Hợp chất của crôm

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi tốt nghiệp 20092010 (Trang 61 - 62)

1. Hợp chất crom(II)

a. Crom(II) oxit, CrO

CrO là một oxit bazơ, tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối crom(II) : CrO + 2HCl → CrCl2 + H2O

CrO có tính khử, trong không khí CrO dễ bị oxi hoá thành crom(III) oxit Cr2O3.

b. Crom(II) hiđroxit, Cr(OH)2

Cr(OH)2 là chất rắn, màu vàng, đợc điều chế từ muối crom(II) và dung dịch kiềm (không có không khí) :

CrCl2 + 2NaOH → Cr(OH)2↓ + 2NaCl

Cr(OH)2 có tính khử, trong không khí Cr(OH)2 bị oxi hoá thành Cr(OH)3 : 4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3

Cr(OH)2 là một bazơ, tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối crom(II) : Cr(OH)2 + 2HCl → CrCl2 + 2H2O

c. Muối crom(II)

Muối crom(II) có tính khử mạnh. Thí dụ, dung dịch muối CrCl2 tác dụng dễ dàng với khí clo, tạo thành muối crom(III) clorua :

2CrCl2 + Cl2 → 2CrCl3

2. hợp chất crom(III)

a. Crom(III) oxit, Cr2O3

Cr2O3 là một oxit lỡng tính, tan trong axit và kiềm đặc. Cr2O3 đợc dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thuỷ tinh.

b. Crom(III) hiđroxit, Cr(OH)3

Cr(OH)3 đợc điều chế bằng phản ứng trao đổi giữa muối crom(III) và dung dịch bazơ : CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3↓ + 3NaCl

Cr(OH)3 là hiđroxit lỡng tính, tan đợc trong dung dịch axit và dung dịch kiềm : Cr(OH)3 + NaOH → Na[Cr(OH) (hay NaCrO2)4]

natri cromit Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O

c. Muối crom(III)

Trong môi trờng axit, muối crom(III) có tính oxi hoá và dễ bị những chất khử nh Zn khử thành muối crom(II):

2Cr+3(dd) + Zn 0 → 2Cr+2 (dd) + Zn+2 (dd)

Trong môi trờng kiềm, muối crom(III) có tính khử và bị những chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối crom(VI): 2Cr+3 (dd) + 3Br + 16OH0 2 −→ 2 62 4 CrO + −(dd) + 6Br−1(dd) + 8H2O

Muối crom(III) có ý nghĩa quan trọng trong thực tế là muối sunfat kép crom-kali hay phèn crom-kali K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O (viết gọn là KCr(SO4)2.12H2O). Phèn crom-kali có màu xanh tím, đợc dùng để thuộc da, làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải.

3. Hợp chất crom(VI)

a. Crom(VI) oxit, CrO3

CrO3 là chất rắn, màu đỏ thẫm.

CrO3 có tính oxi hoá rất mạnh. Một số chất vô cơ và hữu cơ nh S, P, C, NH3, C2H5OH,... bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3, đồng thời CrO3 bị khử thành Cr2O3.

Thí dụ : 2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 + 3H2O

CrO3 là một oxit axit, tác dụng với nớc tạo thành hỗn hợp axit cromic H2CrO4 và axit đicromic H2Cr2O7 : CrO3 + H2O → H2CrO4

2CrO3 + H2O → H2Cr2O7

Hai axit này không tách ra đợc ở dạng tự do, chỉ tồn tại trong dung dịch. Nếu tách khỏi dung dịch, chúng sẽ bị phân huỷ trở lại thành CrO3.

b. Muối cromat và đicromat

Các muối cromat và đicromat là những hợp chất bền hơn nhiều so với các axit cromic và đicromic.

Muối cromat, nh natri cromat Na2CrO4 và kali cromat K2CrO4, là muối của axit cromic, có màu vàng của ion cromat 2

4

CrO −.

Muối đicromat, nh natri đicromat Na2Cr2O7 và kali đicromat K2Cr2O7, là muối của axit đicromic. Những muối này có màu da cam của ion đicromat 2

2 7

Cr O −.

Các muối cromat và đicromat có tính oxi hoá mạnh, đặc biệt trong môi trờng axit, muối Cr(VI) bị khử thành muối Cr(III).

Thí dụ : K2Cr2O7+ 6FeSO4 +7H2SO4→ Cr2(SO4)3 +3Fe2(SO4)3+ K2SO4 +7H2O K2Cr2O7 + 6KI + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 + 3I2 + 7H2O

Trong môi trờng thích hợp, các muối cromat và đicromat chuyển hóa lẫn nhau theo một cân bằng : 2CrO2

4− + 2H+ ơ → Cr2O2

7− + H2O

(màu da cam) (màu vàng)

V.ĐồngVà Một số hợp chất của đồng

1. đồng

a. vị trí và cấu tạo, tính chất

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi tốt nghiệp 20092010 (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w