8. Bố cục của luận văn
2.3. Các sai lầm phổ biến của học sinh
* Về lực: qui tắc tổng hợp và phân tích lực.
+ Lẫn lộn giữa cộng các đại lượng đại số và cộng các véc tơ.
+ Lúng túng khi phân tích một lực thành hai lực thành phần theo phương thích hợp.
* Về ba định luật Niutơn.
+ Thuộc ba định luật Niutơn nhưng khó khăn khi vận dụng để giải thích các hiện tượng, giải các bài tập vật lý liên quan đến lực, gia tốc, vận tốc và đường đi.
+ Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động F≡v. Nên lực cùng chiều với vận tốc.
+ Nếu phương của lực tác dụng không trùng với phương chuyển động, HS sẽ khó khăn khi tìm ra thành phần của lực gây ra gia tốc.
+ Khó khăn khi vận dụng phối hợp định luật II và định luật III để giải thích một số hiện tượng thực tế và giải bài tập.
* Về các lực cơ học: Thường chỉ cho rằng Trái đất hút các vật còn các vật không hút Trái đất. Nếu các vật hút Trái đất thì lực hút đó nhỏ hơn lực Trái đất hút các vật.
+ HS thường cho rằng lực ma sát nghỉ xuất hiện ngay cả khi không có lực tác dụng, do đó không phụ thuộc vào lực tác dụng.
+ HS chỉ hiểu là lực ma sát xuất hiện ở chỗ tiếp xúc, cản trở vật chuyển động mà không biết rằng luôn luôn xuất hiện cặp lực ma sát.
+ HS cho rằng lực ma sát trượt phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc.
+ Thường chỉ thấy tác hại của ma sát mà không nhận thấy ích lợi to lớn của lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật.
+ Chưa phân biệt rõ khi nào xuất hiện lực ma sát nghỉ, ma sát trượt, ma sát lăn và khi nào thì lực ma sát trượt xấp xỉ bằng lực ma sát nghỉ cực đại.
+ Thường mắc sai lầm khi giải bài toán về độ cứng của hệ lò xo mắc nối tiếp hay song song.
* Về lực hướng tâm.
+ Thường quan niệm lực hướng tâm là một loại lực mới chứ không phải là lực hay hợp lực của các lực đã biết.
+ Khó khăn khi giải thích các hiện tượng liên quan đến lực quán tính li tâm. * Về hệ qui chiếu phi quán tính. Lực quán tính:
+ Thường xác định nhầm chiều của lực quán tính.
+ Lúng túng khi giải thích các hiện tượng liên quan đến hệ qui chiếu phi quán tính.