0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Doanh nghiệp chƣa nắm rõ lợi ích khi xuất khẩu giá CIF và nhập khẩu giá FOB:

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI VÀO THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU (Trang 52 -55 )

là hết trách nhiệm. Nếu nhập khẩu, thường đề nghị khách nước ngoài chào hàng theo điều kiện CIF hoặc CFR.

- Chưa hiểu hết lợi ích và bất lợi khi nhập khẩu giá CIF và bán theo giá FOB

b. Doanh nghiệp chƣa nắm rõ lợi ích khi xuất khẩu giá CIF và nhập khẩu giá FOB: FOB:

- Đối với quốc gia: nếu trong năm 2007, giả sử tất cả các doanh nghiệp trong toàn quốc đều xuất khẩu theo điều kiện CIF, chúng ta sẽ xuất khẩu được 50,86 tỷ USD, thay vì chỉ xuất khẩu được 47,54 tỷ USD theo điều kiện FOB, như kế hoạch của Bộ Thương mại. Phần ngoại tệ tăng thêm 3,32 tỷ USD cho quốc gia là do thu được tiền bảo hiểm và cước tàu..

- Đối với doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp: Nếu xuất khẩu theo điều kiện CIF, sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn, so với việc xuất khẩu theo điều kiện FOB. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thiếu vốn, có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn. Doanh nghiệp rất chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tàu (hoặc container) do người nhập khẩu chỉ định. Đôi khi vì lệ thuộc vào khách nước ngoài, tàu đến chậm làm hư hỏng hàng hoá đã tập kết tại

53

cảng hoặc trong kho, nhất là hàng nông sản. Tuy nhiên, tùy theo lợi thế của mỗi doanh nghiệp mà có thể lựa chọn điều kiện phù hợp sao cho có lợi nhất chứ không nhất thiết phải chuyển hẵn sang nhập FOR hay xuất CIF.

- Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tầu (hoặc container): Các công ty này của Việt nam chưa tận dụng hết được khả năng vận tải của họ, nếu các nhà xuất khẩu liên hệ mua bảo hiểm hàng hoá và thuê tàu (container) trong nước, chắc chắn sẽ làm tăng doanh số cho các doanh nghiệp này, giải quyết thêm việc làm cho cộng đồng của chúng ta, hơn là để các công ty nước ngoài thu được phí bảo hiểm và cước tàu..

- Luật liên quan Hàng Hải còn nhiều bất cập: Tính đồng bộ, thống nhất giữa chính sách hàng hải với luật hàng hải và giữa luật, chính sách của một số ngành, lĩnh vực liên quan với luật, chính sách vận tải biển còn có bất cập, đang đòi hỏi cần được tiếp tục nghiên cứu đề xuất điều chỉnh phù hợp. Hiện nay, hoạt động kinh tế hàng hải vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc nên việc đề xuất sửa đổi hoặc ban hành mới một số cơ chế liên quan và nâng cao năng lực cạnh tranh cũng đang là những yêu cầu bức thiết đối với doanh nghiệp.

Từ những hạn chế trên, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu các giải pháp mà các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam đã và đang áp dụng để nâng cao hiệu quả ứng dụng Incoterms và đề xuất một số giải pháp dành cho nhà nước và doanh nghiệp. Phần này được trình bày chi tiết trong chương 3.

54

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO ỨNG DỤNG INCOTERMS ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

3.1. Những giải pháp đã và đang đƣợc áp dụng

Thực tế, các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XNK ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, mở rộng hơn về quy mô và tầm vóc. Tuy nhiên, càng phát triển và càng hoạt động sâu trong hoạt động giao thương quốc tế thì càng nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc, tranh chấp trong hoạt động kinh doanh XNK.

Để giúp doanh nghiệp nâng cao hiểu biết trong vận dụng Incoterms 2010 vào thương mại quốc tế, các cơ quan ban ngành kết hợp với các hiệp hội, trường đại học có uy tín đã tổ chức nhiều hội thảo, chương trình huấn luyện về Incoterms.

3.1.1. Tổ chức hội thảo giới thiệu về Incoterm 2010

3.1.1.1. Hội thảo của VCCI về “Những vấn đề quan trọng trong Incoterms 2010”

Hội thảo diễn ra vào ngày 02/12/2010 ở Hồ Chí Minh và 08/12 ở Hà Nội, diễn giả là Ông Andrie - Tổng thư ký của Ủy ban Ngân hàng của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) tại Cộng hòa Séc

Hội thảo được tổ chức nhằm tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, trang bị những kiến thức thực tế và cập nhật liên qua đến kỹ năng hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, đặc biệt là kỹ năng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cho các cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập và thực hiện cam kết WTO.

3.1.1.2. Hội thảo “Giới thiệu Incoterms 2010 và Chƣơng trình đào tạo Incoterms 2010 theo hình thức trực tuyến” 2010 theo hình thức trực tuyến”

Hội thảo do Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam đã phối hợp với Trường đào tạo Khai Minh, Trường đào tạo Swiss-Asia của Thụy Sĩ và Trường Đại học Kinh tế Luật, thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức vào sáng thứ Bảy, ngày 27/8/2011. Với sự tham gia của Ông Bùi Xuân Khu, Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công Thương, Cố vấn

55

Cao cấp Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam, đại diện các trường và tổ chức nêu trên và toàn thể các vị khách mời là những cán bộ cao cấp đến từ các doanh nghiệp.

Mục đích của hội thảo là nhằm giúp các doanh nghiệp cập nhật, nắm bắt đầy đủ các quy định về thương mại và thanh toán quốc tế, từ đó tránh được những rủi ro, kiện tụng pháp lý và tổn thất tài chính trong hoạt động xuất nhập khẩu của mình

Ngoài ra còn có cuộc hội thảo về “Hạn chế rủi ro trong thương mại quốc tế 2011” tổ chức sáng 30/11/2011, TPHCM với sự tham gia của Ông Võ Nhật Thăng, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và nhiều cuộc hội thảo khác cùng chủ đề.

3.1.2. Các chƣơng trình đào tạo về Incoterm 2010

Ngoài các cuộc hội thảo còn có nhiều chương trình cả đào tạo trực tiếp và trực tuyến về Incoterms 2010. Bao gồm đào tạo trực tuyến và trực tiếp.

3.1.2.1. Chƣơng trình đào tạo Incoterms 2010 trực tuyến

Các chương trình đào tạo trực tuyến có các đặc điểm như sau:

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI VÀO THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU (Trang 52 -55 )

×