THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM
I. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (Corporate Social Responsibility – CSR)
1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp
Ngƣời đầu tiên thực hiện CSR, có thể nói là ông Noris, CEO đầu tiên của
công ty Control Data đã phác thảo những ý tƣởng đầu tiên về CSRvào năm 1955. Theo Noris, các doanh nghiệp nên sử dụng tài năng và nguồn lực của mình nhằm đáp ứng những nhu cầu của xã hội. Ý tƣởng này thể hiện sự kết nối và trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng. Tuy nhiên ông đã không thành công trong việc triển khai những ý tƣởng của mình. United Way là ngƣời đã phát triển ý tƣởng của Noris thành chiến lƣợc thành công giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh đồng thời phát triển cộng đồng lâu dài.
Ngay từ khi xuất hiện, khái niệm này là một chủ đề gây tranh luận sôi nổi
giữa 2 trƣờng phái quản trị: “đại diện” và “đa bên”. Nội dung tranh luận chính xoay quanh 2 vấn đề then chốt của CSR:
Bản chất của doanh nghiệp hiện đại;
Mối quan hệ 3 bên: Doanh Nghiệp – Xã Hội – Nhà Nước.
Quản trị đại diện: Nhà quản trị chỉ có trách nhiệm với chủ sở hữu doanh nghiệp (cổ đông) đã lựa chọn họ làm đại diện để dẫn dắt doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa. Doanh nghiệp chỉ cần tuân thủ các quy tắc xã hội cơ bản đƣợc thể hiện trong luật và các nguyên tắc đạo đức phổ biến. [Milton
Thực hiện: Nhóm 1 – Cao học đêm 9 K21 Trang 54
Quản trị đa bên: Doanh nghiệp khi hoạt động có sử dụng nguồn lực xã hội
và môi trƣờng. Doanh nghiệp phải có ý thức và chịu trách nhiệm về hành vi của mình. CSR chính là lực cản cuối cùng giữ doanh nghiệp không vì lợi nhuận mà vi phạm các chuẩn mực đạo đức.
Cũng từ ngay những ngày đầu, đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR. Trong cuốn Corporate Responsibility – a critical introduction,
Blowfield và Murrayđã đề cập một số định nghĩa sau:
Báo cáo CSR, Starbuck, 2004: “Một doanh nghiệp có trách nhiệm là
một doanh nghiệp biết lắng nghe nguyện vọng của những bên hữu quan và đáp lại những nguyện vọng đó một cách chân thành”.
Chiquita, www.chiquita.com, ngày 24 tháng 3 năm 2004: “Với CSR,
chúng tôi cam kết hoạt động một cách có trách nhiệm đối với xã hội ở bất cứ nơi nào chúng tôi kinh doanh, cân bằng nhu cầu ngày càng gia tăng của các bên hữu quan- bao gồm tất cả những người có ảnh hưởng, bị ảnh hưởng, hoặc có lợi ích hợp pháp trong hành động và hoạt động của công ty.”
PricewaterhouseCoopers, www.pwcglobal.com, ngày 24 tháng 3
năm 2004: “CRS là sự khẳng định của doanh nghiệp rằng họ không
chỉ tập trung gia tăng lợi nhuận mà còn quan tâm đến nhu cầu nguyện vọng của các đối tượng liên quan như người lao động, khách hàng và thậm chí những khu vực mà họ phục vụ.”
Lord Holme, nguyên giám đốc điều hành công ty Rior Tinto và
Philip Watts, nguyên chủ tịch của công ty Royal Dutch Shell: “CSR
là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm cư xử một cách có đạo đức và đóng góp và sự phát triển trong khi cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình học cũng như cộng đồng địa phương nói riêng và xã hội nói chung.
Thực hiện: Nhóm 1 – Cao học đêm 9 K21 Trang 55
Ủy ban Châu Âu, Uỷ ban điều hành các về đề xã hội và nghề nghiệp:
“CSR là một khái niệm mà doanh nghiệp kết hợp đến các yếu tố môi trường và xã hội trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và trong mối tương tác với các bên hữu quan trên cơ sở tự nguyện.”
Ngân hàng Thế giới, www.worldbank.org/privatesector, ngày 24
tháng 3 năm 2004: “CSR là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào
sự phát triển kinh tế bền vững, phối hợp với người lao động, gia đình của họ, cộng đồng địa phương và xã hội nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống theo hướng có lợi cho việc kinh doanh cũng như sự phát triển chung.”
Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân: “Trách nhiệm xã hội cuả doanh
nghiệp là những nghĩa vụ mà một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội.”
Theo đó những nghĩa vụ của doanh nghiệp bao gồm 4 vấn đề cơ bản sau đây:
1.1. Vấn đề kinh tế
Đối với người lao động: Tạo việc làm với mức lƣơng tƣơng xứng; cải thiện điều kiện làm việc; thực hiện các chính sách theo hƣớng dẫn chung cuả chính phủ.
Đối với người tiêu dùng: Cung cấp hàng hóa – dịch vụ; chất lƣợng, an toàn sản phẩm; định giá; thông tin về sản phẩm; …
Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp: Nghĩa vụ kinh tế của một tổ chức là bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản đƣợc ủy thác.
