Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương động lực học chất điểm vật lý 10 chương trình chuẩn luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 70 - 76)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm

Kết quả tổng hợp hai bài kiểm tra trong thực tập sư phạm được xử lí bằng phương pháp thống kê toán học theo trình tự sau:

- Tính các tham số thống kê • Điểm trung bình (TB): = ∑fixi n x 1 • Phương sai: 2 1 n (x x)2 n i i − = ∑ δ • Độ lệch chuẩn: δ= δ2 • Hệ số biến thiên : % x V

Các kết quả tính toán được đưa vào bảng 2

Bài kiểm tra 15 phút 1 tiết

ĐC TN ĐC TN

Điểm TB 5,11 5,67 5,02 5,78

Phương sai 3,10 2,76 2,29 2,48

Độ lệch chuẩn 1,76 1,66 1,51 1,57

Hệ số biến thiên 0,34 0,29 0,30 0,27

Bảng 3.2: Điểm trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên. - Lập các bảng phân phối: tần số ni (bảng 3), tần suất ωi (bảng 4) và tần số tích luỹ fi (bảng 5). xi ni xi ωi xi fi ĐC TN ĐC TN ĐC TN 0 0 0 0 0.0 0.0 0 0.0 0.0 1 2 0 1 2.2 0.0 1 2.0 0.0 2 4 1 2 4.4 1.1 2 7.0 1.0 3 10 6 3 11.1 6.5 3 18.0 8.0 4 12 11 4 13.3 12.0 4 31.0 20.0 5 27 28 5 30.0 30.4 5 61.0 50.0 6 18 21 6 20.0 22.8 6 81.0 73.0 7 12 12 7 13.3 13.0 7 94.0 86.0 8 4 7 8 4.4 7.6 8 99.0 93.0 9 1 3 9 1.1 3.3 9 100 97.0 10 0 3 10 0.0 3.3 10 100

xi ni xi ωi xi fi

90 92100 100

Bảng 3 Bảng 4 Bảng 5

- Vẽ đường tích luỹ từ bảng tần số tích luỹ (bảng 5) ở hình 3.1

3.5. Những nhận xét và kết luận rút ra từ thực nghiệm sư phạm.

Căn cứ vào kết quả thực nghiệm sư phạm và các biện pháp khác ( trao đổi với học sinh, nghiên cứu vở bài tập...) chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau: - Chất lượng nắm kiến thức chương “Động lực học chất điểm” của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, thể hiện ở chỗ:

+ Điểm trung bình của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng.

fi

xi

+ Hệ số biến thiên của lớp thực nghiệm bao giờ cũng nhỏ hơn lớp đối chứng. Nghĩa là độ phân tán quanh điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm là nhỏ hơn.

+ Đường tích luỹ của lớp thực nghiệm nằm bên phải và phía dưới đường tích luỹ của lớp đối chứng, chứng tỏ chất lượng học tập của học sinh lớp thực nghiệm là tốt hơn. Đồng thời tỷ lệ học sinh khá giỏi ở các lớp thực nghiệm cũng cao hơn.

- Để khẳng định kết quả thực tập sư phạm như trên là do đã dạy bài tập theo tiến trình đã đề ra, chứ không phải là ngẫu nhiên; chúng tôi đã tiến hành kiểm định giả thiết thống kế như sau:

+ Ta đề ra giả thiết H0 là: XTN =XDC: “sự khác nhau giữa giá trị trung bình về điểm số của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là không có nghĩa”.

+ Đối giả thiết H1 là: XTN >XDC: “Điểm trung bình của lớp thực nghiệm lớp hơn điểm trung bình của lớp đối chứng là có ý nghĩa”.

Để kiểm định giả thiết H0 và giả thiết H1 chúng tôi sử dụng đại lượng ngẫu nhiên: DC DC TN TN DC TN q n n X X Z 2 2 δ δ + − = Sau đó tiến hành tìm Zt từ hàm: ( ) 2 2 1− α = ΦZt Sau đó, so sánh Zq và Zt để rút ra kết luận như sau: - Nếu Zq > Zt thì bỏ H0 và chấp nhận H1.

- Nếu Zq < Zt thì bỏ H1 và chấp nhận H0. Từ các số liệu thực nghiệm ta tính được:

2 2 =2,35 + − = DC DC TN TN DC TN q n n X X Z δ δ Chọn α = 0,05 ta có: ( ) 0,45 2 2 1 = − = Φ α t Z Tra bảng ta được: Zt = 1,65 So sánh ta thấy: Zq > Zt

Như vậy với mức ý nghĩa α = 0,05 thì H0 bị bác bỏ còn H1 được chấp nhận. Có nghĩa là : XTN >XDC có ý nghĩa; kết quả thực hiện dạy bài tập theo phương án đã trình bày là đáng tin cậy.

