Đa dạng hóa các phƣơng thức vận tải của các hãng tải Việt Nam

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược PHÁT TRIỂN sản PHẨM mới vào THỊ TRƯỜNG TOÀN cầu (Trang 61 - 62)

d. Học phí tƣơng đối phù hợp

3.2.1.7. Đa dạng hóa các phƣơng thức vận tải của các hãng tải Việt Nam

Đó là một trong những hạn chế của các hãng vận tải VN trong khi ở nước ngoài có thể vận chuyển bằng tất cả các phương tiện rất tốt. Để làm được điều này, nhà nước cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp vận tải Việt Nam tiếp cận với nguồn vốn dồi dào với lãi suất thấp.

Trong vòng 15 năm trở lại đây, thị trường Vận tải Hàng Hóa Hàng Không liên tục tăng khoảng 10-15% bất kể trong lúc nền kinh tế gặp khủng hoảng. Theo thông tin từ Cục Hàng không, năm 2011, sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không VN đạt 219 ngàn tấn hàng hóa, tăng 13% so với năm 2010. Năm nay, ngành Vận tải Hàng Hóa Hàng Không dự kiến tăng từ 15 – 20%.

Mặc dù được đánh giá là tăng trưởng tốt nhưng thị trường vận tải hàng hóa hàng không vẫn luôn tiềm ẩn nhiều thách thức lớn.

62

Vừa qua, Vietjets air đã bổ nhiệm Vector Aviation là Cty chuyên về khai thác vận tải hành khách, hàng hóa cho các hãng hàng không quốc tế tại Việt Nam. Năm 2011, thị phần của Cty chiếm khoảng 11% về sản lượng hàng xuất toàn ngành và đóng vai trò làm tổng đại lý cho 28 hãng hàng không nước ngoài, với nhiệm vụ gom hàng từ các đơn vị giao nhận. Điều đó đánh dấu bước ngoặt lớn cho sự phát triển của ngành logistics hàng không VN.

Đến thời điểm hiện nay, tại VN chưa có một hãng vận tải hàng hóa hàng không do Doanh nghiệp trong nước thành lập. Kế hoạch này nếu thành công sẽ đánh dấu một bước ngoặt mới cho sự phát triển của ngành. Đây là một dự án lớn, dự kiến phát triển theo 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, thuê máy bay bay khu vực ngắn ở Đông Nam Á bằng máy bay vận tải nhỏ 15-20 tấn/chuyến, bay 3-4 h. Giai đoạn 2 sẽ mở rộng sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bay từ 5 – 7h sử dụng Airbus A300 hoặc Boeing 767 tải trọng từ 45-60 tấn/ chuyến. Nếu thành công sẽ triển khai giai đoạn 3 bay trên 9 – 11h, bay thị trường Âu, Mỹ. Đó là những kế hoạch đã được hoạch định từ lâu. Cty cũng đã chuẩn bị các điều kiện thực hiện dự án này như nguồn nhân lực, thị trường, khách hàng…

Nhưng quan trọng nhất vẫn là nguồn tài chính, nếu muốn khai thác đường bay quốc tế Cty phải có nguồn vốn 500 tỉ đồng, bay nội địa cần 200 tỉ đồng. Vì vậy việc liên doanh, tận dụng máy bay của các hãng Quốc tế là cần thiết. Tuy nhiên đó không là xu hướng lâu dài, các hãng vận tải cần có sự hỗ trợ của nhà nước để tìm được nguồn tài chính đầy đủ phục vụ cho việc khai thác vận tải bằng đường hàng không.

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược PHÁT TRIỂN sản PHẨM mới vào THỊ TRƯỜNG TOÀN cầu (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)