0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Kết quả kiểm định quy tắc giao dịch

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 46 -46 )

3) Kết quả kiểm định

3.2) Kết quả kiểm định quy tắc giao dịch

Kết quả kiểm định giao dịch đối với các cổ phiếu trên được trình bày dưới bảng sau ( độ tin cậy là 95% ; zα = 1.96)

C

phiếu

Ngày công b

thông tin

Nội dung công

b

Kết quả

Kết luận ĐLC của ERt Hệ số z

BMC 13/08/2007 Chi trả cổ tức 0.03581 3.13939 Bác bỏ giả thiết TTHQ FPT 01/10/2007 Chi trả cổ tức 0.02833 1.68447 Chấp nhận giả thiết TTHQ PPC 08/03/2007 Chi trả cổ tức đợt 3/ 2006 0.02572 -1.98191 Bác bỏ giả thiết TTHQ SAM 15/01/2008 Phát hành c

phiếu thưởng 0.05368 -1.67105

Chấp nhận giả thiết TTHQ SGH 19/06/2007 Phát hành thêm cổ phiếu 0.04296 6.34858 Bác bỏ giả thiết TTHQ STB 29/05/2007 Phát hành thêm cổ phiếu 0.13364 -1.20884 Chấp nhận giả thiết TTHQ TCT 14/08/2007 Chi trả cổ tức đợt 1/2007 0.04039 2.32423 Bác bỏ giả thiết TTHQ VNM 17/01/2007 Phát hành thêm 0.04055 1..81072 Chấp nhận giả

cổ phiếu thiết TTHQ

Qua phần kiểm định trên, ta thấy có một số kiểm định ủng hộ cho việc thông tin đến thị trường một cách ngẫu nhiên ( như các kiểm định đối với cổ phiếu FPT, SAM,

STB, VNM ) và một số kiểm định cho thấy việc công bố thông tin trên thị trường chưa được thực hiện tốt. Giá một số chứng khoán điều chỉnh mạnh trước ngày thông tin được

công bố, nhất là đối với các thông tin chia cổ tức, phát hành bổ sung cổ phiếu. Ngoài ra, khối lượng giao dịch cũng có sự thay đổi đáng kể.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với kết quả kiểm định thống kê về tính độc lập của tỷ suất sinh lợi và kiểm định

quy tắc giao dịch trên các chứng khoán được chọn mẫu trên, ta thấy đa số các kiểm định đều ủng hộ cho giả thuyết thị trường hiệu quả dạng yếu ở Việt Nam, nghĩa là giá chứng khoán chưa phản ánh đầy đủ, tức thời tất cả các thông tin có ảnh hưởng đến thị trường. Điều này cho thấy thông tin trên thị trường còn thiếu minh bạch hay nói cách khác còn tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng. Và như phân tích ở trên, tình trạng này làm cho việc hình thành giá chứng khoán không còn hợp lý, dẫn đến đánh mất niềm tin của công

chúng vào TTCK. Vì vậy, vấn đề đặt ra bây giờ là phải làm sao hạn chế thông tin bất cân

xứng.

Chương 4 dưới đây sẽ trình bày một số giải pháp kiến nghị để giải quyết vấn đề

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM KHẮC

PHỤC TÌNH TRẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN

TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Hạn chế thông tin bất cân xứng trên Thị trường chứng khoán là rất cần thiết,

nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư và củng cố niềm tin của công

chúng vào thị trường. Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu như hiện nay

thì vấn đề này càng trở nên quan trọng hơn. Bởi lẽ, thị trường càng minh bạch thì càng

thu hút được sự tham gia của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Muốn như

vậy, hệ thống công bố thông tin phải được vận hành và hoạt động tốt, nghĩa là có sự đồng

thuận và nỗ lực của các chủ thể tham gia trên thị trường. Mỗi chủ thể có liên quan trong hoạt động công bố thông tin trên TTCK cần tích cực và ngày càng hoàn thiện vai trò và chức năng của mình. Có như vậy, quá trình công bố thông tin mới phát huy tác dụng của

nó.

Dưới đây là các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng thông tin bất cân xứng:

1) Nâng cao chất lượng thông tin được công bố 1.1) Đối với cơ quan quản lý.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động công bố thông tin.

