Về các chủ thể sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn thông

Một phần của tài liệu Dịch vụ bưu chính, viễn thông với phát triển kinh tế xã hội ở nghệ an (Trang 40 - 43)

Cũng như trên lĩnh vực kinh doanh bưu chính, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trước năm 2002, kinh doanh trên lĩnh vực chủ yếu là các đơn vị trực thuộc của VNPT như Bưu điện Nghệ An, Vinaphone, Mobifone. Thị trường dịch vụ Viễn thông Nghệ An là thị trường rộng lớn, có tiềm năng phát triển mạnh. Từ năm 2002 đến nay, đã có thêm nhiều doanh nghiệp viễn thơng tham gia cung cấp dịch vụ viễn thơng, và bước đầu có sự cạnh tranh mạnh mẽ, các doanh nghiệp không ngừng thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển hạ tầng viễn thông, tăng nhanh về số lượng và nâng cao chất lượng. Phát triển nhanh mạnh lên cả các huyện miền núi khó khăn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có sự tham gia đầu tư của hầu hết các doanh nghiệp bưu chính viễn thơng được Nhà nước cấp phép, triển khai dịch vụ như: VNPT, EVN-Telecom, Tổng Cơng Viễn thơng Qn đội (Viettel), Sài Gịn Postel, HN Telecom... Đầu tư cho phát triển hạ tầng viễn thông 5 năm qua (từ năm 2001 - 2005) ước đạt trên 1.200 tỷ đồng, trong đó VNPT khoảng 1.000 tỷ VN đồng. Các doanh nghiệp tham gia phát triển hạ tầng mạng viễn thông và cung cấp các dịch vụ viễn thơng, đó là:

Thứ nhất, Bưu điện tỉnh Nghệ An và Viễn thơng Nghệ An thuộc VNPT

Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT), trên cơ sở tổ chức lại Tổng Cơng ty Bưu chính viễn thơng Việt Nam, là đơn vị chủ lực có bề dày kinh doanh phục vụ bưu chính viễn thơng mạnh nhất, lâu nhất Việt Nam từ trước đến nay. VNPT vẫn là đơn vị đóng vai trị chủ lực trong sản xuất kinh doanh phục vụ BCVT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. VNPT đã ra mắt và đi vào hoạt động cuối năm 2007, vốn điều lệ gồm 37 nghìn tỷ đồng, có nhiệm vụ

kinh doanh theo chính sách, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước, bao gồm trực tiếp thực hiện các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào doanh nghiệp khác bao gồm các ngành, nghề, lĩnh vực: Dịch vụ viễn thông vệ tinh, viễn thơng đường trục, bưu chính, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin, truyền thơng, tài chính, tín dụng, ngân hàng, quảng cáo; Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị bưu chính, viễn thơng và CNTT, bất động sản, cho thuê văn phòng; Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các cơng trình bưu chính viễn thơng và CNTT; SXKD Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật. Đầu năm 2008, VNPT tiếp tục thực hiện các bước tách lĩnh vực hoạt động bưu chính ra khái viễn thơng nhằm mục đích phát huy thế mạnh từng lĩnh vực để phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ có hiệu quả cao hơn. Do vậy, trên địa bàn cấp tỉnh, huyện, lĩnh vực viễn thơng và bưu chính được tách ra kinh doanh thành 2 đơn vị riêng, độc lập. ở Nghệ An, đầu năm 2008, Bưu điện Nghệ An được chia tách thành 2 đơn vị gồm Viễn thông Nghệ An và Bưu điện tỉnh Nghệ An. Đến nay, Viễn thông Nghệ An và Bưu điện tỉnh Nghệ An vẫn là 2 đơn vị chủ yếu cung cấp hầu hết các dịch vụ bưu chính viễn thơng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó điện thoại cố định của Viễn thông Nghệ An chiếm thị phần chủ yếu > 90%, phối hợp với GPC Vinaphone thuộc VNPT cùng cung cấp dịch vụ di động của GPC Vinaphone trên địa bàn tỉnh, triển khai cung cấp các dịch vụ truyền dẫn, Internet với đầy đủ phương thức ADSL, SHDSL, Leaser-Line, Dial- up… thị phần chủ yếu và có mặt tại 100% huyện.

Thứ hai, GPC Vinaphone thuộc VNPT: Cung cấp dịch vụ điện thoại di

động mạng 091 và 094, phủ sóng 100% trung tâm các huyện trong tỉnh, có dung lượng mạng lớn, chất lượng dịch vụ tốt, ổn định.

