6. Kết cấu của đề tài
2.2.1. Xây dựng đạo đức gia đìn hở Thừa Thiên Huế hiện nay
Đạo đức gia đình là "toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và quan hệ gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và quan hệ gia đình vừa thể hiện bản chất của cá nhân, vừa cho biết bản chất của đạo đức trong gia đình" [23, 20].
Gia đình được ví như nước nhỏ, Nho giáo cho rằng, địa vị của gia đình có tầm quan trọng đặc biệt trong sự ổn định của xã hội. Vì vậy, những hành vi ứng xử, giao tiếp của mỗi thành viên trong gia đình được Nho giáo quy định chặt chẽ, phụ thuộc vào thân phận của mỗi người. Nói đến gia đình tức là nói về việc tề gia. Tề, có nghĩa là, sắp đặt, thu xếp cho gọn gàng chu đáo. Muốn làm được việc ấy, trước hết phải tự tu thân. Tu thân ở đây có nghĩa là con người phải hiểu biết rõ những phép tắc cần thiết, được người ta gọi là đạo luân thường. Luân có Ngũ luân gồm: vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, anh - em, bầu - bạn. Thường có Ngũ thường gồm: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Đó là những đức tính đòi hỏi con người phải biết trong sự tu thân. Ngũ thường là cơ sở để nguời thực hiện Ngũ luân và trên cơ sở để xây dựng đạo đức gia đình trên phạm vi cả nước nói chung và xây dựng gia đình ở Thừa Thiên Huế nói riêng.
Huế là thành trì cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, nên sự ảnh hưởng đó càng sâu sắc và rõ nét hơn. Đây vốn là vùng đất có bề dày của truyền thống Nho giáo, lịch sử đã để lại cho Thừa Thiên Huế những di sản văn hóa vật chất và cả một hệ thống các giá trị văn hóa phi vật thể, trong đó có các giá trị, chuẩn mực đạo đức gắn với gia đình và đây là cơ sở để Thừa Thiên Huế xây dựng gia đình văn hóa mang đậm bản sắc gia đình Việt Nam, đồng thời thể hiện nét riêng trong văn hóa gia đình xứ Huế.
Với Thừa Thiên Huế việc xây dựng đạo đức gia đình văn hóa chịu sự ảnh hưởng lớn của đức Nhân trong tư tưởng Ngũ thường. Bởi, theo Khổng
Tử, "Nhân là yêu người", lúc khác Ông lại cho rằng "Ai làm được năm điều: Cung, khoan, tín, mẫn, huệ người nhân". Khổng Tử lại nói: "Mình nghiêm trang cung kính thì chẳng ai dám khinh mình. Nếu mình có lòng rộng lượng thì thu phục được lòng người. Nếu mình có đức tín thật thì người ta tin cậy mình. Nếu mình thi ân, bố đức gia huệ thì mình sai khiến được người" [17, 273]. Làm được năm đức ấy thì dân vui lòng nghe theo, dân tin và dễ bề sai khiến. Với Khổng Tử, chỉ có người nhân mới có thể đạt được cuộc sống an vui, lâu dài với lòng nhân của mình và dẫu có ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có thể yên ổn. Người có nhân là người có tình cảm chân thực, hết lòng vì nghĩa, trung thứ. Với cha mẹ và anh em, biểu hiện cao nhất của đức nhân là hiếu đễ. Một người hiếu thảo với cha mẹ, tôn kính với anh em thì theo lẽ tự nhiên họ sẽ tôn kính bề trên, thiên hạ sẽ thái bình. Hiếu đễ là biểu hiện cao nhất của việc thực hành đức Nhân, đồng thời "Hiếu đễ được gọi là cái gốc của đức Nhân" từ đó làm nảy sinh ra các đức khác.
