Giải pháp phương pháp luận cho vấn đề đạo Tin Làn hở vùng dân tộc thiểu số tỉnh

Một phần của tài liệu TIẾP cận vấn đề đạo TIN LÀNH ở VÙNG dân tộc THIỂU số TỈNH QUẢNG NGÃI HIỆN NAY từ lập TRƯỜNG DUY vật LỊCH sử (Trang 74)

7. Kết cấu của đề tài:

2.3.Giải pháp phương pháp luận cho vấn đề đạo Tin Làn hở vùng dân tộc thiểu số tỉnh

thiểu số tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.

Việc xây dựng hệ thống các giải pháp cho vấn đề đạo Tin lành ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi hiện nay, đòi hỏi phải có sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt chú trọng

những quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, giải pháp phải đảm bảo tính khoa học, có giá trị thực tiễn cao, phù hợp giữa lý luận và thực tiễn trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.

Để đảm bảo những yếu tố trên, giải pháp phải được vận dụng và xây dựng trên những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như: Quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể của phép biện chứng, mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn... đồng thời trên cơ sở những quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước về tôn giáo.

Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó chúng ta mới có thể nhận thức đúng về sự vật. Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên… để hiểu rõ bản chất của sự vật.

Từ quan điểm này, giải pháp phải làm sáng tỏ được mối quan hệ tất yếu của những điều kiện, cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống tâm lý, nhận thức và phong tục tập quán…đã tác động đến quá trình phát triển đạo Tin lành ở vùng dân tộc thiểu số; và bản chất tôn giáo đạo Tin lành trong mối quan hệ tác động đến các lĩnh vực khác. Đồng thời, việc đưa ra giải pháp không chỉ riêng đối với lĩnh vực tôn giáo mà phải là hệ thống tổng thể các giải pháp trên mọi lĩnh vực, qua đó từng bước tạo sự chuyển biến rõ rệt về mọi mặt trong cuộc sống hiện thực, làm cho đời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí… của đồng bào ngày càng phát triển để có thể nhận thức, hiểu rõ hơn về tín ngưỡng, tôn giáo và xác định đúng mục đích và nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của mình.

Quan điểm toàn diện không chỉ đòi hỏi chúng ta nắm bắt tình hình hoạt động của đạo Tin lành trong vùng dân tộc thiểu số, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng vận động, biến đổi phát triển của nó cùng với sự biến đổi của

những điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, thông tin….trong tình hình hiện nay. Phải khái quát tất cả những biến đổi đó để có thể vạch ra khuynh hướng biến đổi cơ bản của đạo Tin lành một cách thật đầy đủ, chính xác. Từ đó, giải pháp mới đi sâu vào việc giải quyết đúng bản chất, khuynh hướng vận động và phát triển của đạo Tin lành, đảm bảo tính hiệu quả cao trong hoạt động tiễn của công tác tôn giáo đối với đạo Tin lành.

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo còn là một hiện tượng xã hội (hiện tượng ý thức) mang tính lịch sử và là sản phẩm của lịch sử. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, tôn giáo luôn có sự biến đổi cho phù hợp với điều kiện xã hội và kết cấu chính trị. Ở những khu vực khác nhau đã hình thành những biểu tượng và tính chất khác nhau của tôn giáo do những điều kiện lịch sử nơi đó qui định.

Chính vì lý do đó, việc giải quyết vấn đề đạo Tin lành và đề ra giải pháp cho vấn đề đạo Tin lành ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi hiện nay đòi hỏi vừa đảm bảo nguyên tắc khách quan và tính lịch sử cụ thể. Chỉ trên cơ sở lịch sử cụ thể chúng ta mới có thể làm rõ những nguyên nhân hình thành, tác động ảnh hưởng và đề ra những phương hướng, giải pháp khắc phục một cách hiệu quả. Tính lịch sử cụ thể ở đây còn đòi hỏi giải pháp phải phù hợp với những điều kiện sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền thống, tập quán… của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Trong công tác tôn giáo và giải pháp cho vấn đề đạo Tin lành cần phải hướng tới sự thống nhất chung của những giá trị cao đẹp nhất của tôn giáo. Tất cả mọi tôn giáo đều có một điểm chung là tính nhân văn, giáo dục cho con người những giá trị đạo đức, đề cao sự hướng thiện, lòng vị tha, bình đẳng và khát vọng hạnh phúc, và đây cũng là điểm tương đồng của mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, yêu cầu về mặt giải pháp đối với đạo Tin lành ở vùng dân tộc thiểu số đòi hỏi phải mang tính khách quan, phản ánh nhu cầu nội tại và quy luật vận động, chuyển hóa của nó.... để từ đó định hướng những giá trị riêng có của tôn giáo Tin lành vào mục tiêu chung của sự phát triển tôn giáo và nhu cầu

sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi, phát huy giá trị tốt đẹp của tôn giáo vào mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Vấn đề thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Quán triệt quan điểm Mácxit về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức về tôn giáo và hoạt động thực tiễn tôn giáo nói chung mà còn là yêu cầu khách quan đối với việc xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đạo Tin lành ở các vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Ngãi.