Thứ ba, VMS MobiFone thuộc VNPT: Cũng như GPC Vinaphone,

doanh nghiệp này chỉ cung cấp dịch vụ điện thoại di động mạng 090 và 093, phủ sóng 100% trung tâm các huyện trong tỉnh, có dung lượng mạng lớn, chất lượng dịch vụ tốt, ổn định.

VMS MobiFone và GPC Vinaphone là 2 doanh nghiệp đầu tiên cung

cấp dịch vụ điện thoại di động GSM ở Nghệ An, khu vực phủ sóng lớn nhất có thể chuyển vùng phục vụ cho nhau đối với thuê bao trả sau. Tính đến tháng 9/2008 hai mạng này có tổng số gần 300.000 thuê bao (chủ yếu là 091), nhiều nhất trong các doanh nghiệp. Sử dụng công nghệ CDMA 2000 1x 450 MHz, đây là công nghệ tiên tiến đầy triển vọng, dễ dàng tích hợp nhiều dịch vụ gia tăng đa phương tiện, băng rộng khi được tích hợp EV-DO. Hiện tại EVN Telecom đang cung cấp các dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến E-Tel, cố định không dây E-phone, di động nội hạt E-com, di động toàn quốc E-mobile 096 từ 1/5/2006, các dịch vụ trên đều tích hợp dịch vụ truy cập Internet. Đây là doanh nghiệp đầy triển vọng và phát triển tương đối đồng bộ, vững chắc.

Thứ tư, Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel

Là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động GSM có tốc độ phát triển nhanh nhất, bắt đầu triển khai dịch vụ vào năm 2003 đến tháng 9 năm 2008 đã lắp đặt gần 250 BTS phủ sóng 19/19 trung tâm các huyện trong tỉnh, với tổng số gần 100.000 thuê bao. Ngồi ra Doanh nghiệp này cịn cung cấp các dịch vụ Viễn thông khác như điện thoại cố định, Internet ADSL, thuê kênh riêng.

Thứ năm, S-Fone thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thơng

Sài Gịn:

Đây là doanh nghiệp có thị phần nhỏ nhất và ít phát triển, chỉ cung cấp dịch vụ điện thoại di động S-Fone 095 cơng nghệ CDMA 900 MHz, hiện trên địa bàn chỉ có 2 BTS và số thuê bao khoảng 1.000.

Hiện nay, mơ hình kinh doanh của các doanh nghiệp mới thường năng động, gọn nhẹ hơn như: Viettel, EVN Telecom, S-Fone...Những doanh nghiệp mới được hưởng chính sách ưu đãi phát triển, được lựa chọn các loại hình dịch vụ kinh doanh và lựa chọn khu vực, thị trường có lợi thế và đặc biệt, được tự định giá cước và các chương trình khuyến mãi nói chung. Đối với

VNPT từ một đơn vị độc quyền, VNPT rõ ràng đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi các đối thủ trong và ngoài nước. Đối với VNPT, hiện có một số khó khăn khách quan như bộ máy lớn, những năm qua phải tiến hành chuyển đổi từ mơ hình tổng cơng ty sang mơ hình tập đồn cho phù hợp với trình độ phát triển khoa học cơng nghệ và quản lý từ tập đoàn đến tất cả các đơn vị thành viên, đặc biệt là chuyển đổi tổ chức lại bộ máy SXKD, giải quyết các chế độ lao động là cả một gánh nặng không thể giải quyết trong ngày một ngày hai. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của CBCNV thuộc VNPT vẫn đang bị khách hàng kêu ca nhiều, hiện tượng này hiện nay chưa khắc phục được. Tuy nhiên, VNPT cũng có nhiều lợi thế mà các doanh nghiệp khác khơng có được về kinh nghiệm, thị phần, thị trường, thương hiệu cũng như truyền thống và bề dày lịch sử. VNPT có hạ tầng cơ sở mạng lưới vững mạnh, phổ cập và rộng khắp, có nền tảng vững chắc về nguồn nhân lực, về thị trường và thị phần, đặc biệt là sự gắn kết giữa VNPT với ngành báo chí, xuất bản - phát thanh, truyền hình từ những ngày đầu tiên được thành lập. Những khó khăn của VNPT hiện nay chỉ là tạm thời. Hy vọng trong quá trình đổi mới, cấu trúc lại mơ hình, VNPT sẽ tiếp tục phát huy được sức mạnh và phát triển vượt bậc, vững chắc trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Dịch vụ bưu chính, viễn thông với phát triển kinh tế xã hội ở nghệ an (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w