Vài nét về tôn giáo và đạo Tin lành ở Viê ̣t Nam hiện nay

Một phần của tài liệu TIẾP cận vấn đề đạo TIN LÀNH ở VÙNG dân tộc THIỂU số TỈNH QUẢNG NGÃI HIỆN NAY từ lập TRƯỜNG DUY vật LỊCH sử (Trang 34 - 50)

7. Kết cấu của đề tài:

1.3.Vài nét về tôn giáo và đạo Tin lành ở Viê ̣t Nam hiện nay

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, phong tục tập quán của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, tôn giáo cũng có một quá trình ra đời và phát triển từ rất sớm và tồn tại cho đến ngày nay. Với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội và truyền thống... có thể khái quát về tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay qua bốn đặc điểm sau:

Viê ̣t Nam là nước có nhiều tôn giáo, đa dạng về hình thức tín ngưỡng, nhưng không có tôn giáo chủ đạo

Nước ta là nơi giao lưu của nhiều luồng văn hóa trên thế giới, la ̣i chi ̣u ảnh hưởng sâu sắc của hai nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Đô ̣, dân tô ̣c Viê ̣t Nam do nhiều tô ̣c người hợp la ̣i, mỗi tô ̣c người có mô ̣t tôn giáo riêng. Quá trình hợp la ̣i đó không thể không có sự hòa trô ̣n về tôn giáo. Tâm thức của người Viê ̣t Nam là tâm thức thiên về phiếm thần, coi tất cả những cái vô hình nào đó mà ho ̣ không giải thích được đều là thần. Nhưng do điều kiê ̣n tự nhiên và tín ngưỡng cổ truyền, ho ̣ chủ yếu thờ Nhiên thần và Nhân thần. Vì vâ ̣y, có thể giải thích cho câu hỏi vì sao ở nước ta có nhiều tôn giáo và nhân dân dễ chấp nhâ ̣n đi theo tín ngưỡng, tôn giáo với số lượng đông đảo như vâ ̣y.

Từ những hình thức tôn giáo sơ khai đến hiê ̣n đa ̣i, từ tôn giáo phương Đông cổ đa ̣i đến tôn giáo phương Tây câ ̣n hiê ̣n đa ̣i, từ tôn giáo thế giới, khu vực cho đến tôn giáo dân tô ̣c, từ tôn giáo du nhâ ̣p từ đầu công nguyên đến tôn giáo mới nô ̣i sinh vào đầu thế kỷ XX, từ tôn giáo có hàng triê ̣u tín đồ đến những tôn giáo có số lượng tín đồ không đáng kể đã cùng nhau tồn ta ̣i bên ca ̣nh tín ngưỡng dân gian bản đi ̣a của nhiều dân tô ̣c, bô ̣ tô ̣c muôn màu muôn vẽ. Có thể khẳng đi ̣nh rằng: ở Viê ̣t Nam hầu như có tất cả các hình thức tôn giáo từ Tôtem giáo, Ma thuật giáo, Vật linh giáo, Saman giáo đến các tôn giáo có tổ chức – Việt Nam gần như là một bảo tàng tôn giáo. Tính đến nay, tín đồ của các tôn giáo ở nước ta chiếm khoảng 31% dân số toàn quốc. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của các tôn giáo, sự kế thừa, bảo lưu, ảnh hưởng tác động lẫn nhau đã trở thành xu hướng chung và cũng có thể coi là một qui luật điển hình về tôn giáo ở Việt Nam. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh các tôn giáo ở nước ta dù là ngoại nhập hay nội sinh, dù tồn tại lâu đời hay mới hình thành muốn bám rễ được trên mãnh đất Việt Nam đều phải tự chuyển hóa, tự điều chỉnh và phải chủ động hòa nhập vào lối sống, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, phải được khảo nghiệm qua lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, tôn trọng tôn giáo truyền thống và hòa đồng với tín ngưỡng bản địa. Ở nước ta, vấn đề Việt Nam hóa các tôn giáo ngoại nhập và cải biến các tôn giáo nội sinh trở thành một yếu tố văn hóa dân tộc đã diễn ra hàng ngàn năm và vẫn đang diễn ra có tính qui luật. Thực tế cho thấy không có một tôn giáo nào du nhập vào Việt Nam mà không mang dấu ấn của văn hóa Việt Nam.

