Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay

Một phần của tài liệu Ngũ thường trong triết học nho giáo với việc xây dựng gia đình văn hóa ở thừa thiên huế hiện nay (Trang 36 - 39)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay

và đang phát động phong trào xây dựng gia đình văn hóa trên toàn tỉnh và mang một nét riêng của văn hóa gia đình xứ Huế.

2.2. Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huếhiện nay. hiện nay.

Thừa Thiên Huế là một vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam. Những thành tựu trong quá trình xây dựng và phát triển ở Thừa Thiên Huế đã vun đắp, hình thành nên những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của một vùng đất có bề dày lịch sử, anh dũng, kiên cường, đoàn kết, gắn bó, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Những giá trị tốt đẹp đó đã được kế thừa và phát huy qua nhiều thế hệ, hun đúc để trở thành những phẩm chất

tốt đẹp của con người vùng đất Thừa Thiên Huế, là tiền đề quan trọng để Thừa Thiên Huế xây dựng gia đình văn hóa đạt hiệu quả cao.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có thành phố Huế, 7 huyện và một thị xã, trong đó có hai huyện miền núi là Nam Đông và A Lưới, toàn tỉnh có 152 xã, phường, thị trấn trong đó có 44 xã miền núi và vùng cao, 12 xã đặc biệt khó khăn, diện tích toàn tỉnh là 5.053km2 với dân số là 1.160.000 người, mật độ dân số 225 người/km2, có năm dân tộc cùng chung sống.

Trước những biến đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội, cấu trúc và chức năng của gia đình có nhiều thay đổi, nhưng về cơ bản mô hình gia đình truyền thống ở Thừa Thiên Huế là gia đình có "ba thế hệ" (ông bà, cha mẹ, con cái) là phổ biến. Truyền thống, nề nếp gia phong vốn có của vùng đất cố đô vẫn tiếp tục được duy trì, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình gắn bó bền chặt.

Cùng với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh: "Phát triển văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển là thể hiện rõ nhất tính ưu việt của chế độ ta. Tăng cường đầu tư của Nhà nước, đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển văn hóa, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ trẻ em. Giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa” [40, 41; 37]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ "nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Xã hội tốt thì gia đình càng tốt".

Quán triệt tinh thần đó, phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế với các tiêu chí cơ bản là: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, khỏe mạnh; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện kế hoạch hóa

gia đình; đoàn kết tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo.

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế đã góp phần xây dựng, giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nhất là nề nếp gia phong của gia đình vùng đất Thừa Thiên Huế. Nêu cao vai trò gương mẫu trách nhiệm của các bậc cha mẹ, phát huy những phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp của mỗi người, phòng chóng các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

Trong báo cáo kết quả triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 – 2010. Từ khi phát động phong trào xây dựng gia đình văn hóa, trên toàn tỉnh đã có 206.372/ 224.911 hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa (đạt tỷ lệ 91,7%) tăng 102.411 hộ, trong đó có 165.179 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa (đạt 80%) tăng 123.156 hộ so với năm 2009. Nhiều địa phương có tỷ lệ đăng ký gia đình văn hóa khá cao như thành phố Huế: 59.375/ 62.544 hộ gia đình đăng ký (tỷ lệ 84,6%); Huyện Hương Trà: 21.672/ 22.502 hộ đăng ký (đạt 96,3%), trong đó đã có 16.936 hộ được công nhận (tỷ lệ 78,1%); Huyện Phong Điền : 21.500/ 21.500 hộ đăng ký (đạt 100%), trong đó có 17.349 hộ được công nhận (tỷ lệ 80,6%), Huyện Quảng Điền: 18.706/ 19.504 hộ đăng ký (đạt 95,9%), trong đó có 16.570 hộ được công nhận (tỷ lệ 88,6%); Huyện Nam Đông: 4.200/ 4.520 hộ đăng ký (đạt 92,9%), trong đó có 3.666 hộ được công nhận (tỷ lệ 87,2%).

Mặc dù, công tác xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005- 2010 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong không khí hòa chung với quá trình xây dựng gia đình văn hóa của cả nước, thì ở Thừa Thiên Huế xây dựng gia đình vẫn mang đậm bản chất văn hóa Huế. Bởi, Thừa Thiên Huế, đã từng là thủ phủ của vương triều nhà Nguyễn, là nơi tồn tại cuối cùng của chế độ phong kiến ở nước ta. Học thuyết chính trị xã hội của Nho giáo được triều đình nhà Nguyễn đưa lên vị trí độc tôn trong nền tảng tư tưởng của đời sống tinh thần. Do vậy, học thuyết Nho giáo nói chung

và tư tưởng Ngũ thường nói riêng vẫn còn ảnh hưởng đến đời sống văn hóa và phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Sau đây là thực trạng và các giải pháp xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay.

Một phần của tài liệu Ngũ thường trong triết học nho giáo với việc xây dựng gia đình văn hóa ở thừa thiên huế hiện nay (Trang 36 - 39)