Quan niệm về gia đình văn hóa

Một phần của tài liệu Ngũ thường trong triết học nho giáo với việc xây dựng gia đình văn hóa ở thừa thiên huế hiện nay (Trang 32)

6. Kết cấu của đề tài

2.1. Quan niệm về gia đình văn hóa

2.1.1. Quan niệm về văn hóa và gia đình

Văn hóa: Ngày nay chúng ta thường bắt gặp danh từ văn hóa được sử dụng rộng rãi, trong nhiều lĩnh vực, nhưng để hiểu và sử dụng khái niệm "văn hóa" cho đúng thì đây là điều mà tất cả chúng ta đang quan tâm.

Trong tiếng Hán, văn hóa là hai từ ghép do từ văn và từ hóa ghép lại mà thành. Văn dùng để chỉ vẻ thanh cao, đẹp đẽ. Hóa dùng để chỉ sự thay đổi, biến đổi. Văn hóa có nghĩa là biến đổi để trở thành đẹp, trở thành có giá trị.

(Từ điển Hán - Việt).

Trong tiếng Việt, văn hóa là danh từ có nội hàm và ngữ nghĩa khá phong phú và phức tạp. Người ta có thể hiểu văn hóa như một hoạt động sáng tạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn hóa là lối sống, thái độ ứng xử, lại có thể hiểu văn hóa như trình độ học vấn mà mỗi công nhân viên chức vẫn ghi trong lý lịch công chức của mình.

Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm định nghĩa: "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội" [34, 10].

Trong cuốn Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế của Phạm Minh Hạc đã định nghĩa: "Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và giá trị tinh thần, do con người, do cộng đồng, dân tộc, loài người sáng tạo. Có văn hóa của nhân loại, văn hóa của dân tộc, văn hóa cộng đồng, văn hóa gia đình và văn hóa từng con người" [14, 79].

Nhìn chung, các khái niệm trên xác định văn hóa theo nghĩa rộng hoặc thiên về trạng thái vận động của văn hóa, nơi sinh hoạt, hoạt động hoặc thiên về trạng thái tĩnh, trạng thái kết quả của văn hóa như tổng thể các giá trị vật

vận động và trạng thái tĩnh của văn hóa, Hồ Chí Minh đã có nhiều phát biểu về văn hóa, trong đó có một phát biểu đáng chú ý như sau: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5). Người xem xét văn hóa trong sự thống nhất với kinh tế, chính trị, xã hội và việc xây dựng nó thực sự là một "mặt trận".

Kế thừa tư tưởng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: "Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà nó liên quan tới con người trong một quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử...,cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: Tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh các cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh" [12, 16].

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII của Đảng đã đưa ra nội hàm của khái niệm văn hóa, đã đề cập đến tám vấn đề lớn, trong đó "Lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa được coi là những lĩnh vực quan trọng nhất hiện nay cần đặc biệt quan tâm"[10, 11].

Ở đây, một mặt tiếp cận văn hóa từ đối tượng đạo đức, lối sống và chuẩn mực giá trị xã hội; có nghĩa là chúng ta quan niệm văn hóa theo nghĩa rộng. Mặt khác, việc tiếp cận đạo đức, lối sống phần nào nghiêng về trạng thái động thì việc tiếp cận các chuẩn giá trị xã hội lại nghiêng về trạng thái tĩnh. Hơn thế nữa, trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với việc tất yếu diễn ra quá trình chuyển đổi mạnh mẽ và sâu sắc đạo đức, lối sống. Điều đó cần thiết phải định hình, định tính được chúng để góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững nhằm giữ gìn, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc trong

điều kiện biến động thường xuyên của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước.

Từ cách đặt vấn đề như vậy và trên cơ sở quan điểm toàn diện, chỉnh thể có kế thừa những định nghĩa trước đó thì văn hóa được quan niệm gồm những nội dung như sau: "Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, giao lưu, tích lũy và phát triển thông qua hoạt động cải biến và ứng xử với thiên nhiên, xã hội và được biểu hiện dưới các thể thức ngày càng sâu sắc, đa dạng để tôn vinh và phát triển toàn diện con người" [37, 71; 72].

Như vậy, quan niệm văn hóa là một phức hợp nhiều mặt, do con người sáng tạo nên và văn hóa mang tính xã hội - lịch sử. Không có văn hóa ngoài xã hội loài người, văn hóa không chỉ có ở những dân tộc "thượng đẳng" mà văn hóa đều sinh thành tồn tại và phát triển ở bất cứ dân tộc nào dù trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp kém, lạc hậu hay văn minh đi chăng nữa.