Bản tính của người Việt Nam là cởi mở, bao dung, không hẹp hòi, kỳ thị, sẵn sàng chấp nhận dù tôn giáo gì, tín ngưỡng nào miễn là nó không vi phạm đến lợi ích quốc gia và đi ngược lại truyền thống dân tộc. Vì vậy, đối với người Việt Nam rất khó xác định tiêu chuẩn tôn giáo cụ thể của họ, không ít người sẵn sàng chấp nhận cả Thần, Thánh, Tiên, Phật lẫn ma quỷ, thổ công, hà bá...

Tuy giáo lý của các tôn giáo ở Việt Nam vẫn còn không ít những điều khác biệt và lịch sử tồn tại của nó cũng không có ít mâu thuẫn, thậm chí cả hiện tượng phê phán, bài bác lẫn nhau, nhưng nhìn chung chưa có đối đầu dẫn đến chiến tranh tôn giáo. Nếu có mâu thuẫn dẫn đến xung đột bước đầu thì đó là vì lý do chính trị mà tôn giáo như là một hình thức biểu hiện. Vì thế ở nước ta cho dù Khổng giáo, Đạo giáo từ Trung Quốc lan xuống; Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang, Thiên Chúa giáo, Tin Lành từ phương Tây nhập vào; tuy nền văn hóa xa lạ nhưng đều sống chung hòa bình với các tôn giáo nội sinh và các tín ngưỡng bản địa, nước ta thật sự không có chiến tranh tôn giáo.

Trên thế giới cũng có nhiều quốc gia mà ở đó có một thời tôn giáo thống trị hàng thế kỷ, bắt Thế quyền phải phụ thuộc vào Thần quyền, khoa học, triết học trở thành nô lệ của thần học. Nhưng ngược lại, ở Việt Nam trong quá khứ, hiện tại chưa có bất cứ một tôn giáo nào trở thành Quốc đạo thật sự. Mặc dù trong lịch sử, có thời kỳ Phật giáo cực thịnh (Thời Đinh – Lý – Trần) đã ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc đến tư tưởng, đạo đức, văn học, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc và kể cả chính trị, nhưng Phật giáo vẫn chưa thể trở thành Quốc đạo. Các triều đại phong kiến Việt Nam, trải qua các giai đoạn lịch sử cũng đã biết chắc lọc những yếu tố thích hợp của từng tôn giáo để làm nền tảng tư tưởng cho chế độ phong kiến tập quyền, nhưng chưa bao giờ coi tôn giáo nào là Quốc đạo. Thời kỳ Pháp thuộc cũng như thời kỳ Mỹ - ngụy xâm chiếm miền Nam, đạo Thiên Chúa mặc dù được ưu ái, mặc dù chính quyền phản động âm mưu đưa lên thành Quốc đạo nhưng vẫn không thể thực hiện được ý định của mình. Điều đó khẳng định rõ ràng là trong lịch sử Việt Nam chưa bao giờ có một tôn giáo nào có thể trở thành nền tảng tư tưởng cho xã hội Việt Nam. Và trong thời đại hiện nay chỉ có chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mới duy nhất trở thành nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho dân tộc Việt Nam xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân giàu nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Tín đồ các tôn giáo phần lớn là nhân dân lao động, tín ngưỡng không sâu sắc, thường cư trú thành từng vùng, toàn tòng. Hàng ngũ chức sắc đông đảo có vai trò, vị trí quan trọng trong giáo hội, có uy tín, ảnh hưởng với tín đồ.

Về tín đồ các tôn giáo: ở nước ta, đa số các đồng bào có đạo là nhân

dân lao động. Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, có 80 – 85% tín đồ Phật giáo, Thiên Chúa giáo là người lao động, nông dân; của Cao Đài, Hòa Hảo là 95%, của Tin Lành là 65%.... Do đó, cũng như truyền thống của người dân lao động Việt Nam từ xưa đến nay, họ luôn có tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, tôn trọng công lý, gắn bó với dân tộc, đi theo Đảng, theo cách mạng, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cần cù lao động, chịu khó, chịu đựng gian khổ hy sinh và đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, cùng chia sẽ khi khó khăn hoạn nạn. Sống hòa đồng với những người không theo tôn giáo, đoàn kết với người ngoài tôn giáo, tạo thành một truyền thống đoàn kết lương giáo lâu đời, bền vững. Đó là những đức tính quí báu, những truyền thống tốt đẹp của quần chúng tín đồ tôn giáo nước ta. Những đức tính và truyền thống quý báu đó là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy các tín đồ tôn giáo ở nước ta vượt qua mọi rào cản của tín ngưỡng, tôn giáo dám đứng lên đấu tranh quyết liệt với bất cứ thế lực thù địch nào lợi dụng tôn giáo chống lại quốc gia, dân tôc.