Do ảnh hưởng của tư tưởng "Hiếu đễ là gốc của đức Nhân" nên người dân Thừa Thiên Huế rất coi trọng vấn đề hiếu đạo. Chuyện con cháu làm tròn chữ hiếu với ông bà, cha mẹ mình trở thành trách nhiệm mà ai cũng phải biết, phải làm. Làm con hiếu thảo tức là phải luôn nghe lời cha mẹ, phải làm thế nào cho cha mẹ phải luôn hài lòng và có thể tự hào về con của mình. Họ bày tỏ lòng hiếu thảo bằng cách: "làm nở mày nở mặt" cha mẹ, tức là thành công trong xã hội, gánh vác cái trách nhiệm của cha mẹ để lại cũng như phát huy và làm rạng danh cho gia đình mình. Điều mà những người con nơi đây sợ nhất là "làm Mạ buồn" với họ như thế là bất hiếu.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của đức Nhân trong tư tưởng Ngũ thường biểu hiện ở chỗ thực hiện "hiếu đễ". Gia đình là môi trường sống của "hiếu đễ". Gia đình phải hòa thuận, anh em đùm bọc lẫn nhau, xây dựng gia đình có đạo đức hay "gia giáo" nếu không "hiếu đễ" cũng chẳng để làm gì cả. Hiếu là lòng yêu thương, kính trọng cha mẹ, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, khi cha mẹ đau ốm, kể cả lúc tang ma thờ cúng khi cha mẹ đã chết. Hiếu với cha mẹ khi đã chết cũng rất quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc. Ở xứ Huế, mọi người tổ
chức tang tế cho ông bà, cha mẹ rất chu đáo. Vua Tự Đức đã từng để tang cha tám tháng, sang trọng, hết sức tốn kém. Ông nói: "Sửa sang tang nghi là việc lớn, dẫu hợp cả tài lực của bốn bể năm châu cũng chưa dám cho là xa xỉ" [19, 45].
Khổng Tử cho rằng: "Nhân là yêu người", mặt khác, "Ai làm được năm điều: Cung, Khoan, Tín, Mẫn, Huệ người nhân". Theo Khổng Tử biểu hiện cao nhất của Nhân là Hiếu đễ, và cái gốc của hiếu đễ là nhân. Khổng Tử nói đức nhân là cái gốc của con người, nhưng Ông cũng nói đức hiếu là gốc của đạo đức con người. Khổng Tử viết: “khi người cha còn sống, nên quan sát cử chỉ của cha mình, khi người cha mất đi nên làm theo những việc làm của cha mình; người cha mất trong ba năm mà người con không thay đổi đạo của cha, đó mới có thể gọi là người con có hiếu”. Khổng Tử giảng giải! Làm con khi cha mẹ còn sống phải phụng sự cho có lễ, khi cha mẹ mất đi phải mai táng cho có lễ và khi cúng tế cũng phải giữ cho đúng lễ.
Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng của Nhân khá nặng nề, điều đó biểu hiện ở chỗ họ thực hiện đạo hiếu với ông bà, cha mẹ mình. Lối giữ gìn đạo hiếu thái quá của người Huế thể hiện qua việc tổ chức tang lễ, cúng tế rườm rà, tốn kém. Nhiều gia đình tổ chức tang lễ trong nhiều ngày, bày biện "mâm cao cỗ đầy" và xây dựng lăng mộ đồ sộ, bởi theo họ như vậy mới làm tròn đạo hiếu.
Thực hiện đạo hiếu của người dân Thừa Thiên Huế như vậy phải xuất phát từ tấm lòng, thương yêu, kính trọng ông bà, cha mẹ của con cháu. Tuy nhiên, nếu thực hiện đạo hiếu một cách thái quá sẽ trở thành hủ tục lạc hậu. Bởi, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu, biết quan tâm, lo lắng đến đời sống tinh thần để lúc về già cha mẹ được an nhàn, thanh thản đó mới là điều đáng làm, còn "khi sống thì chẳng thấy đâu lúc chết làm cỗ giết trâu tế ruồi" sẽ để lại tiếng xấu về sau.
