mạnh. Nhưng mãi đến khi có ánh sáng soi rọi của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng đó mới thực sự trở thành khoa học và đi vào cuộc sống một cách sâu rộng, Hồ Chí Minh đã nêu lên thành ngun lý: “Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết. Thành cơng, thành cơng, đại thành công”.

Trong thời kỳ nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, nhiều nhà ái quốc Việt Nam cũng đã kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên chống giặc ngoại xậm, giành độc lập cho dân tộc, nhưng họ quan niệm quần chúng là những người thụ động, họ khơng hiểu sự nghiệp giải phóng dân tộc muốn thành công là phải do quần chúng nhân dân tự mình đứng lên làm lấy. Do đó, ngun nhân quan trọng làm cho các cuộc vận động ái quốc đó thất bại là do các nhà lãnh đạo phong trào khơng thấy được vai trị quyết định của quần chúng nhân dân. Chỉ khi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, dựa trên những nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin và nghiên cứu lịch sử Việt Nam thì vị trí của những người cộng sản và vai trò của quần chúng nhân dân đặt lại đúng vị trí. Bởi vậy, Người đã khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng tự mình giải phóng lấy mình, khơng có anh hùng hào kiệt nào có thể cứu vớt được quần chúng, mà chính bản thân quần chúng được giác ngộ, được tổ chức đoàn kết lại dưới sự lãnh đạo của đội tiên phong của giai cấp công nhân là Đảng Cộng sản Đơng Dương mới có thể giải phóng cho mình được”[6; 11].

Quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, thúc đẩy lịch sử phát triển không ngừng. Bác vạch rõ sức mạnh của lực lượng quần chúng mà trước hết là

“lực lượng của giai cấp công nhân và nông dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận”[13; 7]. Ngồi ra, Bác cịn phân tích một cách khoa học vai trò của lực lượng quần chúng trong từng thời kỳ lịch sử, khẳng định địa vị lãnh đạo của giai cấp cơng nhân, vai trị chủ lực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Điều này được thể hiện trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng như cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của mình đã liên minh vững chắc với giai cấp nơng dân trên cơ sở đó, tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động, tầng lớp tiến bộ trong xã hội thành một mặt trận rộng rãi, một lực lượng quần chúng cách mạng to lớn. Đây chính là lực lượng sáng tạo ra lịch sử và quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Là người đã từng lăn lộn trong phong trào công nhân quốc tế, đã từng đi đến “năm châu bốn biển” để tìm đường cứu nước, hơn ai hết Bác đã nhìn thấy vai trị to lớn của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Bởi vậy, chân lý mà Bác nêu ra: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” được Đảng ta chú ý coi đó như là cương lĩnh của Đảng. Xuất phát từ quan điểm về vai trò quyết định và sức sáng tạo của quần chúng về vai trò lãnh đạo tất yếu của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của quần chúng, Bác đã dạy chúng ta phải tăng cường mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng, coi đó là một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh to lớn của Đảng ta.

Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của đất nước ta, Đảng ta đã đưa ra một quyết định khoa học và cách mạng về vai trò của quần chúng nhân dân trong từng thời kỳ cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm tập hợp lực lượng cách mạng giải quyết những vấn đề lịch sử của cách mạng đặt ra cho thích hợp.

Nghiên cứu quán triệt một cách sâu sắc quan điểm về vai trò của quần chúng nhân dân trong triết học Mác-Lênin và thực tiễn xã hội loài người, Đảng ta đã vạch rõ sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử, là động lực thúc đẩy lịch sử

phát triển. Trong điều kiện thời đại ngày nay, Đảng ta khẳng định sức mạnh đó, trước hết là sức mạnh của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động nói chung trong từng thời kỳ cách mạng, trong chiến đấu, trong sản xuất, trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội, Đảng ta đã chỉ rõ sức mạnh vĩ đại của quần chúng nhân dân, khẳng định địa vị lãnh đạo của giai cấp công nhân, vai trị chủ lực của liên minh cơng-nơng, chính đó là lực lượng sáng tạo ra những kỳ công lịch sử và quyết định thắng lợi của cách mạng.

Nhìn vào lịch sử dân tộc Việt Nam chúng ta nhận thấy rằng không phải chỉ lúc có Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930), quần chúng nhân dân mới đóng vai trị quan trọng trong lịch sử, mà từ xa xưa quần chúng nhân dân đã viết nên thiên anh hùng ca của lịch sử Việt Nam. Lịch sử của đất nước mà ngay từ trang đầu đã thấy vai trò của nhân dân đấu tranh anh dũng để giữ nước rồi. Từ trong các cuộc kháng chiến chống Tống-Nguyên - Minh - Thanh v.v. Quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh quân sự đã đứng lên chiến đấu anh dũng để giải phóng đất nước, cởi bỏ xiềng xích nơ lệ cho chính mình.

Đến thời đại ngày nay, vai trị của quần chúng nhân dân khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà cịn có ý nghĩa về mặt thực tiễn to lớn đang chỉ đạo hoạt động công tác quần chúng của Đảng và Nhà nước ta, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn dân tộc trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Vận dụng quan điểm về vai trò của quần chúng nhân dân trong triết học Mác-Lênin vào công cuộc đổi mới, Đảng ta khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân. Để động viên toàn dân, dựa vào sức mạnh toàn dân làm cho mọi người dân Việt Nam cùng nhau đồn kết một lịng đem hết tâm huyết, tinh thần và nghị lực, của cải và tài năng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước, làm cho đất nước sớm tiến kịp với các nước có nền kinh tế phát triển và trở thành một Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Tóm lại, cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo, Đảng đã vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin một cách sáng tạo, đúng đắn, phù hợp với điều kiện của đất nước ta. Lúc đầu là tư tưởng của lãnh tụ Hồ Chí Minh, về sau trở thành quan điểm của Đảng, nó được cụ thể hóa thành những đường lối chính sách, chủ trương về công tác quần chúng của Đảng và Nhà nước ta. Đảng ta đã phân tích tình hình cụ thể trong những thời điểm nhất định, để xác định một cách đúng đắn lực lượng quần chúng nhân dân, nhằm tập hợp thành một khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng ta luôn luôn xác định: liên minh công - nơng - trí thức là lực lượng nịng cốt. Đảng có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân, làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giành độc lập tự do cho Tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Nhận thức được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong khi có chiến tranh cũng như trong thời kỳ xây dựng đất nước. Kết hợp với lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng ta mà đứng đầu là Bác Hồ đã đúc kết lên tư tưởng “Lấy dân làm gốc”

Một phần của tài liệu Từ quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về vai trò của quần chúng nhân dân đến tư tưởng “lấy dân làm gốc”của hồ chí minh (Trang 37 - 41)