Tín ngưỡng của tín đồ tôn giáo nước ta nhìn chung không sâu sắc. Tâm linh tôn giáo của họ mang tính thực dụng. Sự hiểu biết về giáo lý tôn giáo rất hạn chế, theo đạo nhưng hiểu về đạo mà mình đang theo như thế nào rất sơ lược. Các hoạt động tín ngưỡng thường ngày chủ yếu là làm theo xu hướng chung của cộng đồng, của người thân và của gia đình hoặc làm theo thói quen do lan truyền tâm lý, do rủ rê lôi kéo hoặc do o ép thành tập tục.

Thực tế cho thấy, từ lâu ở nước ta đã hình thành các vùng định cư mà cư dân chủ yếu là tín đồ của một tôn giáo. Nhân dân ta thường gọi những vùng

này là vùng giáo toàn tòng. Có vùng giáo toàn tòng nằm trên địa giới hành chính của nhiều xã, huyện, thành phố, cũng có vùng giáo toàn tòng nằm gọn trong địa bàn một xã, huyện. Điển hình là các vùng tôn giáo toàn tòng của đạo Thiên Chúa. ở miền Nam sau 1954 với chiến lược cưỡng bức di giáo dân làm lá chắn, chính quyền miền Nam đã hình thành các vùng giáo toàn tòng như: vùng giáo toàn tòng Gia Tân 98,87%; Gia Kiệm 99,2% (tỉnh Đồng Nai); Cái Sắn (tỉnh Kiên Giang)…Trong các vùng giáo, nhất là các vùng giáo toàn tòng nói chung đời sống giáo dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp và còn lệ thuộc chủ yếu vào các tổ chức Giáo hội ở cơ sở. Hệ thống chính trị cơ sở làm công tác tôn giáo trong các vùng giáo còn rất mỏng và chưa phát huy tác dụng, chưa đủ sức lôi cuốn được quần chúng giáo dân tham gia các hoạt động cách mạng, các chức sắc tôn giáo, các tổ chức giáo hội cơ sở, các tổ chức hội đoàn tôn giáo ngày càng gia tăng hoạt động và chi phối hầu hết các giáo dân trong vùng.

Về hàng ngũ chức sắc: theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ,

hiện nay ở nước ta có khoảng gần 60.000 chức sắc, nhà tu hành và gần 200.000 chức việc hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp. Theo đánh giá của chương trình KX-07 năm 1999, có khoảng 60% đến 65% chức sắc tôn giáo có thái độ chính trị tốt, có lòng yêu nước, gắn bó với dân tộc, hoạt động tôn giáo thuần túy, tuân thủ pháp luật, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hướng dẫn giáo dân thực hiện nghĩa vụ công dân, sống theo phương châm “Tốt đời, đẹp đạo”.

Các chức sắc, nhà tu hành chuyên nghiệp thường nắm các vị trí trọng yếu và giữ quyền lãnh đạo, điều hành các tổ chức giáo hội, giáo dục tín đồ thực hiện các nhu cầu tín ngưỡng và giải quyết các công việc hành chính của từng tôn giáo. Trong đời sống tín ngưỡng, họ được tín đồ nghe, có quyền bính “thần linh” ban phúc hoặc giáng họa cho tín đồ. Chính vì điều này, một khi các thế

lực chính trị muốn lợi dụng tôn giáo thì vấn đề có tính quyết định là phải nắm được tổ chức bộ máy giáo hội, nhất là nắm được các chức sắc tôn giáo, để qua đó nắm giữ quần chúng tín đồ nhằm lôi kéo, điều khiển họ vào các mục đích chính trị.

Tôn giáo ở Việt Nam đang phát triển mạnh, nhất là trong các vùng dân tộc thiểu số.