Nền tảng của chế độ công bố thông tin của doanh nghiệp là Luật Kế toán và Luật

Chứng khoán.

Luật Kế toán được ban hành từ ngày 17/6/2003 và đến thời điểm hiện nay đã có nhiều chuẩn mực kế toán cũng như các thông tư hướng dẫn đuợc ban hành kèm theo. Tuy nhiên, tính thực tiễn cũng như khả năng áp dụng của một số chuẩn mực kế toán vẫn chưa

cao do trình độ quản lý về kế toán, tài chính của doanh nghiệp vẫn còn thấp. Vì vậy, Bộ

Tài chính cần tiếp tục có những nghiên cứu, hướng dẫn hoặc điều chỉnh để các chuẩn

mực kế toán thực sự đi vào hoạt động của doanh nghiệp nói chung, của các công ty niêm yết và công ty chứng khoán nói riêng, tránh tình trạng chuẩn mực xa rời với tình hình thực tế doanh nghiệp.

Đối với Luật Chứng khoán, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành về hoạt động công bố thông tin cần có những quy định cụ thể và rõ ràng về thời gian, nội dung và chất lượng thông tin công bố. Nhất là cần phải có những quy định chi tiết về giao dịch

trong nội bộ nhằm đưa ra những ràng buộc để người thuộc tổ chức phát hành không thể có đặc quyền cũng như ưu thế có thể đưađến sự cạnh tranh không công bằng với nhà đầu tư bên ngoài, hạn chế tối đa khả năng những chủ thể này lợi dụng ưu thế của mình, mua bán chứng khoán để trục lợi cá nhân trong tình huống những nhà đầu tư khác không biết.

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã ban hành Nghị định 144/NĐ-CP, Thông tư

57/2004/TT-BTC và mới đây nhất là Thông tư 38/2007/TT-BTC hướng dẫn việc công bố

thông tin trên TTCK theo Luật Chứng khoán nhưng các quy định này vẫn còn chung

chung chưa bao quát hết lĩnh vực cần công bố; một số quy địnhchưa hợp lý. Chẳng hạn, Theo Thông tư 38/2007/TT-BTC, “ Báo cáo tài chính năm, Báo cáo thường niên của tổ

chức phát hành, tổ chức niêm yết được công bố trên các ấn phẩm của tổ chức đó và lưu

trữ ít nhất 2 năm tại trụ sở chính của tổ chức để nhà đầu tư tham khảo”. Có thể thấy, quy định về thời gian lưu trữ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên 2 năm là hơi ngắn. Bởi

lẽ, nhà đầu tư cần phân tích các thông tin tài chính ít nhất là 5 năm thì mới thấy được xu hướng về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Với khoảng thời gian lưu trữ này, các tổ

chức niêm yết hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng ( vì theo quy định của Luật Kế toán,

báo cáo tài chính của các công ty phải lưu trữ trong thời gian ít nhất là 10 năm ), ngoài ra điều này còn tạo thuận lợi cho nhà đầu tư khi tìm hiểu thông tin.

Một vấn đề cần lưu ý, khi ban hành các nghị định hoặc thông tư hướng dẫn dựa

theo Luật Chứng khoán, Bộ Tài chính hoặc UBCKNN nên có sự đối chiếu với các chuẩn

mực kế toán để có thể tạo nên sự thống nhất trong các quy định, tránh tình trạng chuẩn

mực yêu cầu thế này, thông tư hướng dẫn về công bố thông tin lại yêu cầu khác. Có thể,

những quy định mà chuẩn mực kế toán đã nêu rõ thì chỉ cần yêu cầu vận dụng theo chuẩn

mực kế toán và chỉ bổ sung những gì cần thiết liên quan đến hoạt động công bố thông tin

mà chuẩn mực kế toán chưa nhắc đến.

Ngoài ra, các nhà quản lý cũng cần đưa ra các tiêu chuẩn công bố thông tin thích ứng với thông lệ và chuẩn mực quốc tế trên cơ sở đã bổ sung cho phù hợp với tình hình Việt Nam.

Qua thực tế cho thấy, không phải lúc nào các đối tượng có nghĩa vụ công bố

thông tin cũng tự nguyện thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về công bố thông tin.

Bên cạnh đó, các hành vi gian lận về công bố thông tin được thực hiện ngày càng tinh vi. Vì vậy, công tác thanh tra và giám sát các hoạt động công bố thông tin trên thị trường là một yêu cầu hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho thị trường được công bằng, minh bạch

và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các đối tượng tham gia trên thị trường.

Hiện nay, Vụ quản lý phát hành thuộc UBCKNN giám sát hoạt động công bố

thông tin của tổ chức phát hành, Vụ quản lý kinh doanh và SGDCK giám sát việc công

bố thông tin của các công ty chứng khoán thành viên, SGDCK giám sát việc công bố

thông tin của các tổ chức niêm yết, Thanh tra UBCKNN giám sát chung hoạt động công

bố thông tin trên thị trường. Tuy nhiên, hoạt động giữa các cơ quan này chưa có sự phối

hợp chặt chẽ, thủ tục còn nhiều chồng chéo nên khi có vi phạm về công bố thông tin của

một đơn vị nào đó thì các cơ quan giám sát chưa xử lý kịp thời làm giảm niềm tin của nhà

đầu tư. Do đó, trong thời gian tới, cơ quan chức năng cần:

 Quy định cụ thể và rõ ràng hơn nhiệm vụ của từng cơ quan có chức năng giám sát

công bố thông tin trên thị trường.

 Thiết lập cơ chế thẩm định thông tin trước khi công bố đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, đề phòng trường hợp các thông tin gây nhiễu thị trường

 Trên cơ sở kiểm tra và giám sát, tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình công bố

thông tin của từng công ty niêm yết, công ty chứng khoán…Những đánh giá này phải khách quan, dựa trên một số tiêu chí nhất định, tránh làm theo kiểu hình thức.

Xâydựng các chế tài xử lý vi phạm về công bố thông tin trên TTCK.

Có thể nói, các giải pháp nêu trên có được thực hiện tốt hay không phụ thuộc rất

nhiều vào các biện pháp chế tài đối với những hành vi vi phạm về nghĩa vụ công bố

thông tin của các công ty ( niêm yết lẫn đại chúng), công ty chứng khoán…

Ngày 08/08/2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 97/2007/TT-BTC hướng

dẫn thi hành một số điều của Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 của Chính phủ

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Tuy nhiên, thực tế

diễn biến trên TTCK vừa qua cho thấy các khung xử lý vi phạm còn nhẹ và chưa cương

hiện và xử lý các hành vi vi phạm trên TTCK. Do đó, trong quá trình thực hiện, các cơ

quan chức năng cần mạnh dạn xử lý các hành vi vi phạm công bố thông tin để tạo ra một

tiền lệ và thói quen tuân thủ pháp luật của các đối tượng có nghĩa vụ công bố thông tin.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng hay hậu quả mang lại thì bên cạnh việc xử phạt hành chính cần phải xem xét đến khả năng truy cứu trách nhiệm hình sự.

Một số giải pháp khác.

Vừa qua, có một số giao dịch trên TTCK có những diễn biến bất thường. Các lệnh

giao dịch đầu cơ, khống chế, thu gom cổ phiếu rồi đẩy thốc giá lên để bán ngày càng lộ

liễu, cho thấy sự tung tác của các tổ chức đầu tư trong nước, đặc biệt là hoạt động tự

doanh của các công ty chứng khoán ngày một lớn. Do đó, để bình đẳng về quyền giao

dịch, UBCKNN và SGDCK, TTGDCK cần tách bạch hoạt động tự doanh của công ty

chứng khoán ra khỏi hoạt động môi giới, trong đó công khai mã số tự doanh. Bên cạnh đó, cần tổng hợp kết quả giao dịch tự doanh của công ty chứng khoán định kỳ để công bố

ra thị trường cũng giống như việc công bố giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài hiện

nay. Một cách làm khác, quyết liệt hơn là cắt quyền giao dịch tự doanh. Theo đó, công ty chứng khoán muốn hoạt động tự doanh cần mở tài khoản tại một công ty chứng khoán

khác và cũng phải chờ đặt lệnh như nhà đầu tư bình thường. Việc mở tài khoản tự doanh

tại một đơn vị khác sẽ hạn chế được hiện tượng sử dụng lợi thế về thông tin để hớt váng thị trường như hiện nay.

