3) Một số giải pháp khác hạn chế bất cân xứng thông tin
3.2) Giải quyết vấn đề nội gián trên TTCK Việt Nam
Qua phân tích ở phần trên, có thể thấy giao dịch nội gián ảnh hưởng nghiêm trọng đến TTCK nói chung và nhà đầu tư nói riêng. Vì vậy, việc phát hiện và hạn chế vấn đề
này là hết sức cần thiết.
Về phía cơ quan Nhà nước:
Nhanh chóng chuyển đổi mô hình SGDCK, TTGDCK sang hoạt động theo mô
hình công ty cổ phần. Nếu hoạt động theo mô hình này, các giám đốc sẽ phải chịu trách
nhiệm về tình hình hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của Trung tâm mình. Áp lực đó đòi hỏi các SGDCK, TTGDCK muốn làm ăn có hiệu quả phải quản lý chặt chẽ, xây dựng
uy tín của mình, đảm bảo vai trò cơ quan giám sát thị trường một cách nghiêm ngặt và công bằng.
Cải thiện cơ chế công bố thông tin hiện nay, không nhất thiết “ các doanh nghiệp
phải chuyển các tài liệu, thông tin về doanh nghiệp mình đến TTGDCK để công bố”. Cụ
thể, cần phân biệt và quy định rõ mhững thông tin thuộc dạng nhạy cảm thì phải chuyển
về SGDCK hay TTGDCK xử lý trước khi công bố. Còn những thông tin chi tiết, mang tính định kỳ như báo cáo tài chính… hoặc những thông tin mà đa phần các công ty niêm yết đã thực hiện tốt thì để các công ty niêm yết công bố trực tiếp, SGDCK hay TTGDCK
chỉ đóng vai trò xác nhận thông tin đó đã được công bố và tính xác thực của nó. Dĩ nhiên, những thông tin công bố trực tiếp đó phải do người có vị trí cao nhất của công ty niêm yết cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về độ tin cậy và tính trung thực của công ty.
Với cơ chế này, sẽ hạn chế số người biết thông tin trước do đó cũng sẽ hạn chế giao dịch
nội gián.
Song song với công tác tuyên truyền giáo dục để mọi người hiểu tính nghiêm trọng của vấn đề thì cơ quan quản lý nhà nước cần phải hoàn thiện khung pháp lý,cơ chế
giám sát, tổ chức giám sát, điều tra hành vi giao dịch nội gián với sự phối hợp của các tổ
chức liên quan. Khi đã phát hiện ra, người vi phạm phải bị xử lý nghiêm khắc theo luật định, thông báo rộng rãi để làm gương cho người khác. Bên cạnh đó, cần nâng mức xử
phạt về giao dịch nội gián. Thu lại lợi nhuận trái phép và phạt tối đa bảy mươi triệu đồng như hiện tại là hơi thấp.
Ở các nước khác, hình phạt nặng hơn nhiều. Ví dụ ông Jeffrey Skilling, chủ tịch
kiêm tổng giám đốc của Enron đang phải thụ án 24 năm tù, một trong những tội lớn nhất
là giao dịch nội gián. Ông Larry Ellison – giám đốc điều hành của Oracle phải bỏ ra 100
triệu USD cho từ thiện để giải quyết ổn thỏa vụ giao dịch nội gián: bán 900 triệu USD cổ
phiếu của công ty trước khi nó xuống giá. Hay vụ mới nhất là đôi vợ chồng người Hồng
Kông (Kan King Wong và Charlotte Ka On Wong Leung) đang bị nhà chức trách Mỹ
buộc tội vì đã biết trước kế hoạch mua lại Dow Jones của News Corp. Họ đã mua 415.000 cổ phiếu của Dow Jones với số tiền trên 15 triệu USD, thu lợi trái phép trên 8 triệu USD.
Trong cơ quan, quy định nghiêm ngặt về vấn đề bảo mật thông tin của khách hàng Lựa chọn những nhân viên có trình độ, có đạo đức nghề nghiệp đặt vào nhưng vị
trí quan trọng với mức thu nhập hấp dẫn. Điều này sẽ làm cho họ phải cân nhắc giữa cái
lợi trước mắt nhưng không chắc chắn so với sự nghiệp của họ.
Về phía các tổ chức công bố thông tin.
Mỗi đơn vị phải xây dựng quy chế nghiêm ngặt và rõ ràng về hoạt động quản lý
của công ty. Quy chế hoạt động này được công bố cho mỗi thành viên trong công ty để
họ có thể nắm được chủ trương, phương hướng của đơn vị.
