Đánh giá tổng quát về bài trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 nâng cao (Trang 85 - 94)

8. Bố cục của luận văn

3.4.5. Đánh giá tổng quát về bài trắc nghiệm

Các giá trị thu được Các giá trị lý thuyết - Điểm TB toàn bài: 31,55

- Độ lệch chuẩn: 8,94 - Hệ số tin cậy: 0,88

- Độ khó của bài trắc nghiệm: 63,1% - Sai số tiêu chuẩn đo lường: 3,1

- TB lý thuyết: 31,125 - Độ khó vừa phải lý thuyết:

100 25

62,5 2

+ = %

* Nhận xét:

- Điểm trung bình toàn bài xấp xỉ với điểm trung bình lý thuyết - Hệ thống câu hỏi có độ phân biệt khá tốt, kể cả các mồi nhử. - Độ khó của bài trắc nghiệm là 63,1%.

Đối chiếu điểm TB thực tế của bài thực nghiệm với điểm TB lý thuyết có độ lệch là 0,375. Với bài có 50 câu hỏi với điểm tối đa là 50 thì độ lệch là vừa phải. Điều này cho thấy bài TN vừa phải đối với đối tượng HS thực nghiệm. - Hệ số tin cậy r =0,88 tương đối cao. Điều này nói lên rằng điểm của mỗi HS do bài TN xác định chính xác điểm thật của thí sinh ấy, hay nói cách khác mức độ khác biệt do bài TN đo được so với điểm thực của HS là nhỏ. - Độ lệch chuẩn 8,94 cho thấy độ phân tán điểm trong phân bố là lớn - Sai số tiêu chuẩn đo lường: 3,1

Với kết quả tính toán như trên, một lần nữa khẳng định điểm của mỗi HS do bài TN biểu thị khá chính xác điểm thật của thí sinh. Ví dụ, một HS có điểm thô là 50, ta có thể tin rằng 99% điểm số thực của HS là 45±3,1SEm. Qua thực nghiệm chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- HS đạt điểm TB chiếm tỉ lệ cao nhất 40,83%; từ TB trở lên đạt 64,17%; đường phân bố thực nghiệm có dạng phân bố chuẩn Gauxơ, phản ánh hệ thống câu hỏi phân biệt tốt năng lực học tập của nhóm HS.

- Tỉ lệ TB kết quả đạt được theo mục tiêu đạt độ cao ở mức độ ghi nhớ và thấp ở mức độ vận dụng, điều này phản ánh hoàn toàn chính xác tình hình học tập của HS. Mặt khác, nó cũng cho thấy việc học tập của HS nặng về ghi nhớ, tái tạo.

- Từ chỉ số độ khó của các câu, chúng tôi nhận thấy câu hỏi dễ, vừa phải tập trung vào kiến thức có sẵn hoặc rất gần với cách trình bày trong sách giáo khoa. Mức độ hơi khó liên quan tới các kiến thức có biến đổi so với sách, các câu hỏi KT về bản chất của khái niệm. Thường các bài toán định tính nằm ở mức độ khó và hơi khó cho thấy HS còn chưa hiểu sâu sắc bản chất của các khái niệm. Điều này cần chú ý để khắc phục trong quá trình dạy và học. Các câu hỏi khó là những câu phải vận dụng tổng hợp các kiến thức.

- Toàn bộ 50 câu đều có độ phân biệt dương từ tạm được đến tốt

- Qua phân tích chỉ số độ khó, độ phân biệt ở các câu mồi, chúng tôi nhận thấy kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả khi phân tích độ khó, độ phân biệt của đáp án câu.

Như vậy, qua việc phân tích thực nghiệm chúng tôi thu được một số kết quả sau:

- Bước đầu chúng tôi thu được kinh nghiệm về qui trình trong việc soạn thảo câu hỏi TNKQ để KTĐG.

- Việc tổ chức kiểm tra về thời gian hợp lý, xáo trộn thành 4 đề A, B, C, D đã khắc phục được tình trạng quay cóp.

- Điểm số bài TN khách quan, công bằng và được xử lý nhanh chóng. - Bước đầu soạn thảo và đưa ra thử nghiệm cho thấy hệ thống câu hỏi đạt được các yêu cầu cơ bản các tiêu chí về các chỉ số thống kê.

- Cần kết hợp phương pháp KT bằng TNKQ với phương pháp KTĐG khác nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá chất lượng hiện nay.