Văn hóa con người bắt đầu từ văn hóa gia đình và mang dấu ấn của văn hóa gia đình.

Gia đình: Nếu như văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu của chính mình, thì gia đình không chỉ là một hình thức tổ chức cộng đồng, một thiết chế xã hội mà điều quan trọng gia đình còn là một giá trị văn hóa xã hội. Tính chất, bản sắc của gia đình lại được duy trì, bảo tồn, được sáng tạo và phát triển nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mỗi thành viên gia đình trong sự tương tác, gắn bó với văn hóa cộng đồng, dân tộc, cộng đồng giai cấp và tầng lớp của mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia, dân tộc xác định.

Vậy, "Gia đình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa - xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục..., giữa các thành viên" [13, 236].

Nhìn chung, gia đình Việt Nam truyền thống là gia đình nhỏ, bình quân số khẩu trong một hộ gia đình từ bốn đến tám người, bao gồm hai thế hệ (cha

mẹ, con cái) hoặc ba thế hệ (Có thê ông bà), có chức năng cơ bản là duy trì nòi giống, tái sản xuất ra sức lao động, tổ chức đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình, gia tộc cũng vừa là thành viên của xã hội. Con người không chỉ là gạch nối giữa tự nhiên và xã hội mà còn là gạch nối giữa gia đình và cộng đồng.

2.1.2. Quan niệm về gia đình văn hóa

Gia đình văn hóa theo quan niệm hiện đại là gia đình hội tụ được những gia lễ tốt đẹp trong truyền thống với những yếu tố hợp lý tiến bộ trong nền văn minh đương đại. Trước hết gia đình văn hóa là gia đình bình yên, mọi thành viên trong gia đình sống hòa thuận, giữ được các mối quan hệ tốt đẹp, ăn ở với hàng xóm láng giềng không xảy ra điều tiếng gì, thường xuyên quan tâm tới mọi người, tham gia công tác xã hội nhiệt tình và có hiệu quả, có tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau được mọi người tin yêu, quý mến. Từng thành viên trong gia đình là người công dân tốt, có cuộc sống trong sạch, lành mạnh, nề nếp, kỷ cương. Kết quả đem lại cho gia đình này là "Nuôi con khỏe, dạy con ngoan", con cái được học hành, mọi thành viên gia đình đều tiến bộ, đều thành đạt, không khí gia đình luôn luôn đầm ấm vui tươi. Khi giao tiếp với mọi người ai cũng cảm nhận: Trẻ em thì lễ phép, ngoan; người lớn thì khiêm tốn, thân tình, lịch sự. Cách tổ chức sinh hoạt gia đình hợp lý và có tôn ti trật tự, văn minh.

Từ những nội dung trên, gia đình văn hóa theo quan điểm của Đảng ta bao gồm những tiêu chí cơ bản sau:

Thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoàn thành các nghĩa vụ của mỗi công dân.

Thực hiện tốt các quy ước của cộng đồng, có quan hệ tốt với xóm làng, gia tộc, không dung túng tệ nạn xã hội, không mê tín dị đoan, cờ bạc, ăn uống bê tha.

Thực hiện chế độ một vợ, một chồng, mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ một đến hai con. Xây dựng không khí hòa thuận, đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình. Giáo dục và phát huy truyền thống con cháu hiếu nghĩa với ông bà, cha

mẹ; cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái; vợ chồng thủy chung, bình đẳng; anh em hòa thuận.

Có kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình chính đáng và có hiệu quả; không ngừng nâng cao chất lượng của các thành viên trong gia đình, thực hiện tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí.

Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, ăn ở hợp vệ sinh, biết bảo vệ các di sản văn hóa và các di tích lịch sử [33, 109].

Nếp sống văn minh, gia đình văn hóa theo các tiêu chí trên chỉ hình thành trong môi trường in đậm tính nhân văn - môi trường văn hóa.

Tuy nhiên mỗi một địa phương, vùng lãnh thổ, thành phần dân tộc cần vận dụng sáng tạo những định hướng cơ bản trong xây dựng gia đình văn hóa, cụ thể hóa những định hướng ấy thành các tiêu chí cụ thể, thích hợp với hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội phù hợp với từng hình thức gia đình hiện có. Trong mỗi giai đoạn thực hiện nhất định lại đề ra những tiêu chí cụ thể sát hợp trong từng nội dung xây dựng gia đình, tránh trường hợp đề ra tiêu chuẫn chung chung, không cụ thể. Đồng thời chú ý phải rút kinh nghiệm sau mỗi thời kỳ, mỗi phong trào vận động cụ thể.