Yêu cầu về mặt lý luận đòi hỏi phải hiểu rõ và nắm vững lý luận về tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với những quan điểm của Đảng ta trong công tác tôn giáo hiện nay. Tuy nhiên, công tác lý luận hiện nay cần phải có sự tìm tòi, đưa ra được những căn cứ lý luận chỉ dẫn xác đáng, có chiều sâu hơn, không chỉ dừng lại như sự giải thích, mà quan trọng hơn nó phải được vận dụng sáng tạo vào thực tiễn công tác tôn giáo của cả hệ thống chính trị cơ sở ở các huyện miền núi. Làm như vậy sẽ giúp cơ sở lý luận có cơ sở khoa học vững chắc, tin cậy trong việc đưa ra các giải pháp.

Từ cơ sở lý luận đó, căn cứ vào tình hình thực tiễn của đạo Tin lành ở các vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi với những đặc điểm và thực trạng đã được làm rõ ở trên, đồng thời căn cứ vào những yêu cầu về mặt thực tiễn đối với công tác tôn giáo và hoạt động tôn giáo trong giai đoạn hiện nay để xây dựng các giải pháp về mặt phương pháp luận nhằm đảm bảo tính khả thi trong việc giải quyết vấn đề đạo Tin lành đối với từng vùng, từng cộng đồng dân tộc thiểu số...với những giải pháp về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, giáo dục và đời sống tư tưởng...phù hợp. Như vậy, mới có thể làm cho hệ thống giải pháp trở nên thực tế, đáp ứng được yêu cầu và khả thi trong việc thực hiện.

Bên cạnh những cơ sở lý luận về mặt nhận thức, để giải pháp đi đúng hướng, phù hợp với quan điểm đổi mới của Đảng về công tác tôn giáo, thể hiện

tính hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại địa phương, cần căn cứ vào hệ thống các văn bản của Trung ương và địa phương về tôn giáo và công tác tôn giáo để làm cơ sở lý luận cho giải pháp.

Căn cứ vào Pháp Lệnh Tôn giáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Số 21/2004/PL-UBTVQH11 Ngày 18 Tháng 6 Năm 2004 Về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo.

Căn cứ vào hệ thống quan điểm, những Nghị quyết của Đảng; Chỉ thị, Nghị định của Chính phủ về công tác tôn giáo và chỉ đạo thực hiện giải quyết những vấn đề tôn giáo trong tình hình mới. Đặc biệt trong đó: Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị “về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”; Chỉ thị 37 (ngày 02/07/1998) của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 25/NQ-TW (ngày 12/3/2003) về công tác tôn giáo; Nghị định số 22/2005/NĐ-CP (ngày 01/03/2005) hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp Lệnh Tín ngưỡng tôn giáo, Chỉ thị 1940/CT-TTg (ngày 31/12/2008) của Thủ tướng Chính phủ “về nhà, đất liên quan đến tôn giáo, Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành. Đồng thời quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XI (2011) của Đảng và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011) về những nội dung liên quan đến công tác tôn giáo.

Bên cạnh đó, tiếp tục căn cứ và vận dụng những quan điểm, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII về một số nội dung liên quan đến công tác dân tộc, tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số thuộc các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Kế hoạch số 04/KH-TG (ngày 23/08/2006) và kế hoạch số 01/KH-TG (ngày 27/02/2007) của Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Ngãi về triển khai thực hiện công tác đối với các hệ phái Tin lành trên địa bàn tỉnh.

Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. Những năm qua khi điều kiện về đời sống kinh tế ở Quảng Ngãi ngày càng cải thiện thì nhu cầu về văn hóa tinh thần trong đó nhu cầu sinh hoạt tôn giáo luôn diễn ra khá sôi động. Song những năm gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có ảnh hưởng của điều kiện hội nhập kinh tế, sự tác động của

nền kinh tế thị trường và những tác động của những lực lượng chính trị khác nhau… nên hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã phát sinh những vấn đề phức tạp, đặc biệt nỗi lên là sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của đạo Tin lành ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi. Trong khi đó, hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo chưa kiện toàn, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành còn nhiều bất cập, dẫn đến nhiều vấn đề vượt ra khỏi sự kiểm soát và làm ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi.