Đối với các bên liên đới: Nghĩa vụ kinh tế của DN là mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế của các tổ chức, công ty thƣờng đƣợc thể chế hóa thành các nghĩa vụ pháp lý.
Thực hiện: Nhóm 1 – Cao học đêm 9 K21 Trang 56
Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh
nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật nhƣ thế này sẽ điều tiết đƣợc cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trƣờng, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý đƣợc thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh:
Điều tiết cạnh tranh;
Bảo vệ người tiêu dùng;
Bảo vệ môi trường;
An toàn và bình đẳng;
Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các
hành vi đƣợc chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình
1.3. Vấn đề đạo đức
Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những
hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhƣng không đƣợc quy định trong hệ thống luật pháp, không đƣợc thể chế hóa thành luật.
Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công
bằng vƣợt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không đƣợc viết thành luật.
Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thƣờng đƣợc thể hiện thông qua
những nguyên tắc, giá trị đạo đức đƣợc tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lƣợc của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.
Thực hiện: Nhóm 1 – Cao học đêm 9 K21 Trang 57
Việc tạo lập một bầu không khí đạo đức đúng đắn trong tổ chức có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi đạo đức của mỗi thành viên.
1.4. Vấn đề nhân văn
Vấn đề nhân văn liên quan đến những đóng góp cuả tổ chức cho cộng đồng và xã hội. Kết quả của đóng góp này sẽ góp phần:
Nâng cao chất lượng cuộc sống cuả con người;
San sẻ bớt gánh nặng cho Chính phủ;
Phát triển nhân cách đạo đức cuả người lao động. Phát triển con người hướng đến chân, thiện, mỹ.
Nhìn chung, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế cùng với bảo vệ môi trƣờng và phát huy nguồn lực con ngƣời, nhƣ là 2 nguồn lực chính của xã hội. Quan điểm này đã đem lại những điều mới mẽ cho hoạt động kinh doanh của một thành phần xã hội vốn đƣợc xem là “duy lợi nhuận”. Theo nhƣ Friedman, “Doanh nghiệp có một và chỉ một trách nhiệm xã hôi đó là sử dụng những nguồn lực vốn có và tham gia vào các hoạt động để gia tăng lợi nhuận trong thời gian dài nhất có thể.” Tuy nhiên, từ khi xuất hiện khái niệm “Triple bottom lines” (bao gồm sự phát triển về kinh tế, con ngƣời và tự nhiên) do John Elkington (1977) khởi xƣớng thì mọi thứ hoàn toàn thay đổi. Theo đó, đối tƣợng tiếp cận và trách nhiệm của một doanh nghiệp đƣợc mở rộng ra bên ngoài phạm vi doanh số, lợi nhuận và khách hàng, mà doanh nghiệp còn phải có trách nhiệm với những ảnh hƣởng của doanh nghiệp do các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó gây ra trên một khu vực địa phƣơng cụ thể, cũng nhƣ trách nhiệm thể hiện sự đóng góp của mình nhƣ là một phần của cộng đồng dân cƣ đó. Quan điểm này đƣợc Archie B. Carroll phát triển thành tháp CSR vào năm 1979 với 4 lĩnh vực kinh tế, pháp luật, đạo đức xã hội và các nghĩa vụ tự nguyện. Thêm vào đó, Michael Blowfield and J. George Frynas đã đƣa ra khái niệm tổng quan về CSR và thứ tự ƣu tiên mới về vai trò của doanh nghiệp trong xã hội cho đến nay.
Thực hiện: Nhóm 1 – Cao học đêm 9 K21 Trang 58
2. Phân biệt “Đạo đức kinh doanh” và “Trách nhiệm xã hội”
Tiêu chí Đạo đức kinh doanh Trách nhiệm xã hội
1. Định nghĩa. Những quy định và các tiêu
chuẩn chỉ đạo hành vi trong giới kinh doanh.
Nghĩa vụ doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đạt mặt tích cực và giảm tiêu cực .
2. Nội dung. Các quy định phẩm chất đạo đức
của tổ chức kinh doanh, ảnh hƣởng đến quá trình ra quyết định của tổ chức .
Xem nhƣ cam kết với xã hội.
3. Vấn đề quan tâm, liên quan.
Các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức.
Hậu quả của các quyết định của tổ chức tới xã hội.
4. Mong muốn, kỳ vọng.
Xuất phát từ bên trong. Xuất phát từ bên ngoài.
Thực hiện: Nhóm 1 – Cao học đêm 9 K21 Trang 59
doanh nghiệp trong kinh doanh. nghiệp đối với xã hội.
3. Tầm quan trọng của việc thực hiện CSR đối với Doanh nghiệp
Thực hiện tốt vấn đề trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có đƣợc nhiều lợi ích:
3.1. Lợi ích ngắn hạn
Các đơn đặt hàng từ những công ty mua hàng đòi hỏi các tiêu chuẩn về CSR.