Kết luận chương 3

Bài trắc nghiệm khách quan đã soạn theo các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng đã đặt ra và đã được sử dụng để kiểm tra đánh giá 120 HS trường THPT Lê Hồng Phong – Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An. Kết quả làm bài của HS được dùng làm cơ sở để đánh giá hệ thống câu hỏi và đánh giá kết quả học tập của HS chương “Động lực học chất điểm”.

* Hệ thống câu hỏi

- Hệ thống câu hỏi nhìn chung có độ phân biệt tốt kể cả các mồi nhử. - Độ khó của bài trắc nghiệm là 63,1%.

- Phân bố điểm tương đối tốt, số HS đạt điểm yêu cầu bài trắc nghiệm là 64,17%

Theo chúng tôi có thể lấy hệ thống câu hỏi này để đánh giá chất lượng học tập của HS lớp 10 (NC) sau khi học xong chương “ĐLH chất điểm”.

* Đối với kết quả thực tế của bài

- Theo mục tiêu thì điểm trung bình đạt cao ở mức độ ghi nhớ và thấp ở mức độ vận dụng, điều này phản ánh đúng tình hình học tập của HS nặng về ghi nhớ, tái tạo vì vậy không hiểu rõ bản chất vật lí. Khả năng vận dụng kiến thức để giải các bài toán phức tạp của HS còn yếu.

- Kết quả thực tế cho thấy một số câu hỏi KT kiến thức cơ bản của chương nhưng lại nhiều HS trả lời sai. Nguyên nhân do HS còn học lệch, một số kiến thức không để ý. Một số câu ở mức độ nhận biết HS chọn sai quá nhiều. Nguyên nhân do các em nhớ máy móc, không mang tính hệ thống, tổng quát vì thế đã mắc lỗi nhớ thiếu kiến thức hoặc nhớ nhầm kiến thức này sang kiến thức khác. Các câu hỏi khó chủ yếu tập trung ở mức độ vận dụng linh hoạt, điều này cho thấy HS chưa tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập.

- Đối với chúng tôi, việc TNSP đã bước đầu giúp chúng tôi tích luỹ được những kinh nghiệm cần thiết trong công việc soạn thảo câu hỏi trắc

nghiệm, từ việc lập kế hoạch đến việc soạn thảo bài trắc nghiệm theo mục tiêu tương ứng với từng đơn vị kiến thức.

- Với những thành công và kinh nghiệm trên chúng tôi hy vọng rằng trong thời gian tới sẽ có điều kiện soạn thảo hệ thống câu hỏi TNKQ NLC cho các phần Vật lý khác, nhằm làm phong phú thêm hệ thống câu hỏi cho yêu cầu KTĐG hiện nay.

KẾT LUẬN CHUNG

Nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT không tách rời việc đổi mới PPDH trong đó có vấn đề đổi mới phương pháp KTĐG. Cải cách phương pháp KTĐG có thể làm đòn bẩy cho cả hệ thống giáo dục đi lên một bước đúng đắn. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn và lý luận chúng tôi thấy bên cạnh các phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp KTĐG bằng TNKQ, trong đó có TNKQNLC.

Đối chiếu với nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài và giả thuyết khoa học đã đề ra, chúng tôi đã đạt được các kết quả sau đây:

- Hệ thống lại cơ sở lý luận về KT, ĐG nói chung và cơ sở lý luận của phương pháp TNKQNLC nói riêng.

- Chúng tôi đã nêu đặc điểm và cấu trúc nội dung kiến thức của chương “ĐLH chất điểm”. Đề tài đã lựa chọn mục tiêu kiến thức và kỹ năng cho toàn bộ khối kiến thức cũng như trong từng nhóm kiến thức để xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ phục vụ việc KT-ĐG chất lượng nắm vững kiến thức của HS lớp 10 THPT. Đề tài đã xây dựng hệ thống gồm 50 câu hỏi dạng TNKQNLC, sau mỗi câu hỏi đều có đáp án và dự đoán sự lựa chọn các mồi nhử của HS.

- Dựa vào kết quả TNSP, ở mỗi câu chúng tôi đều đã tính độ khó, độ phân biệt, phân tích mồi nhử để chỉ ra được những nguyên nhân gây sai lầm ở học sinh và đưa ý kiến rút kinh nghiệm về giảng dạy.