Từ tình hình chung đó; nên trước tiên xác định cơ sở thực tiễn để đưa ra các hệ thống giải pháp phải xuất phát từ chính đặc điểm và thực trạng của vấn đề đạo Tin lành ở tỉnh Quảng Ngãi nói chung và vùng dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi nói riêng, cùng với hệ thống những quan điểm, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc triển khai thực hiện các công tác về tôn giáo Tin lành ở các huyện miền núi.

Để giải pháp phản ánh đúng tình hình và đáp ứng yêu cầu, cần phải bám sát vào tình hình hoạt động của các tổ chức, hệ phái, điểm nhóm… và đặc điểm tín đồ đạo Tin lành, cùng với xu hướng vận động và những tác động ảnh hưởng của nó đến tình hình an ninh chính trị và đời sống tư tưởng của quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó phải đảm bảo phù hợp và quan hệ biện chứng với hệ thống những chủ trương, chính sách về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng và Nhà nước đối với các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Luôn xuất phát từ chính thực tế đời sống kinh tế, xã hội và những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan làm cho đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành. Làm rõ nguyên nhân sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng để đưa ra biện pháp xử lý đúng đắn, có hiệu quả.

Việc giải quyết và thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo đối với đạo Tin lành ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng về mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội và đời sống chính trị tư tưởng… ở các huyện miền núi; có tính quyết định trong sự

nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới của Đảng ta hiện nay. Ổn định đời sống tín ngưỡng tôn giáo sẽ làm cho cấp ủy, chính quyền các địa phương củng cố được lòng tin, sự đồng tình, ủng hộ của đồng bào các dân tộc, các tín đồ tôn giáo, qua đó, góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị trên các địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi.

Ý nghĩa quan trọng hơn nữa của việc giải quyết tốt những vấn đề đạo Tin lành ở các huyện miền núi là hướng tới ổn định mọi mặt về đời sống, tạo ra những giá trị mới về tinh thần, làm thay đổi nhận thức của quần chúng nhân dân các vùng dân tộc thiểu số, tạo ra những điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện những chính sách, chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước; phát huy những tiềm năng kinh tế của vùng dân tộc thiểu số, hướng tới tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và hình thành những giá trị mới trong đời sống tinh thần, xóa dần những tác động ảnh hưởng bởi đời sống lạc hậu của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho hệ thống quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống.

Về mặt thực tế, Tin lành là một tôn giáo có sức hấp dẫn riêng, các nghi lễ, sinh hoạt đạo của Tin lành đơn giản không cầu kỳ, khắt khe đối với tín đồ... Chính những đặc điểm này mà đạo Tin lành đã hấp dẫn được nhiều người đi theo, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, khi mà đời sống mọi mặt đang còn nhiều khó khăn và chịu sự ràng buộc của nhiều hủ tục rườm rà, tốn kém... Hơn nữa, đạo Tin lành lấy khu vực miền núi, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những địa bàn chủ yếu để truyền giáo. Điều này cho phép chúng ta nhận định rằng, trong thời gian tới đạo Tin lành trong các vùng dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi có thể sẽ còn phát triển.

Tuy nhiên, việc biến động của đạo Tin lành ở các vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi diễn tiến như thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc chủ động đề ra được các giải pháp hữu hiệu là một trong những yếu tố

căn bản để ổn định tình hình. Thông qua hệ thống giải pháp đó vừa đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của quần chúng vừa chống được âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định đời sống chính trị tư tưởng, tạo tiền đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và phát triển thế mạnh ở các vùng dân tộc thiểu số.

2.3.1. Củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở.

Về nâng cao nhận thức: Nâng cao nhận thức cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cơ sở miền núi về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng trong tình hình hiện nay. Phát huy sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác tôn giáo.

Để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo, đặc biệt là đạo Tin lành trong vùng dân tộc

Một phần của tài liệu TIẾP cận vấn đề đạo TIN LÀNH ở VÙNG dân tộc THIỂU số TỈNH QUẢNG NGÃI HIỆN NAY từ lập TRƯỜNG DUY vật LỊCH sử (Trang 74)