Từ việc nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng thời có sự kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc nói chung và văn hóa Huế nói riêng, nên hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang phát động phong trào xây dựng gia đình văn hóa trên toàn tỉnh và mang một nét riêng của văn hóa gia đình xứ Huế.

2.2. Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huếhiện nay. hiện nay.

Thừa Thiên Huế là một vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam. Những thành tựu trong quá trình xây dựng và phát triển ở Thừa Thiên Huế đã vun đắp, hình thành nên những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của một vùng đất có bề dày lịch sử, anh dũng, kiên cường, đoàn kết, gắn bó, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Những giá trị tốt đẹp đó đã được kế thừa và phát huy qua nhiều thế hệ, hun đúc để trở thành những phẩm chất

tốt đẹp của con người vùng đất Thừa Thiên Huế, là tiền đề quan trọng để Thừa Thiên Huế xây dựng gia đình văn hóa đạt hiệu quả cao.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có thành phố Huế, 7 huyện và một thị xã, trong đó có hai huyện miền núi là Nam Đông và A Lưới, toàn tỉnh có 152 xã, phường, thị trấn trong đó có 44 xã miền núi và vùng cao, 12 xã đặc biệt khó khăn, diện tích toàn tỉnh là 5.053km2 với dân số là 1.160.000 người, mật độ dân số 225 người/km2, có năm dân tộc cùng chung sống.

Trước những biến đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội, cấu trúc và chức năng của gia đình có nhiều thay đổi, nhưng về cơ bản mô hình gia đình truyền thống ở Thừa Thiên Huế là gia đình có "ba thế hệ" (ông bà, cha mẹ, con cái) là phổ biến. Truyền thống, nề nếp gia phong vốn có của vùng đất cố đô vẫn tiếp tục được duy trì, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình gắn bó bền chặt.

Cùng với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh: "Phát triển văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển là thể hiện rõ nhất tính ưu việt của chế độ ta. Tăng cường đầu tư của Nhà nước, đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển văn hóa, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ trẻ em. Giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa” [40, 41; 37]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ "nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Xã hội tốt thì gia đình càng tốt".

Quán triệt tinh thần đó, phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế với các tiêu chí cơ bản là: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, khỏe mạnh; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện kế hoạch hóa

gia đình; đoàn kết tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo.

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế đã góp phần xây dựng, giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nhất là nề nếp gia phong của gia đình vùng đất Thừa Thiên Huế. Nêu cao vai trò gương mẫu trách nhiệm của các bậc cha mẹ, phát huy những phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp của mỗi người, phòng chóng các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

Trong báo cáo kết quả triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 – 2010. Từ khi phát động phong trào xây dựng gia đình văn hóa, trên toàn tỉnh đã có 206.372/ 224.911 hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa (đạt tỷ lệ 91,7%) tăng 102.411 hộ, trong đó có 165.179 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa (đạt 80%) tăng 123.156 hộ so với năm 2009. Nhiều địa phương có tỷ lệ đăng ký gia đình văn hóa khá cao như thành phố Huế: 59.375/ 62.544 hộ gia đình đăng ký (tỷ lệ 84,6%); Huyện Hương Trà: 21.672/ 22.502 hộ đăng ký (đạt 96,3%), trong đó đã có 16.936 hộ được công nhận (tỷ lệ 78,1%); Huyện Phong Điền : 21.500/ 21.500 hộ đăng ký (đạt 100%), trong đó có 17.349 hộ được công nhận (tỷ lệ 80,6%), Huyện Quảng Điền: 18.706/ 19.504 hộ đăng ký (đạt 95,9%), trong đó có 16.570 hộ được công nhận (tỷ lệ 88,6%); Huyện Nam Đông: 4.200/ 4.520 hộ đăng ký (đạt 92,9%), trong đó có 3.666 hộ được công nhận (tỷ lệ 87,2%).

Mặc dù, công tác xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005- 2010 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong không khí hòa chung với quá trình xây dựng gia đình văn hóa của cả nước, thì ở Thừa Thiên Huế xây dựng gia đình vẫn mang đậm bản chất văn hóa Huế.

Một phần của tài liệu Ngũ thường trong triết học nho giáo với việc xây dựng gia đình văn hóa ở thừa thiên huế hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w