Ví dụ: Các doanh nghiệp ngành da giày đƣợc nhân giải thƣởng Trách nhiệm
xã hội 2005, (do Hiệp hội Da giày, Trung tâm Phát triển và Hội nhập với sự tài trợ của ActionAid Việt nam) đã cho thấy những kết quả khả quan khi doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội nhƣ sau:
Doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%.,
Năng xuất lao động cũng tăng từ 34 đến 36 triệu đồng/lao động /năm.
Tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94 đến 97%.\
3.2. Lợi ích dài hạn:
Nâng cao giá trị thƣơng hiệu và uy tín công ty;
Tạo ra ƣu thế trong cạnh tranh kêu gọi đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ nƣớc ngoài;
Cải thiện quan hệ trong công việc: khách hàng và các đối tác;
Tăng năng suất lao động;
Tăng doanh thu;
Giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, thu hút lao động giỏi;
Thêm cơ hội tiếp cận những thị trƣờng mới;
Giảm bớt tai nạn trong lao động; …
Tóm lại, những doanh nghiệp mong muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trƣờng, bình đẳng về giới, an toàn lao
Thực hiện: Nhóm 1 – Cao học đêm 9 K21 Trang 60 động, quyền lợi lao động, trả lƣơng công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, ... . Ngƣời tiêu dùng, nhà đầu tƣ, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hƣởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của ngƣời lao động, môi trƣờng và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không tuân thủ CSR có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trƣờng quốc tế. Từ năm 2005, nƣớc ta đã có giải thƣởng “CSR hướng tới sự phát triển bền vững” đƣợc tổ chức bởi Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác CSR trong bối cảnh hội nhập.
4. Thực trạng vấn đề trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp tại Việt Nam: 4.1. Đánh giá chung thực trạng vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp Việt Nam:
Nhận thức về khái niệm CSR còn hạn chế trên nhiều mặt:
Trách nhiệm với ngƣời tiêu dùng;
Trách nhiệm với môi trƣờng;
Vấn đề sở hữu trí tuệ (Intellectual property);
Quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và ngƣời lao động;
Nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp với các nhà đầu tƣ… ;
Doanh nghiệp và dƣ luận có chiều hƣớng đánh đồng hoạt động từ thiện
với CSR;
Ý thức bảo vệ cộng đồng, môi trƣờng, bảo vệ quyền lợi của ngƣời dân
còn thấp.
Doanh nghiệp chƣa thấy đƣợc lợi ích cốt lõi từ việc thực hiện CSR đem lại.
Năng suất bị ảnh hƣởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ: “Qui tắc ứng
xử” (Code of Conduct - CoC).
Hệ thống văn bản pháp luật chƣa theo kịp với thực tiễn phát triễn kinh tế đất
Thực hiện: Nhóm 1 – Cao học đêm 9 K21 Trang 61
Ngay cả khi các quy định pháp luật có đủ nhƣng tính thực thi hiệu lực
của pháp luật vẫn còn quá thấp.
thiếu sự hỗ trợ của chính quyền. Cơ chế khiếu kiện dân sự ở VN hầu nhƣ
rất ít đƣợc sử dụng.
Vai trò của các hiệp hội còn rất mờ nhạt trong việc bảo vệ lợi ích cho ngƣời dân.
Thiếu nguồn tài chính để thực hiện.
4.2. Một số kiến nghị - giải pháp
Thứ nhất, cần tăng cƣờng thông tin, tuyên truyền để mọi ngƣời hiểu đúng bản chất của vấn đề “ Trách nhiệm xã hội”;
Thứ hai, cần có các nghiên cứu cơ bản, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp đã thực hiện và sẽ thực hiện các bộ quy tắc ứng xử;
Thứ ba, hình thành kênh thông tin về trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp. Tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt CSR và xử phạt đúng các doanh nghiệp vi phạm.
Một số vấn đề cụ thể:
a. Môi trƣờng:
Khuyến khích doanh nghiệp nếu họ đáp ứng được các tiêu chí về bảo vệ môi trường như đưa ra ưu đãi về thuế nếu doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng hoặc thải ít khí các-bon ra môi trường trong quá trình sản xuất.
Khi Chính phủ mua sắm sẽ ưu tiên các doanh nghiệp có nhiều đóng góp về trách nhiệm xã hội.
Xây dựng cơ chế mới đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư mua sắm những máy móc, thiết bị mới thân thiện với môi trường để kiểm soát và hạn chế mức độ khói bụi, nước thải thải ra môi trường cũng như trong các khu dân cư v.v..
Thực hiện: Nhóm 1 – Cao học đêm 9 K21 Trang 62 Cần xây dựng các trạm xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải, chất thải
rắn, nhất là trong các khu công nghiệp.
b. Ngƣời lao động:
CSR trước hết cần được thực hiện với nhân viên và nên bắt đầu bằng những việc cơ bản như tạo các điều kiện làm việc tốt, giảm bớt độc hại, nóng bức, đóng bảo hiểm xã hội và y tế cho nhân viên.
Tiến thêm một bước, doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu và phân khúc nhu cầu của nhân viên để đáp ứng tốt hơn.
Doanh nghiệp cần đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh.