Đánh giá cải cách tiền lương năm 1993.

Một phần của tài liệu Tài liệu Cải cách hành chính 4 docx (Trang 36 - 39)

1/ Bối cảnh, mục tiêu, quan điểm cải cách tiền lương năm 1993.

Cùng với quá trình đổi mới đất nước (năm 1986), một loạt các vấn đề về kinh tế - x∙ hội đòi hỏi phải được cải cách cho phù hợp, trong đó có chính sách tiền lương. Chính sách tiền lương là bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - x∙ hội liên quan trực tiếp đến lợi ích, thói quen và tâm lý của hàng triệu người lao động, một chính sách tiền lương đúng, có căn cứ khoa học là động lực trực tiếp góp phần bảo đảm sự thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng x∙ hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế - x∙ hội của đất nước trước cải cách tiền lương năm 1993 hết sức phức tạp, đó là:

- Biến động ở Đông Âu và Liên Xô (cũ) ảnh hưởng rất lớn đến nước ta. Bên cạnh những thành tựu của công cuộc đổi mới, nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng, lạm phát còn cao (năm 1990: 70%, 1991: 67,5%, 1992: 16,7%), hàng nghìn doanh nghiệp quốc doanh đứng trước nguy cơ bị phá sản; thu - chi ngân sách nhà nước hết sức căng thẳng. Việc giải quyết lao động dôi ra trong các doanh nghiệp theo Quyết định 176/HĐBT ngày 9/10/1989 và việc giảm biên chế hành chính sự nghiệp 20% theo Nghị quyết Quốc hội kỳ họp thứ 8 khoá VIII triển khai chậm và gặp không ít khó khăn;

- Sự quản lý Nhà nước về ngân sách, biên chế và tiền lương kém hiệu lực. Tình trạng thả nổi việc quản lý tiền lương và thu nhập kéo dài chứa đựng những dấu hiệu không ổn định trong nền kinh tế và trong x∙ hội. Việc đổi mới các chính sách liên quan đến tiền lương không được tiến hành đồng bộ gây khó khăn cho việc cân đối, cải cách tiền lương.

Trong bối cảnh khó khăn, phức tạp nêu trên đ∙ làm nảy sinh nhiều loại ý kiến trái ngược nhau trong việc giải quyết vấn đề tiền lương: Có ý kiến cho rằng cần phải cải cách ngay chính sách tiền lương với mức lương đủ sống và đủ để khuyến khích nhân tài, nhưng muốn thực hiện được ngân sách phải có một nguồn thu lớn và liên tục hoặc phải giảm ngay một số lớn đối tượng hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách Nhà nước. Cũng có ý kiến cho rằng trong bối cảnh đó không thể thực hiện được cải cách tiền lương, mà chỉ nên đưa ra những biện pháp "che chắn" nhằm bảo đảm cuộc sống cho công nhân viên chức, cách giải quyết này dù có được thực hiện cũng hết sức tạm thời, không xử lý được các tồn tại và mâu thuẫn của chính sách tiền lương.

Trước những ý kiến trái ngược nhau đó, Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) đ∙ Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo nghiên cứu đổi mới chính sách tiền lương

Nhà nước (tháng 4/1990) do một Phó Thủ tướng làm Trưởng ban (có sự tham

gia nghiên cứu của nhiều Bộ, ngành, viện nghiên cứu khoa học và các trường Đại học). Đến tháng 3/1991 việc nghiên cứu đ∙ được hoàn thành. Kết quả nghiên cứu đ∙ đưa ra những mục tiêu, quan điểm cải cách tiền lương như sau: 1.1/ Mục tiêu:

- Chính sách tiền lương phải làm cho tiền lương trở thành thước đo giá trị sức lao động, áp dụng được ở mọi thành phần kinh tế khi có quan hệ lao động.

- Tiền lương phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động, là nguồn thu nhập chính và kích thích người lao động làm việc có chất lượng, hiệu quả, góp phần chống tham nhũng; đồng thời phải có chính sách thoả đáng đối với những người trong khu vực Nhà nước ra làm việc ở các thành phần kinh tế khác.

- Khắc phục cơ bản các tồn tại và mâu thuẫn của chế độ tiền lương năm 1985. Tiền tệ hoá tiền lương, xoá bỏ bao cấp với bước đi thích hợp.

- Nhà nước quản lý, kiểm soát được tiền lương và thu nhập bằng các công cụ điều tiết thích hợp, củng cố trật tự kỷ cương Nhà nước và ổn định x∙ hội.

1.2/ Quan điểm:

- Trong bối cảnh kinh tế - x∙ hội của đất nước còn nhiều khó khăn, phức tạp, cần phải xây dựng một hệ thống chính sách tiền lương gồm 2 vấn đề:

+ Phải xây dựng một chính sách tiền lương mới phản ảnh đòi hỏi khách quan của tiền lương trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (về lương tối thiểu, thang, bảng lương, phụ cấp lương, cơ chế quản lý tiền lương).

+ Cần có các bước đi cải cách thích hợp với quá trình xử lý các vấn đề liên quan đến tiền lương, bảo đảm Nhà nước kiểm soát được những bất hợp lý phát sinh trong quá trình cải cách để đạt được mục tiêu lớn hơn là ổn định x∙ hội.