Bên cạnh đó, TTGDCK và SGDCK phải tập huấn cho các công ty niêm yết cũng như các công ty chứng khoán về chế độ, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm và quyền lợi của

họ khi tham gia công bố thông tin.

1.2) Đối với các chủ thể khác tham gia trên thị trường.

1.2.1) Đối với công ty niêm yết.

Các công ty niêm yết nên đầu tư nhiều hơn cho bộ phận công bố thông

tin để hình thành văn hóa quan hệ với nhà đầu tư. Cụ thể:

 Xây dựng quy trình công bố thông tin trong nội bộ công ty trên cơ sở quy trình công bố thông tin mẫu của SGDCK, trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận

và cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin.

 Thiết lập bộ phận chuyên trách lo về công bố thông tin. Bộ phận này phải có

hoang mang cho nhà đầu tư. Đồng thời, để nâng cao chất lượng công bố thông tin, công

ty cần lập ra bộ phận chuyên trách theo dõi và kiểm tra việc công bố thông tin của bộ

phận trên. Tiến tới chuẩn hóa chức vụ, tiêu chuẩn của người chịu trách nhiệm công bố thông tin như: phải có kiến thức nhất định về kinh tế tài chính, luật pháp và công nghệ

thông tin.

 Tăng cường giám sát để hạn chế việc rò rĩ thông tin ra bên ngoài trước khi thông

tin chính thức qua UBCKNN, SGDCK đến với nhà đầu tư

Chấn chỉnh hoạt động công bố thông tin, đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin định kỳ, tức thời và thông tin theo yêu cầu được quy định trong Thông tư số

38/TT-BTC và chương 8 Luật Chứng khoán. Chẳng hạn phải cung cấp đủ bốn bảng báo cáo tài chính theo quy định để nhà đầu tư tham khảo vì hiện nay đa phần các doanh

nghiệp niêm yết chỉ chú trọng cung cấp Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, hạn chế đến mức thấp nhất việc phải xin hoãn công bố

thông tin.

Doanh nghiệp cần xây dựng kênh thông tin, qua công ty truyền thông hay

website của chính doanh nghiệp hay các tổ chức quản lý chứng khoán để thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến doanh nghiệp. Các thông tin phải được sắp xếp và phân loại thật đầy đủ, kịp thời, khoa học và hợp lý để nhà đầu tư dễ tìm kiếm và nắm bắt thông

tin.

Ngoài các thông tin phải công bố theo quy định, doanh nghiệp cần chủ động

cung cấp các thông tin khácnhư:

 Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của công ty .  Chi phí nghiên cứu phát triển của công ty.

 Cơ cấu sở hữu của cổ đông là các tổ chức, số lượng các tổ chức là cổ đông. Chính

thông tin này sẽ tạo cơ sở cho việc ngăn ngừa và kiểm soát các giao dịch nội gián.  Giao dịch của công ty với cổ đông lớn ( cần nói rõ tính chất giao dịch, nội dung

và quy mô, mức độ giao dịch với các bên có liên quan ).

 Các thông tin về hội đồng quản trị như thông tin về chính sách tiền lương và thu

nhập đối với cán bộ điều hành chủ chốt, về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề

nghiệp, sở hữu của họ trong công ty và các doanh nghiệp khác. Các thông tin này sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng chuyên môn, đánh giá những nguy cơ xung đột quyền lợi,

về mức độ độc lập, khách quan và cả về thời gian vật chất có thể có của họ trong quản lý và điều hành công ty… Chính thông qua sự đánh giá đó, các cổ đông và các bên có liên quan có thể giám sát được các thành viên hội đồng quản trị trong việc điều hành công ty. Thông tin về thu nhập của các thành viên hội đồng quản trị và cán bộ chủ chốt sẽ giúp

xem xét, đánh giá liệu thu nhập của họ có tương xứng với hiệu quả và kết quả hoạt động

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 46 -46 )

×