Quan tâm đến quyền lợi của mỗi thành viên trong đơn vị, khuyến khích nhân viên nắm giữ nhiều cổ phiếu của công ty nhằm gắn lợi ích và trách nhiệm của họ nhiều hơn
với đơn vị, có như vậy tình trạng tư lợi thông tin sẽ giảm bớt.
Cấm “ những người có khả năng biết trước thông tin” ( thành viên Hội đồng quản
trị ) thực hiện việc mua bán cổ phiếu công ty cho đến khi thông tin được công bố.
3.3) Ngoài việc chọn doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, các nhà đầu tư cần
phải chọn một nhà quản lý có đầy đủ năng lực, trình độ và luôn hướng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.
Đây là một giải pháp khá đơn giản nhưng không dễ gì thực hiện. Do không phải nhà đầu tư nào cũng có thể giới thiệu và đề cử những người đại diện có năng lực vào hội đồng quản trị. Vì vậy, vấn đề hiện nay là bản thân doanh nghiệp cần phải có những chính
tình hình TTCK Việt Nam. Việc tham gia của đại diện các nhà đầu tư nước ngoài vào hội đồng quản trị sẽ góp phần tăng cường hiệu quả quản lý cũng như hoạt động kinh doanh
của công ty.
3.4) Khuyến khích và chế tài.
Đây là hình thức mà chủ doanh nghiệp nên có những khuyến khích đối với nhà quản lý để họ nỗ lực hơn trong hoạt động điều hành vì lợi ích của các chủ doanh nghiệp như tiền lương cao, thưởng thành tích công việc, ưu tiên quyền mua cổ phiếu và những
lợi ích khác. Vấn đề không chỉ dừng lại trong phạm vi chủ sở hữu và các nhà quản lý mà
ở các cấp bậc trong bộ máy quản lý. Do đó, phải khuyến khích đồng bộ tạo nên mục tiêu chung cho bộ máy hoạt động là nâng cao giá trị doanh nghiệp. Những phần thưởng xứng đáng cho đóng góp tích cực sẽ tạo nên thế cạnh tranh làm việc.
Một trong những hạn chế lớn nhất của các cổ đông Việt Nam hiện nay là chưa
nhận thức đầy đủ quyền lợi của cổ đông trong công ty. Họ thường có xu hướng đi theo số đông trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Họ không dám đề ra những yêu cầu cũng như những quyền lợi chính đáng của mình đối với Hội đồng quản trị vì hầu hết nghĩ rằng
số lượng cổ phiếu mình nắm giữ quá thấp. Vì vậy, dù biết thông tin doanh nghiệp là rất
quan trọng với họ nhưng họ cũng không mạnh dạn đưa ra yêu cầu về minh bạch thông tin
của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để giải quyết tình trạng bất cân xứng thông tin cần phải
nâng cao nhận thức của cổ đông về quyền lợi của họ. Cho họ thấy được quyền làm chủ
của mình trong doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể phát triển được TTCK Việt
Nam nói chung, các doanh nghiệp nói riêng, rất cần thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Để thu hút được đối tượng này, việc minh bạch thông tin và trách nhiệm
công bố thông tin cần phải trở thành thói quen bình thường đối với các chủ thể trên TTCK. Tuy nhiên, làm thế nào để công bố thông tin trở thành văn hóa kinh doanh của
các doanh nghiệp Việt Nam, làm thế nào để doanh nghiệp nhận thấy việc kiểm toán báo
cáo tài chính là cần thiết cho lợi ích của chính mình thì không thể trông chờ vào nỗ lực
của UBCKNN mà cần có sự hợp tác và ý thức minh bạch thông tin của chính các doanh
từ đó tiến hành việc công bố thông tin một cách tự nguyện. Có như vậy mới hạn chế được
KẾT LUẬN
Một TTCK ổn định và hiệu quả luôn gắn liền với hệ thống công bố thông tin và giám sát công bố thông tin minh bạch và hữu hiệu. Công bố thông tin của các chủ thể tham gia trên TTCK không chính xác, đầy đủ, cập nhật hay nói rộng hơn có sự bất cân
xứng thông tin giữa các chủ thể tham gia trên TTCK sẽ tạo điều kiện cho một số cá nhân
thực hiện “ giao dịch nội bộ”, “ giao dịch nội gián” gây thiệt hại cho nhà đầu tư; bên
cạnh đó làm cho thị trường dễ bị chao đảo trước những tin đồn, niềm tin của nhà đầu tư
vì thế cũng giảm sút đi.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, thời gian qua, các cơ quan quản
lý nhà nước cũng đã có nhiều cố gắng trong việc soạn thảo đầy đủ và chặt chẽ những quy định về công bố thông tin nhưng do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan, một
trong số đó là do ý thức minh bạch của doanh nghiệp còn thấp nên hoạt động công bố
thông tin của các chủ thể trên thị trường còn nhiều bất cập. Vì thế, tình trạng bất cân
xứng thông tin vẫn còn tồn tại gây tác động tiêu cực đến thị trường. Cụ thể doanh nghiệp
cung cấp thông tin không đầy đủ, kịp thời, chưa chủ động cung cấp các thông tin cần
thiết khác ngoài các thông tin bắt buộc theo quy định, nội dung công bố còn thiếu chính xác…., các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, hiện tượng “ rò rĩ thông tin”
ngày càng nhiều …
Giải pháp đặt ra là các chủ thể tham gia trên TTCK cần phải nâng cao chất lượng thông tin được công bố, bên cạnh đó xây dựng và nâng cấp hệ thống công bố thông tin,
sớm xây dựng hệ thống công bố thông tin tự động …cùng một số giải pháp khác.
Có thể nói, nếu thực hiện được tốt các vấn đề này thì công tác công bố thông tin
về TTCK sẽ phần nào đáp ứng được các nhu cầu thông tin cầp thiết cho một TTCK. Qua đó, hạn chế được tình trạng bất cân xứng thông tin, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà
PHỤ LỤC THAM KHẢO
Bảng 1: Kết quả kiểm định thống kê đối với cổ phiếu BBC.
.
Bảng 3: Kết quả kiểm định đối với cổ phiếu BPC.
Bảng 5: Kết quả kiểm định đối với cổ phiếu PPC.
Bảng 7: Kiểm định đối với cổ phiếu SGH.
Bảng 8: Kết quả kiểm định đối với cổ phiếu STB
Bảng 9: Kết quả kiểm định đối với cổ phiếu TCT.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt
1) PGS.TS. Trần Ngọc Thơ – Tài chính doanh nghiệp hiện đại – NXB. Thống
kê, 2005 .
2) TS. Phan Thị Bích Nguyệt – Đầu tư tài chính – NXB. Thống Kê, 2005. 3) TS. Bùi Kim Yến – Thị trường chứng khoán – NXB. Lao Động, 2005.
4) Thiều Lê Thanh Lâm – Thông tin bất cân xứng và các quyết định tài chính của các công ty cổ phần ở Việt Nam – Luận văn thạc sĩ Kinh tế , Trường Đại
Học Kinh tế TP.HCM , 2006.
5) Nguyễn Thị Bảo Khuyên – Mô hình Granger kiểm định thị trường hiệu
quả - Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại Học Kinh tế TP.HCM, 2007.
6) Minh bạch thông tin- Giải pháp chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài
– Đề tài Nghiên cứu khoa học, Trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM, 2005.
7) Nguyễn Thị Thanh Nghĩa – Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam- Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế
TP.HCM, 2007.
8) Ths. Lê Đạt Chí – Kiểm định mức độ hiệu quả thông tin trên thị trường
chứng khoán Việt Nam – Tạp chí kinh tế phát triển.
9) TS. Nguyễn Thị Liên Hoa – Minh bạch thông tin trên thị trường chứng
khoán Việt Nam- Tạp chí kinh tê phát triển ( 2/2007)
10) TS. Trần Đình Cung – Công khai hóa và minh bạch thông tin – Diễn đàn chứng khoán ( số 9- tháng 9 năm 2007)
11) TS. Đỗ Thành Phương – Thông tin không đối xứng với vấn đề công bố
thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam- Thị trường tài chính ( 10/2006) 12) Luật gia Vũ Xuân Tiền – Thông tin nội gián trong đấu giá cổ phần – Nhà
quản lý ( 5/2007)
13) Quốc hội – Luật chứng khoán ( số 70/06/QH11), chương VIII, 2006.
14) Bộ Tài chính- Thông tư hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán ( Thông tư số 38/2007/TT-BTC ), 2007.
15) Bộ Tài chính – Thông tư hướng dẫn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán ( Thông tư 97/2007/TT-BTC), 2007.
16) Chính phủ - Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
chứng khoán và thị trường chứng khoán ( Nghị định số 14/2004/NĐ-CP)
Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh
Danh mục một số Website tham khảo www. Google.com.vn www.bsc.com.vn www.sbsc.com.vn www.tas.com.vn www.has.com.vn www.vneconomy.vn www.vse.org.vn www.tapchiketoan.com.vn
1
54
3
5
. .
7
10