Từ kết quả đạt được cho phép chúng tôi nhận định tính ưu việt của KT- ĐG bằng phương pháp TNKQ như sau:

- Đánh giá chính xác kết quả học tập của người học thể hiện ở các mặt: nội dung kiểm tra bao trùm được kiến thức, đảm bảo tính khách quan trong KTĐG, phân biệt được các đối tượng giỏi – khá – kém; chống được học tủ, học lệch, quay cóp.

- Từ tỉ lệ trả lời đúng các câu hỏi và tỉ lệ trả lời các mồi nhử cho phép nhận định về tình hình chung của nhóm HS và mức độ đạt được mục tiêu từng nội dung kiến thức của người học, từ đó làm cơ sở để cải tiến PPDH một cách tích cực và cụ thể hơn, ít thời gian cho việc chấm bài.

* Qua thực nghiệm đề tài chúng tôi thấy và đề nghị:

- Phương pháp TNKQNLC là loại trắc nghiệm có thể có thông tin phản hồi nhanh, nó giúp giáo viên có những thông tin kịp thời về chất lượng học tập của HS để từ đó cải tiến phương pháp dạy học. Cũng qua bài kiểm tra, học sinh có thể tự đánh giá, tự nhận ra những sai lầm mà mình thường mắc để có kế hoạch tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức. Với phương pháp này có thể tránh được tình trạng học lệch, học tủ, quay cóp.

- Do điều kiện thời gian và khuôn khổ của luận văn nên TNSP không được tiến hành nhiều lần nên việc đánh giá còn có những hạn chế nhất định. Do đó để nâng cao tính đại diện và thống kê của mẫu, chúng ta có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu từ đó có thể kết luận và chính xác hơn.

- Mỗi câu TN muốn đạt được độ khó, độ phân biệt mong muốn phải được thử nghiệm, phân tích và điều chỉnh nhiều lần trên các mẫu khác nhau, sau đó nhập vào ngân hàng câu hỏi ở trường THPT. Từ đó giúp cho việc soạn đề thi dùng KT kết quả học tập trở nên dễ dàng, đáp ứng yêu cầu KTĐG của môn học.

- KT, ĐG đạt được tính nghiêm túc, khách quan, công bằng cần phải thay đổi quan niệm về KT ĐG để tránh dạy tủ, học tủ.

- KT, ĐG chỉ đạt kết quả tốt khi thầy dạy kỹ, dạy tốt.

- Đưa TNKQ vào KT, ĐG cần hướng dẫn cho HS ôn luyện chu đáo theo yêu cầu.

- Cần nâng cao tính tự học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS, tự nghiên cứu tài liệu dưới sự hướng dẫn của giáo viên thì mới đạt mục tiêu đào tạo. Cần kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò.

KTĐG kết quả học tập của HS cho đến nay vẫn cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp KT, ĐG. Dựa vào mục đích và chức năng cụ thể của bài KT mà chúng ta quyết định chọn phương pháp KTĐG nào cho phù hợp. Để việc KTĐG đạt tính nghiêm túc, khách quan, công bằng và tránh tình trạng học tủ, học lệch thì phương pháp TNKQ phát huy được tính ưu việt của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh: Nghiên cứu xây dựng và sử dụng phối hợp câu hỏi TNKQ và TNTL nhằm cải tiến hoạt động đánh giá kết quả học tập VL

ở bậc đại học, Luận án Tiến sỹ giáo dục – 2002.

[2]. Bùi Quang Hân: Giải toán vật lý 10, Tập I Nxb GD.

[3]. David Halliday – Robert Resnick – Reanl – Walker: Cơ sở vật lý , Tập I Nxb GD 1999.

[4]. Nguyễn Thanh Hải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lý 10 THPT, Nxb ĐHSP 2006.

[5]. Nghiêm Xuân Nùng – Lâm Quang Thiệp: Trắc nghiệm và đo lường cơ

bản trong giáo dục, Hà Nội 1995.

[6]. Nguyễn Thế Khôi – Phạm Quý Tư – Lương Tất Đạt – Lê Chân Hùng. Nguyễn Ngọc Hưng – Phạm Đình Thiết – Bùi Trọng Tuân – Lê Trọng Trường: Vật Lý 10 nâng cao, Nxb GD 2006.

[7]. Vũ Thanh Khiết – Mai Trọng Ý – Vũ Thị Thanh Mai – Nguyễn Hoàng Kim: Các bài toán chọn lọc vật lý 10 – Nxb giáo dục 2006.