Thực tế, ở Thừa Thiên Huế việc thực hiện đạo hiếu thái quá như vậy có ảnh hưởng lớn đến đời sống của gia đình, của cộng đồng và xã hội. Đồng thời, phong trào xây dựng gia đình văn hóa phải chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về những quy định trong việc tang
tế. Đồng thời, phải xây dựng hệ thống đạo đức gia đình lành mạnh, tiến bộ, cần phải chống đối sự xâm nhập của chủ nghĩa sùng bái tiền - vàng, chủ nghĩa cá nhân không chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, người già cả trong gia đình. Việc xây dựng đạo đức gia đình ở Thừa Thiên Huế có nét tiêu biểu cho văn hóa gia đình của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng về Lễ trong Ngũ thường của Nho giáo. Lễ là những chuẩn mực, những quy tắc, những yêu cầu có tính bắt buộc đối với mọi hành vi ứng xử của mỗi con người trong các quan hệ xã hội. Trong các biểu hiện của Lễ nhà vua phải thương yêu bề tôi, bề tôi phải tận trung với vua; cha mẹ phải yêu thương con cái, con cái phải hiếu kính với cha mẹ. Để xây dựng đạo đức gia đình có nề nếp, Ngũ thường còn đòi hỏi mọi người trong gia đình phải tuân theo Lễ, bởi chỉ có Lễ con người mới phân biệt được thân sơ và trở thành con người của xã hội: "Chim Anh vũ có thể biết nói nhưng vẫn thuộc loài chim, con tinh tinh có thể biết nói nhưng vẫn thuộc loài cầm thú". Làm người mà không có Lễ thì tuy biết nói đấy nhưng có khác gì loài cầm thú ? cho nên cha con ở lẫn lộn với nhau. Vì vậy việc làm người của bậc thánh nhân là lấy Lễ dạy người, khiến người ta ai cũng biết để phân biệt người với cầm thú [32, 37].
Các thành viên trong gia đình Huế được xem là con người có Lễ, Nghĩa thì phải đi "thưa" về "trình", đi đâu thì phải cho cha mẹ biết, làm gì cũng phải lo cho sự nghiệp của mình, không vào chỗ nguy hiểm để cha mẹ lo lắng, không lên chỗ cao, xuống chỗ sâu, không nghe lén người khác nói chuyện, không nhận ban thưởng..., ăn nói phải giữ ý giữ tứ. Chính ảnh hưởng của tư tưởng này làm cho người dân ở chốn Cố Đô có một phong cách mà người ta thường gọi là "đài các", tức là sự giữ kẽ và ý tứ trong mỗi con người. Khuôn vào trong đạo đức gia đình nên ta thấy các gia đình ở Huế thường có hiện tượng "kín cửa" hay là "kính cổng cao tường" là đều ta dễ bắt gặp.
Như vậy, tư tưởng Ngũ thường với năm đức cơ bản thuộc về đạo đức mỗi con người, đã giúp cho bản thân của mỗi thành viên trong gia đình tự kiểm điểm, hoàn thiện bản thân, hoàn thiện nhân cách của mình. Nó làm cho
mỗi cá nhân gạt bỏ được thói hư tật xấu và xây dựng được những đức tính tốt. Chính thông qua sự kiểm điểm mà lòng nhân ái, tinh thần thượng nghĩa, đức hiếu kính cũng như đức khiêm nhường được nâng cao. Giữa con người với con người trong gia đình và trong xã hội hòa đồng tiến tới xây dựng gia đình Thừa Thiên Huế ấm no, hạnh phúc.
Để xây dựng đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh góp phần xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế. Trước hết, về mặt nhận thức, cần xem việc xây dựng đạo đức gia đình là công việc quan trọng, có ý nghĩa của mỗi một cá nhân, mỗi gia đình và toàn thể nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa, cần phải kế thừa những giá trị đạo đức trong tư tưởng Ngũ thường của Nho giáo như tôn kính, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Đồng thời phải loại bỏ những hủ tục làm anh hưởng đến phong trào xây dựng đạo đức gia đình.