Các văn bản pháp lý đã được ban hành để điều chỉnh đạo đức cán bộ công chức trong 5 năm qua.

Một phần của tài liệu Tài liệu Cải cách hành chính 4 docx (Trang 65 - 66)

III- phương hướng giải quyết.

1.Các văn bản pháp lý đã được ban hành để điều chỉnh đạo đức cán bộ công chức trong 5 năm qua.

cán bộ công chức trong 5 năm qua.

- Ngay từ khi ra đời nhà nước Việt Nam mới Chủ tịch Hồ Chí Minh đ∙ đặt vấn đề phải làm sao cho tất cả công chức nhà nước từ Chính phủ đến các

làng x∙ đều là công bộc của nhân dân, đều phải tận tuỵ phục vụ nhân dân.

Người luôn nhấn mạnh đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Quán triệt quan điểm đó của Hồ Chí Minh, từ trước đến nay, trong các nghị quyết của Đảng và các văn bản pháp qui của nhà nước, đ∙ ngày càng có những qui định rõ hơn, cụ thể hơn về đạo đức, phẩm chất, tư cách của người cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy nhà nước cũng như trong các cơ quan Đảng, Đoàn thể và các tổ chức kinh tế, x∙ hội.

- Trong những năm gần đây, vấn đề đạo đức cán bộ công chức nhà nước đ∙ được xác định rõ trong nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) tháng 6/1997 và được thể chế hoá trong những văn bản pháp qui chủ yếu là:

+ Pháp lệnh cán bộ công chức ban hành ngày 9/3/1998. + Pháp lệnh chống tham nhũng ban hành 9/3/1998.

+ Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống l∙ng phí ban hành ngày 9/3/1998 + Luật khiếu nại tố cáo ban hành ngày 11/12/1998.

Ngoài ra ở một số ngành, lĩnh vực chuyên môn còn có những qui định cụ thể về đạo đức nghề nghiệp như:

+ Qui định về y đức do Bộ Y tế ban hành theo quyết định số 2088QĐ/BYT ngày 6/11/1996.

+ Công an nhân dân thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy theo qui định của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

(Nội dung cụ thể xem phụ lục 1).

Nội dung những qui định trong các văn bản có tính pháp lý này đ∙ xoay quanh những khía cạnh chủ yếu thuộc đạo đức cán bộ công chức đó là:

- Trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước.

- Tận tuỵ phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân không được cửa quyền sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, ức hiếp nhân dân.

- Trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, không được lợi dụng chức vụ, vị trí của mình để tham nhũng, nhận hối lộ, quà biếu của nhân dân.

- Không được sử dụng công quĩ nhà nước, tài sản của cơ quan để mưu cầu lợi ích riêng.

- Không được gây bè phái mất đoàn kết, cục bộ bản vị hoặc vi phạm nội qui kỷ luật công vụ, giữ gìn, bảo vệ bí mật nhà nước.

- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, năng lực công tác, chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Bản thân và gia đình cán bộ công chức không được làm một số công việc ở một số vị trí có nhiều khả năng, điều kiện dẫn tới tham nhũng.

Nói chung những qui định pháp lý đ∙ ban hành trong những năm gần đây liên quan đến đạo đức cán bộ công chức đ∙ khá cụ thể và bao quát được những vấn đề cơ bản, chủ yếu và tương đối toàn diện. Nó thực sự trở thành những chuẩn mực đạo đức mà mỗi cán bộ công chức phải thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu Tài liệu Cải cách hành chính 4 docx (Trang 65 - 66)