- Bản chất tiền lương trong nền kinh tế thị trường là giá cả sức lao động (cán bộ, công chức cũng là một bộ phận của thị trường lao động). Thực hiện trả lương theo việc không trả lương theo người; số người làm việc trong khu vực Nhà nước phải được tuyển chọn theo tiêu chuẩn cho từng chức danh.

- Chính sách tiền lương phải là một bộ phận cấu thành của tổng thể các chính sách kinh tế - x∙ hội của Nhà nước. Và vậy, việc cải cách tiền lương phải

lương để vừa tạo tiền đề vừa thúc đẩy nhau phát triển. Đồng thời, nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải tiền tệ hoá các quan hệ phân phối sản phẩm x∙ hội, vì vậy kết cấu của tiền lương mới phải được thay đổi căn bản, các yếu tố như nhà ở, bảo hiểm, giáo dục, y tế, đi lại v.v... phải được đưa vào tiền lương.

- Phải phân biệt hệ thống tiền lương của các chức vụ bầu cử, dân cử; hành chính, sự nghiệp; lực lượng vũ trang và sản xuất, kinh doanh để Nhà nước có chính sách, chế độ và cơ chế quản lý phù hợp. Đồng thời phải xây dựng cơ chế quản lý tiền lương chung đối với toàn x∙ hội và đối với từng khu vực. Lương tối thiểu có bảo đảm là nền tảng của chính sách tiền lương mới.

- Phải tinh giản biên chế, bộ máy, chuyển mạnh đối tượng Nhà nước đang phải trả lương từ ngân sách sang các nguồn khác, gắn tiền lương với chất lượng và hiệu quả công tác, thúc đẩy cải cách hành chính nhà nước.

2/ Nguyên tắc và bước đi cải cách chính sách tiền lương.

2.1/ Các nguyên tắc:

Các mục tiêu, quan điểm trong quá trình nghiên cứu nêu trên đ∙ được Chính phủ đưa vào Đề án xin ý kiến Bộ Chính trị để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 khoá VIII (tháng 7/1991). Quốc hội đ∙ thông qua và giao cho Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương theo 4 nguyên tắc cơ bản sau:

-Phải cải cách tiền lương nhưng phải đi từng bước, trước hết là tiền tệ hoá tiền lương (nhà ở, y tế, học phí, bảo hiểm x∙ hội...), mở rộng dần mức lương tối thiểu và bội số tiền lương (83,9% số đại biểu đồng ý).

- Từng bước công bố mức tiền lương tối thiểu có bảo đảm theo vùng, theo ngành, trước mắt chỉ công bố mức lương tối thiểu trong khu vực hành chính, sự

nghiệp (63,3% số đại biểu đồng ý).

- Quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình (tốt nghiệp đại học hết tập sự) - tối đa (Chủ tịch nước) là: 1,0 - 2,2 - 13,0 (70% số đại biểu đồng ý).

- Đồng thời với việc cải cách tiền lương phải tinh giản bộ máy và biên chế trong khu vực hành chính, sự nghiệp (96% số đại biểu đồng ý).

Và Nghị quyết Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 khoá VIII đ∙ ghi: "Triển khai

cải cách chế độ tiền lương từ những tháng đầu năm 1992 với bước đi thích hợp

và tiếp tục mở rộng để hoàn thành cơ bản vào năm 1993".

Thực hiện Nghị quyết Quốc hội, Chính phủ đ∙ thành lập Ban Chỉ đạo

triển khai thực hiện đề án cải cách chính sách tiền lương Nhà nước (tháng

khoản về nhà ở, tiền học, bảo hiểm y tế, đi lại, đồng thời đ∙ xoá bỏ chế độ đi học (trừ tiểu học) và khám chữa bệnh không mất tiền, chế độ phân phối nhà ở và chế độ bù giá khác đối với CNVC. Việc tiền tệ hoá tiền lương thực sự là nội dung cải

cách quan trọng nhất của đề án cải cách tiền lương, làm thay đổi bản chất của

tiền lương, đoạn tuyệt với chế độ tiền lương bao cấp tồn tại hàng chục năm trước đó, làm thay đổi phương thức hạch toán kinh tế và thúc đẩy việc cải cách các chính sách kinh tế - x∙ hội có liên quan phù hợp với cơ chế thị trường.

2.2/ Sau bước đi năm 1992, căn cứ khả năng nền kinh tế, tại kỳ họp thứ 2,

Quốc hội khoá IX, Chính phủ đ trình Đề án cải cách toàn diện chế độ tiền lương

theo tinh thần Đề án đ được Quốc hội khoá VIII thông qua. Quốc hội đ thống

nhất và giao cho Chính phủ triển khai thực hiện Đề án theo những nội dung cơ bản sau:

- Mức tiền lương tối thiểu: 120.000 đồng/tháng;

- Quan hệ tiền lương: 1-1,9-10 và tiếp tục điều chỉnh để đạt quan hệ 1- 2,2-13;- Tổng quỹ tiền lương và tính chất lương chi từ ngân sách tăng thêm của

Một phần của tài liệu Tài liệu Cải cách hành chính 4 docx (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)