[8]. An Văn Chiêu, Nguyễn Trọng Di, Nguyễn Văn Đồng: "Phương pháp

giảng dạy VL ở trường PT", tập I, Nxb GD - 1979.

[9]. Ngô Quốc Quỳnh: Tuyển tập bài tập vật lý nâng cao, Tập I – Nxb giáo dục. [10]. Nguyện Trọng Sửu – Cao Giáp Bình – Trần Thanh Dũng: Tuyển tập

câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lý 10 nâng cao, Nxb Hà Nội – 2006

[11]. Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan. Cao học: "Phương pháp trắc

nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập", Nxb giáo dục.

[12]. Nguyễn Đức Thâm – Nguyễn Ngọc Hưng – Phạm Xuân Quế: Phương

[13]. Phạm Quí Tư – Lương Tất Đạt – Lê Chân Hùng – Bùi Trọng Tuân – Lê Trọng Tường: Hướng dẫn làm bài tập và ôn tập vật lý 10 nâng cao – Nxb giáo dục 2006.

[14]. Đỗ Hương Trà: Bài tập vật lý 10 cơ bản và nâng cao – Nxb giáo dục. [15]. Nguyễn Quang Lạc: Lý luận dạy học hiện đại ở trường phổ thông – ĐH Vinh 1995.

[16]. Dương Thiệu Tống: Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập - Đại học Tồng hợp TP. HCM.

[17]. Phạm Minh Hùng: Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan vào

đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Vinh,Tạp chí

Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp – 10.97.

[18]. Lê Trọng Tường – Lương Tất Đạt – Lê Chân Hùng – Phạm Đình Thiết - Bùi Trọng Tuân: Bài tập Vật Lý 10 nâng cao, Nxb giáo dục 2006.

[19]. Phạm Hữu Tòng: Lý luận dạy học vật lý ở trường phổ thông – Nxb Giáo Dục 2004

[20]. Phạm Hữu Tòng: Bồi dưỡng kỹ năng thiết kế phương án dạy học theo

hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học

Nxb Đại Học Sư Phạm 2004.

[21]. Phạm Hữu Tòng: Tố chức hoạt động nhận thức của học sinh theo

hướng phát triển năng lực tìm tòi, sáng tạo giải quyết vấn đề tư duy khoa học -

Nxb Đại Học Sư Phạm 2005.

[22]. Bùi Gia Thịnh, Lương Tất Đạt – Vũ Thị Mai Lan – Ngô Diệu Nga - Đỗ Hương Trà: Thiết kế bài giảng vật lý 10 nâng cao, Nxb giáo dục 2008.

[23]. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên: Thực hiện chương trình sách giáo khoa

lớp 10 trung học phổ thông môn vật lý, Nxb giáo dục 2006.

[24]. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng: "Tổ chức hoạt động nhận

[25]. Lê Phước Lượng: “ Đánh giá kết quả học tập môn Vật lý tại trường ĐH Thủy sản nhờ sử dụng hệ thống câu hỏi khách quan thể hiện qua chương Vật lý

học kinh điển”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học sư phạm tâm lý – Vinh 1998.

[26]. “Văn kiện ĐH Đại biểu toàn quốc lần 9”, Nxb Chính trị QGHN. 2001. [27]. Bùi Quang Hân, Nguyễn Duy Hiền, Nguyễn Tuyến “Giải toán và trắc nghiệm vật lí 10 nâng cao”, Nxb giáo dục 2006.

[28]. Vũ Thanh Khiết, Đỗ Hương Trà, Vũ Thị Thanh Mai, Nguyễn Hoàng Kim “Phương pháp giải toán vật lí 10”, Nxb giáo dục 2006.

[29]. Nguyễn Văn Thuận, Phùng Thanh Huyền, Vũ Thanh Mai, Phạm Ngọc ThắngKim “Phương pháp giải toán vật lí 10”, Nxb giáo dục.

[30]. Mai Trọng Ý “Các dạng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 10 - nâng cao”, Nxb ĐHQGHN.

31]. Nguyễn Thế Khôi – Phạm Quý Tư – Lương Tất Đạt – Lê Chân Hùng. Nguyễn Ngọc Hưng – Phạm Đình Thiết – Bùi Trọng Tuân – Lê Trọng Trường: SGV Vật Lý 10 nâng cao, Nxb GD 2006.

[32]. Vũ Thanh Khiết “Các bài toán vật lí chọn lọc PTTH Cơ – Nhiệt”, Nxb giáo dục 2001.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 nâng cao (Trang 85 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w