Phân tích đánh giá bài trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 nâng cao (Trang 32 - 36)

8. Bố cục của luận văn

1.5.2.Phân tích đánh giá bài trắc nghiệm

1.5.2.1. Độ khó của bài trắc nghiệm

Độ khó = .100%

c

x

x: Điểm trung bình thực tế c: Điểm tối đa (số câu của bài) 0 ≤ Độ khó ≤ 1

1.5.2.2. Độ lệch tiêu chuẩn (kí hiệu là S)

Một trong các số đo lường quan trọng nhất được dùng trong sự phân tích là độ lệch tiêu chuẩn, là số đo lường độ phân tán của các điểm số trong một phân bố. Trong phần nghiên cứu ta như chỉ cần tính trung bình lẫn độ lệch tiêu chuẩn phân bố đơn và đẳng loại.

Độ lệch chuẩn tính trên mỗi nhóm HS làm thực tế nên có thể thay đổi. Công thức tính S: S = 2 i d n 1− ∑

Trong đó: n là số người làm bài.

di = xi - x ; xi là điểm thi của mẫu thứ i của HS thứ i x là điểm trung bình cộng điểm thi mẫu của tất cả HS.

Tính d: Lập điểm thô của từng bài, cộng lại chia cho tổng số người làm được điểm trung bình cộng của bài trắc nghiệm, lấy điểm thô của từng bài trừ cho điểm trung bình ta có từng độ lệch d, bình phương từng độ lệch ta có d2.

* Ngoài công thức trên ta còn có công thức khác:

S = ( ) ( ) 2 2 n x x n n 1 − − ∑ ∑

Trong đó: x là điểm số của từng bài của học sinh, n là số người làm Hai cách tính này là tương đương [16].

1.5.2.3.Hệ số tin cậy

Công thức căn bản để phỏng định hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm.

r = 2 i 2 K 1 K 1  δ  −  ÷  ÷ −  ∑δ  Trong đó : K là số câu trắc nghiệm. 2 i

δ = Biến lượng (độ lệch chuẩn bình phương) của mỗi câu trắc nghiệm i.

2

δ = Biến lượng của bài trắc nghiệm(tức là điểm của các cá nhân trong nhóm về toàn thể bài trắc nghiệm).

Hoặc có thể dùng công thức khác của Kuder Ruchardson cũng suy ra từ công thức căn bản trên, với các bài trắc nghiệm có độ khó của câu trắc nghiệm khác nhau:         − − = ∑ 2 . 1 1 δ q p K K r Trong đó: K: số câu

p: tỉ lệ trả lời đúng cho một câu hỏi q: tỉ lệ trả lời sai cho một câu hỏi δ2: biến lượng của bài

Độ tin cậy của một bài trắc nghiệm có thể tin cậy được là: 0,60≤ r ≤ 1,0

1.5.2.4. Sai số tiêu chuẩn đo lường

Sai số tiêu chuẩn đo lường là một phong cách biểu thị độ tin cậy của bài trắc nghiệm theo ý nghĩa tuyệt đối, nghĩa là không theo ý nghĩa tương đối như với hệ số tin cậy đã nêu được tính theo các đơn vị điểm số.

Công thức thường dùng để tính sai số tiêu chuẩn đo lường là

tc x

m S r

SE = 1−

Trong đó: SEm là sai số tiêu chuẩn của đo lường. Sx là độ lệch tiêu chuẩn của bài.

rtc: hệ số tin cậy của bài [16]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5.2.5. Đánh giá một bài trắc nghiệm.

Đánh giá một bài là xác định độ giá trị và độ tin cậy của nó. Một bài trắc nghiệm hay phải có độ tin cậy cao, độ khó vừa phải. Khi đánh giá giá trị, sự phân tích nội dung thường quan trọng hơn là các số liệu thống kê. Khi đánh giá độ tin cậy thì nên xem xét sai số chuẩn của phép đo. Việc phù hợp về độ tin cậy và độ giá trị trong việc đánh giá và tuyển chọn các bài phải phù hợp với mục tiêu dạy học.

Kết luận chương 1

Trong chương này chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận về KTĐG kết quả học tập của HS trong dạy học ở trường THPT, trong đó chú ý đến cơ sở lý luận và kỹ thuật xây dựng câu hỏi TNKQ, đặc biệt là TNKQ NLC.

Để giải quyết nhiệm vụ đề ra, tôi đặc biệt chú trọng đến những vấn đề sau: + Mục đích, chức năng của việc KTĐG. Vì mục đích, chức năng của bài TN quyết định nội dung và hình thức của bài TN.

+ Cách phát biểu mục tiêu dạy học và phân loại mục tiêu dạy học.Vì để viết được một bài TN tốt cần định rõ được mục tiêu dạy học và viết các câu TN gắn chặt với các mục tiêu này.

+ Hệ thống lại các phương pháp KTĐG; trong đó đặc biệt chú trọng tới cơ sở lý luận và kỹ thuật xây dựng, đánh giá câu hỏi và bài TNKQ NLC cụ thể là:

- Ưu, nhược điểm của TNKQ NLC.

- Cách tiến hành soạn thảo câu hỏi TNKQ NLC.

- Cách chấm bài, xử lý điểm, đánh giá kết quả bài TN đã soạn. - Các chỉ số thống kê để đánh giá độ tin cậy của bài TN.

Tất cả những điều trình bày ở trên, chúng tôi vận dụng để xây dựng câu hỏi TNKQ NLC nhằm KTĐG chất lượng kiến thức chương "Động lực học chất điểm" của HS lớp 10 THPT mà nội dung nghiên cứu cụ thể sẽ được trình bày ở chương sau.

SOẠN THẢO HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG "ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM"

LỚP 10 NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương "Động lực học chất điểm" lớp 10 (NC) THPT.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 nâng cao (Trang 32 - 36)