6. Kết cấu của đề tài
1.2.4. Tư tưởng về đức Trí
Trong tiếng Việt người ta thường định nghĩa Trí là "khôn" nhưng trong tư tưởng của Nho giáo Khổng Mạnh thì Trí chỉ có ở người quân tử còn
kẻ tiểu nhân thì không có Trí. Nếu người quân tử không cần học cũng biết thì kẻ tiểu nhân có học cũng không biết được. Trí là biết người, là dùng người trực, bỏ kẻ gian, như vậy, có thể giáo hóa kẻ gian thành người trực. Trí là hiểu biết được Đạo nên mọi mối quan hệ rộng, hẹp, cao, thấp của con người với trời đất vạn vật với người khác trong thiên hạ. Trí là biết được một cách rõ ràng phải, trái trong mọi vấn đề xẩy ra về mặt đạo đức.
Tuy nhiên, với mỗi nhà Nho thì ngoài những đặc điểm chung về Trí như trên thì trong đạo lý của họ cũng có những quan niệm khác nhau về Trí. Theo Khổng Tử, con người phải có Trí mới vươn tới được đức Nhân. Trí là hiểu biết được đạo trên mọi mối quan hệ của con người với trời đất, muôn vật và với mọi người. Nói một cách khác, đức Trí thể hiện ở chỗ hiểu biết được một cách đúng đắn, rõ ràng điều phải, trái trong những vấn đề nảy sinh ra từ mặt đạo đức. Đầu mối của Trí ở bên trong con người là lòng "thị phi" làm cho người ta phân rõ phải trái, đúng sai trong các mối quan hệ có được đầu mối ấy đi vào học tập đạo đức và hành đạo, con người tự khắc có "sở đắc" và đức Trí. Bàn đến đức Trí, Khổng Tử một mặt tin vào mệnh trời, Ông cho rằng: "Trí thức bẩm sinh là trí thức thượng hạng, là thượng trí trời sinh ra đã có và không biến đổi. Mặt khác, là thầy của hơn ba nghìn học trò, Khổng Tử lại cho rằng: "Trí không phải ngẫu nhiên mà có, mà nó là kết quả của quá trình học hỏi trong đời sống. Học tức là đến gần với Trí" (Trung dung, 20). Theo Khổng Tử, Nhân có thể đạt đến mức độ cao để có thể giúp người khác thì cần phải có trí, chỉ có trí mới phân biệt đúng sai, mới biết nhìn mọi việc để suy xét từ đó lựa chọn cách giải quyết đúng và phân biệt được chính, tà. Có Trí thì người mới vươn tới được nhân nên không thể là người nhân mà thiếu trí được. Chính Khổng Tử đã lí giải điều đó cho Tử Lộ: "Ưa làm điều nhân mà không ưa học là che lấp cái ngu muội; ưa trí xảo mà không ưa học thì cái hại che lấp sự phóng đảng, lầm lạc; ưa dũng cảm mà không ưa học thì cái hại che lấp sự cường bạo" [20, 681]. Theo Khổng Tử để có Nhân thì phải có Trí, ngược lại có Trí, có Dũng mới thành Nhân.
Đến Đổng Trong Thư cũng là người đề cao đức Trí, Ông cho rằng: "không gì gần hơn là Nhân ái, không gì thiết yếu bằng trí tuệ. Nhân ái mà không trí tuệ thì là yêu mà không phân biệt. Trí tuệ mà không nhân ái thì biết mà không làm. Cho nên Nhân là để yêu nhân loại, Trí là để trừ điều hại...Trí là gì?. Là trước nói mà sau làm cho xứng đáng. Phàm người ta trước hết lấy trí tuệ cho hành vi mình, thấy muốn hay không muốn trước khi làm
( Sách Xuân Thu, phần lộ nhân nghĩa).
Như vậy, đức Trí cùng với đức Nhân, Lễ, Nghĩa, Tín là những đầu mối có sẵn trong tâm của con người. Lòng trắc ẩn là đầu mối của Nhân, lòng tự nhượng là đầu mối của Lễ, lòng biết phải trái là đầu mối của Nghĩa, ham học hỏi là đầu mối của Trí và tạo được niềm tin ở mọi người là đầu mối của Tín. Các đức Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín không phải từ bên ngoài hun đúc vào mà vốn sẵn có trong ta. Có được Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín mà không biết khuếch trương ra thì dẫu việc thường như thờ cha mẹ cũng không làm được. Do vậy, không có lòng trắc ẩn (lòng thương xót) không phải là người; không có lòng tu ố (lòng thẹn ghét) không phải là người; không có lòng thị phi (phân biệt phải trái) không phải là người. Khổng Tử đã đưa ra chuẩn mực cho mọi người có đức như sau. Một là, hiểu biết mọi sự vật. Hai là, hiểu biết về vấn đề cần phải hiểu biết đến nơi đến chốn. Ba là, ý thức chân thành, khiêm tốn, trọng sự hiểu biết. Bốn là, hiểu biết trong sự ngay thẳng, chính trực khiêm tốn.
Có thể nói Trí có một vai trò quan trọng trong đạo làm người. Do vậy, phải luôn học tập để bồi dưỡng đức Trí cho mình, để đối nhân xử thế cho phải đạo, để vươn tới đức Nhân. Đức Trí được bộc lộ rõ nét qua quan điểm lý luận nhận thức và về giáo dục. Đặc biệt với câu nói: “Hãy để bị lừa gạt bởi những điều có lý chứ đừng để mê hoặc bởi những điều đần độn".