Hiện nay ở nước ta có khoảng 1/3 dân số là tín đồ thuộc các tôn giáo lớn. Trước năm 1986, nói chung tín đồ của các tôn giáo gia tăng theo huynh hướng tăng dân số tự nhiên, hiện tượng tân đạo, đổi đạo xảy ra không đáng kể. Đạo Thiên Chúa phát triển ở vùng Tây Nguyên từ năm 1842, tính đến trước năm 1975 có khoảng 41.600 người dân tộc thiểu số theo đạo. Vùng biên giới phía Bắc đạo Thiên Chúa phát triển chậm, tính đến năm 1975 mới có 70 hộ, 500 người H’mông theo đạo. Đạo Tin Lành hình thành ở Tây Nguyên từ năm 1929 đến trước năm 1975 phát triển được 36.000 tín đồ; vùng dân tộc phía Bắc đạo Tin lành hầu như phát triển không đáng kể, ngoại trừ chi hội Tin lành người Dao ở Bắc Sơn còn tồn tại theo sư tăng dân số tự nhiên. Nhưng từ sau 1986 trở lại đây các tôn giáo tăng cường hoạt động phát triển đạo, số người theo đạo ngày càng gia tăng, số tín đồ tân đạo xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là những vùng gần biên giới, ở vùng sâu, vùng xa và trong các vùng dân tộc thiểu số.

Từ thực tiễn cho thấy rằng, các tôn giáo lớn ở nước ta không những tồn tại, phát triển trong các vùng dân tộc Kinh mà còn tồn tại, phát triển mạnh mẽ hơn trong các vùng dân tộc thiểu số. Cộng đồng Khmer ở Việt Nam khoảng 1,2 triệu sống tập trung chủ yếu ở Nam Bộ, sát biên giới Việt Nam – Campuchia chủ yếu theo Phật giáo Tiểu thừa. Đạo Hồi rất thịnh hành trong các vùng dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, còn đạo Tin lành, đạo Thiên Chúa phát triển hầu hết khắp nơi trong các vùng dân tộc ở phía

Nam, phía Bắc, làm cho bức tranh tôn giáo ở Việt Nam vốn đã phức tạp càng trở nên phức tạp hơn khi vấn đề tôn giáo lại được gắn kết chặt chẽ với vấn đề dân tộc.

Qua nghiên cứu cho thấy, tôn giáo đang phát triển mạnh mẽ vào các vùng dân tộc thiểu số là do một số nguyên nhân sau:

Một là, hoạt động phát triển tôn giáo, nhất là hoạt động tôn giáo trái phép trong vùng dân tộc thiểu số nằm trong âm mưu của các thế lực thù địch nhằm lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc thực hiện diễn biến hòa bình ở Việt Nam.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua, một trong những động lực chủ yếu thúc đẩy các tôn giáo có những bước phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong các vùng dân tộc thiểu số là sự hổ trợ cả về vật chất và tinh thần từ các thế lực từ bên ngoài. Liên tục qua các thời kỳ từ sau 1975 đến nay, sự xuất hiện của các yếu tố nước ngoài trong hoạt động phát triển đạo luôn để lại những dấu ấn rõ nét.

Trong giai đoạn hiện nay, các lực lượng chính trị bên ngoài luôn tìm cách phát triển đạo trái phép vào các vùng dân tộc thiểu số bằng cách lấy phát triển tín đồ làm nền tảng cho hoạt động phát triển đạo; gắn chặt vấn đề tôn giáo với dân tộc, thay thế dần các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống; xây dựng đội ngũ truyền đạo cốt cán tăng cả về số lượng và chất lượng, tạo nên nguồn nhân lực dồi dào cho việc phát triển đạo.

Hai là, thực trạng kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội trong các vùng dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo phát triển.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách chiến lược nhằm phát triển các vùng dân tộc thiểu số về mọi mặt. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế chưa cao, hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở còn nhiều hạn chế, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn, các giá trị văn hóa - xã hội, giá trị truyền thống bị suy đồi….đây chính là những yếu tố nguyên nhân cho tôn giáo phát triển.

Trong những năm qua, các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số hầu như chưa mang lại hiệu quả thiết thực, đời sống của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn, số hộ đói nghèo tuy giảm nhưng tỷ lệ vẫn còn cao. Đây chính là điều kiện để các tôn giáo dùng lợi ích vật chất lôi kéo đồng bào theo đạo. Tình hình giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện, giải quyết nhu cầu tín ngưỡng….vẫn còn thiếu sót, tồn đọng. Thêm vào đó tệ quan

Một phần của tài liệu TIẾP cận vấn đề đạo TIN LÀNH ở VÙNG dân tộc THIỂU số TỈNH QUẢNG NGÃI HIỆN NAY từ lập TRƯỜNG DUY vật LỊCH sử (Trang 34 - 50)