3.6. Kết luận chương 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sơ kết quả thực nghiệm sư phạm chúng tôi nhận thấy: việc dựa vào cách phân loại bài tập “Động lực học chất điểm ” để soạn tiến trình dạy học có hiệu quả rõ rệt trong phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng giải bài tập động lực học chất điểm cho học sinh. Như vậy việc sử dụng hệ thống bài tập mà luận văn đã xây dựng giúp cho giáo viên và học sinh trong dạy và học nhằm nâng cao chất lượng dạy học là có tính khả thi. Tác giả đề xuất giáo viên sử dụng hệ thống bài tập đã đưa ra trong các tiết bài tập, trong các giờ ôn tập, luyện tập, kiểm tra để hình thành kỹ năng giải bài tập cho học sinh.

KẾT LUẬN

Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, đề tài đã căn bản hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra:

- Bản thân tác giả đã nghiên cứu lí luận dạy học vật lí, bài tập vật lí; trên cơ sở đó đã đưa ra nguyên tắc phân loại bài tập vật lí, tiến trình dạy bài tập vật lí trong các tiết học: lí thuyết, ôn tập, bài tập.

- Đề tài đã nêu được các phương pháp giải bài tập vật lí nói chung và bài tập chương động lực chất điểm nói riêng.

- Xây dựng được hệ thống bài tập chương động lực học chất điểm và phương pháp giải các bài tập đó; đây cũng là nguồn tài liệu hữu ích cho học sinh trong việc nắm bắt kiến thức động lực học chất điểm nói riêng và tài liệu dùng cho học sinh ôn tập nói chung.

- Xây dựng được một số giáo án để dạy bài tập trên cơ sở các bài tập đã phân loại và tiến hành dạy thực nghiệm ở một số lớp học sinh 10.

- Kết quả thực nghiệm sư phạm đã nói lên vai trò của hệ thống bài tập cũng như tiến trình áp dụng nó vào trong dạy học là có tính khả thi và hiệu quả. Trong giới hạn chương trình THPT, các dạng bài tập về động lực chất điểm chúng tôi đã đề cập đến.

Trên cơ sở những đóng góp của đề tài chúng tôi mong muốn, phần lý luận chung cũng như những minh hoạ đã được nêu góp phần bổ sung vào lý luận dạy học bài tập vật lí. Các dạng bài tập phần động lực học chất điểm và phương pháp giải nó mà đề tài xây dựng được ứng dụng trong dạy học của bản thân và đồng nghiệp để không ngừng nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

---***--- [1] Lương Duyên Bình- Vật lí 10- NXBGD 2006

[2]. Lương Duyên Bình – Bài tập vật lí 10 - NXBGD 2006 [3]. Lương Duyên Bình - Vật lí đại cương tập 1 - NXBGD 1996

[4]. Lương Duyên Bình – Bài tập vật lí đại cương tập 1 - NXBGD 1999 [5]. Trần Hữu Cát – Phương pháp nghiên cứu khoa học – NXB Nghệ An 2004 [6]. Trịnh Đức Đạt - Phương pháp giảng dạy bài tập vật lý .Đại học Vinh 1997 [7] Nguyễn Thanh Hải- Hướng dẫn giải BTVL 10, NXBTH TP Hồ Chí Minh 2006. [8]. Nguyễn Quang Lạc - Lý luận dạy học hiện đại ở trường phổ thông-ĐHVinh 1995. [9]. Lê Nguyên Long - Giải toán Vật lí như thế nào? – NXBGD 1999.

[10]. Phạm Thị Phú, Nguyễn Đình Thước -“ Bài tập sáng tạo về vật lý ở trường trung học phổ thông” - Tạp chí Giáo dục số 163 Kỳ 2 tháng 5/ 2007.

[11]. Phạm Thị Phú, Nguyễn Đình Thước - Logic trong dạy học Vật lý - ĐH Vinh 2001.

[12]. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng - Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Vật lý ở trường trung học phổ thông - ĐHSP- ĐHQG Hà Nội 1998.

[13] Lê Văn Thông - Phân loại và phương pháp giải BTVL 10, NXB Trẻ 1997.

[14].Nguyễn Đình Thước– Phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học bài tập vật lí. Bài giảng cho học viên cao học - Đại học Vinh 2008

[15]. Phạm Hữu Tòng – Phương pháp dạy bài tập vật lí - NXBGD 1989.

[16]. V.Grigôriev, G. Miakisev – Các lực trong tự nhiên. NXB KHKT 1982 [17]. Phạm Viết Trinh – Bài tập vật lí đại cương - NXBGD 1982

[18] Kiều thị Hồng Xoan. Luận văn Thạc sỹ giáo dục học. Đại học Vinh năm 2009.

[19] Hồ Anh Việt- Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua việc giải bài tập phần động học và động lực học chất điểm vật lí 10 nâng cao, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Huế, năm 2009.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương động lực học chất điểm vật lý 10 chương trình chuẩn luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 70 - 76)