Cơ sở của việc xác lập phơng pháp

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của VIỆT NAM (Trang 42 - 46)

7. Bố cục luận văn

2.3.2.1. Cơ sở của việc xác lập phơng pháp

Phơng pháp giáo dục đạo đức ở trờng trung học phổ thông nằm trong hệ thống phơng pháp giáo dục nói chung, bao hàm cả phơng pháp giảng dạy. Đây là

nội dung có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự thành công của quá trình giáo dục.

Phơng pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông vừa bao hàm cả công tác giảng dạy lý thuyết đạo đức, nhằm cung cấp cho các em hệ thống tri thức khoa học về đạo đức, để hình thành ý thức đạo đức; vừa rèn luyện để học sinh củng cố, hình thành kỹ năng, thói quen đạo đức trong đời sống hằng ngày.

Căn cứ vào mục đích và nội dung của môn học, kết cấu các loại tri thức của nó, ngời dạy cần có những phơng pháp giáo dục và giáo dỡng thích hợp. Những nguyên tắc dạy học, những phơng pháp giảng dạy không phải là điểm xuất phát mà là kết quả của sự nghiên cứu nội dung tri thức, đặc điểm tâm sinh lý, trình độ nhận thức của học sinh, đặc điểm của địa phơng trong đó học sinh sinh ra và lớn lên...Xây dựng và phát triển một phơng pháp giảng dạy phải căn cứ vào những yếu tố đó.

Giáo dục đạo đức phải căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu và cấu trúc chơng trình giáo dục đạo đức ở trờng trung học phổ thông.

Mục tiêu của giáo dục đạo đức là làm cho các em nhận thức và thực hiện các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Trên cơ sở đó, hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách phù hợp đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, vì mục tiêu dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Từ mục tiêu tổng quát đó, các hoạt động giáo dục đạo đức phải đạt đợc những mục tiêu cụ thể sau đây:

- Về kiến thức:

Giúp học sinh nắm vững nội hàm của các khái niệm, các phạm trù đạo đức, các nguyên tắc đạo đức và một số nét đạo đức truyền thống, nhận biết đợc những hành động nào là đúng, hành động nào là sai trong các quan hệ đạo đức.

-Về kĩ năng:

+ Biết vận dụng đợc những kiến thức đã học để lý giải một số vấn đề đạo đức trong cuộc sống.

+ Có ý thức rèn luyện, điều chỉnh, thực hành các hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

-Về thái độ:

+ Giúp các em tin tởng vào nội dung đã đợc học trong các bài là đúng. + Có thái độ đúng đắn và khách quan với các hiện tợng đạo đức xã hội nói chung, các hiện tợng đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay nói riêng.

+ Biết phê phán, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, những hành vi trái đạo đức.

+ Biết tự hào về truyền thống của dân tộc nói chung và truyền thống của đạo đức nói riêng.

Những mục tiêu trên đợc phản ánh một cách đầy đủ, sâu sắc trong hệ thống tri thức đạo đức Giáo dục công dân ở trờng trung học phổ thông. Hệ thống tri thức đạo đức có tác dụng giáo dục đạo đức cho học sinh một cách trực tiếp. Còn hệ thống tri thức: triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, đờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nớc, có ý nghĩa giáo dục đạo đức một cách gián tiếp. Thông qua hệ thống tri thức khoa học này nhằm trang bị cho học sinh những cơ sở ban đầu về thế giới quan, phơng pháp luận trong cuộc sống. Đồng thời, giúp học sinh những hiểu biết cơ bản về chính trị – xã hội để cho học sinh có thể xác định đợc trách nhiệm công dân đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cung cấp những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò và vị trí của pháp luật nhằm giúp học sinh có thể chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi của cá nhân và đánh giá đợc hành vi của ngời khác theo quyền hạn và nghĩa vụ của công dân trong giai đoạn xây dựng Nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Nh vậy, toàn bộ hệ thống chơng trình Giáo dục công dân có chức năng cung cấp tri thức làm nền tảng, cơ sở cho sự tu dỡng, rèn luyện về mặt t tởng, chính trị, đạo đức cho học sinh.

Công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông.

- Lứa tuổi của học sinh trung học phổ thông thờng đợc gọi là lứa tuổi đầu tuổi thành niên. Tuổi thành niên là giai đoạn định hình nhân cách. Cuối lứa tuổi này, học sinh đã có đợc mức độ trởng thành về mặt t tởng và tâm lý. Những định hớng giá trị đã đợc các em đánh giá không chỉ là cảm tính mà đã có sự tham gia của lý trí, trí tuệ. Nhà giáo dục có thể khái quát hoá các chuẩn mực giá trị đạo đức để hình thành ở các em trình độ khái quát cao về lý luận. Mặc dù cha có sự chín chắn nhng cũng không còn quá bồng bột, ngây thơ nh học sinh trung học cơ sở nữa, các em đã có đủ trình độ để dễ dàng nhận ra sự không thống nhất giữa lời nói và việc làm của nhà giáo dục. Khi đó tác hại của nó đối với quá trình giáo dục là khôn lờng, thậm chí phản giáo dục.

- Đây là thời kỳ hình thành ngời công dân trong mỗi con ngời, là thời kỳ tự xác định về mặt xã hội, thời kỳ gia nhập tích cực vào cuộc sống xã hội, hình thành những phẩm chất của ngời công dân. Học sinh trung học phổ thông luôn tự khẳng định mình. Đó là một xu hớng trong thanh niên, học sinh hiện nay. Tuy nhiên, mặt hạn chế là do thiếu kinh nghiệm sống cho nên xu hớng này thờng bị tác động xấu của cơ chế thị trờng, các em học sinh đua đòi, thực hiện những hành vi sai lệch, trái với thuần phong mĩ tục, cho đó là những hành vi tự khẳng định mình. Chính để tự khẳng định mình nên hầu hết các em đều rất cố gắng trong mọi công việc nhất là học tập và phát huy tối đa năng lực của mình để đạt kết quả cao nhất. Đây là yếu tố tích cực cần phát huy. Nhng tự khẳng định mình nhiều lúc thái

quá, các em sẽ nâng cái “Tôi” lên quá cao, rơi vào khả năng tự ái, thiếu kiềm chế trớc những nhận xét của thầy cô, bạn bè, gia đình.

- Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của thông tin hiện đại, học sinh có cơ hội mở mang kiến thức, thu nhận thông tin đa chiều nâng cao trình độ học vấn; nhng nếu để quá trình này diễn ra một cách tự phát, thiếu hớng dẫn, giáo dục thì các em sẽ có xu hớng coi trọng kỹ thuật, kinh tế hiện đại, hớng ngoại mà xem th- ờng những giá trị nhân văn, đạo đức truyền thống, thậm chí còn chịu ảnh hởng của những hành vi phản văn hoá nh: bạo lực, kích dục, sống gấp...

Xác định phơng pháp giáo dục đạo đức cần phải xuất phát từ môi trờng xã hội, đặc điểm tình hình chính trị - xã hội, những vấn đề thời sự, kinh tế, chính trị, xã hội trong nớc và trên thế giới có liên quan đến nội dung bài giảng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của VIỆT NAM (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w