- Tín hiệu đóng/ngắt (ON/OFF): thực hiện chức năng chuyển mạch, đổi chiều quay trục chính; điều khiển các thiết bị phụ trợ như bôi trơn làm nguội,
2. Di chuyển theo Contour.
Theo phương thức này, dao di chuyển theo biên dạng yêu cầu để thực hiện qui trình công nghệ gia công. Về
hình học, biên dạng bao gồm chuỗi các
đường thẳng, đường cong, cung tròn, êlip, parabol, hypebôn, đường cong bậc ba và các đường cong bậc cao.
Để đơn giản việc tính toán các điểm trên quĩ đạo di chuyển dao, các đường cong bậc cao được tuyến tính hoá, tức là các đường cong bậc cao được xấp xỉ bởi chuỗi đoạn thẳng. Với giả thiết này, quĩ đạo di chuyển dao tổng quát được xấp xỉ
bởi chuỗi phần tử hình học cơ bản thuộc 3 nhóm:
* Đường cong bậc nhất (đoạn thẳng). * Đường cong bậc hai (cung tròn, êlip, paraboon, hyperboon).
* Đường cong bậc ba.
Trong điều khiển số, các di chuyển cơ bản này được gọi là chuyển động nội suy (interpolated motion).
Di chuyển theo biên dạng đòi hỏi hệ điều khiển phải có khả năng điều khiển phối hợp các động cơ truyền động, như vậy mỗi trục truyền động yêu cầu có mạch điều khiển định vị và mạch điều khiển tốc độ riêng biệt. Hình 7.4- Các chếđộ dịch chuyển trong chuyển động PTP Hình 7.5 - Điều khiển 2,5 trục Hình 7.7 - Điều khiển 5 trục Hình 7.6 - Điều khiển 3 trục
4.2.2. Nội suy chuyển động.
Điều khiển số sử dụng 5 chế độ nội suy chuyển động: nội suy đường thẳng, nội suy cung tròn, nội suy đường xoắn, nội suy parabol và nội suy bậc 3. Từ dữ liệu hình học quĩ đạo di chuyển dao và chếđộ nội suy yêu cầu, bộ nội suy tính toạđộ các điểm trung gian trên quĩđạo chuyển động.
Bộ nội suy (là thiết bị điện tử đối với hệ NC hoặc phần mềm đối với hệ CNC), ngoài chức năng nội suy hình học còn có chức năng tính toán tốc độ của các trục tương
ứng để thực hiện chuyển động theo quĩđạo và tốc độ di chuyển yêu cầu.