Vài nét về vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu TIẾP cận vấn đề đạo TIN LÀNH ở VÙNG dân tộc THIỂU số TỈNH QUẢNG NGÃI HIỆN NAY từ lập TRƯỜNG DUY vật LỊCH sử (Trang 50 - 57)

7. Kết cấu của đề tài:

2.1. Vài nét về vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi là tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung, được thành lập vào năm 1831 (đời vua Minh Mạng). Hiện nay trên toàn tỉnh có 13 huyện, 01 thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi (Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà, Minh Long, Ba Tơ), 01 huyện trung du (Nghĩa Hành), 05 huyện ven biển (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ), 01 huyện đảo (Lý Sơn) và thành phố Quảng Ngãi. Có 179 xã (trong đó có 79 xã miền núi), thị trấn và phường, với tổng cộng 829 thôn.

Dân cư: dân số Quảng Ngãi hiện nay 1.263.880 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm 1,2%. Dân cư nông thôn khoảng 1.082.000, thành thị có 180.540 người. Người kinh chiếm tỷ lệ 88,4%, dân tộc thiểu số chiếm 12,6 %, trong đó người dân tộc H’rê chiếm 9,3 % còn lại người Kor, Xơ Đăng (Ca Dong) và các dân tộc khác. Mật độ dân số: 245 người/km2.

Dân tộc: Toàn tỉnh Quảng Ngãi có 25 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 1.052.184 người, chiếm 88,4%; các dân tộc thiểu số như dân tộc H’rê có 102.960 người, chiếm 8,5%; dân tộc Kor có 22.760 người, chiếm 1,9%; dân tộc Xơ Ðăng có 11.696 người, chiếm 0,98%; dân tộc Thái có 6 người; dân tộc Nùng có 14 người; dân tộc Tày có 99 người; dân tộc Hoa có 230 người; dân tộc Mường có 67 người; dân tộc Dao có 11 người; dân tộc Ngái có 21 người; dân tộc Gia Rai có 6 người; dân tộc Êđê có 23 người; dân tộc Ba Na có 10 người; dân tộc Chăm có 22 người; Răglay có 4 người; dân tộc Tà Ôi có 4 người; dân tộc SiLa có 4 người; dân tộc Chứt có 5 người và các dân tộc khác.

Nhóm dân tộc thiểu số từ nơi khác đến như Tày, Mường, Hoa, Chăm, Êđê,.... Trong số này, chủ yếu là di cư từ miền núi phía Bắc vào và từ Tây Nguyên xuống. Ngoài ra một số người là do đi kinh tế mới hay di dân tự do

mấy năm gần đây. Nhóm dân tộc này cư trú rải rác ở vùng cao, vùng sâu và ở xen kẽ với các dân tộc bản địa.

Các dân tộc thiểu số Quảng Ngãi cùng nằm trong một khu vực lịch sử - dân tộc, có chung một vận mệnh lịch sử lâu đời, đã cùng nhau tham gia vào những cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột của các triều đại phong kiến và những cuộc đấu tranh chống xâm lược. Đặc biệt, sống trong vùng thiên nhiên phong phú, đa dạng nhưng vô cùng khắc nghiệt, đồng bào các dân tộc miền núi đã xây dựng nên truyền thống đoàn kết, gắn bó cùng nhau để sinh tồn. Các mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các dân tộc đã có từ lâu đời. Nhưng mỗi tộc người đều có những phong tục tập quán và đặc điểm riêng.

Trên 06 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi có tổng số dân khoảng 189.690 người (chiếm 14,8 % dân số trong tỉnh), chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, như: H’rê, Xơ Đăng (Ca Dong), Kor, Kinh. Đây là vùng có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng; đồng bào các dân tộc nơi đây được hình thành lâu đời, có truyền thống và nền văn hóa phong phú, đa dạng, đồng bào các dân tộc có truyền thống cách mạng kiên cường, là vùng hậu căn cứ vững chắc của tỉnh và Khu V trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, nhiều chiến công đã ghi trong lịch sử nước nhà như: Khởi nghĩa Ba Tơ, Khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi…hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số cư trú và sinh sống tại 79 xã miền núi. Nhân dân các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi vốn có lòng yêu nước, giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo.

Tuy nhiên, trong lịch sử Quảng Ngãi, thực dân đế quốc luôn tìm cách chia rẽ Kinh – Thượng, phát triển đạo Tin lành trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số để nắm quần chúng chống phá cách mạng, gây chia rẽ mất đoàn kết dân tộc.

Hiện nay, với hơn 138.864 khẩu (trong đó H’rê 98.779; Kor 22.109; Ca Dong 1.697; dân tộc khác 279 khẩu, có hơn 10.000 tín đồ người dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành). Cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh

từ lâu đời, hoạt động sản xuất chủ yếu là nương rẫy, bên cạnh đó còn có hình thức canh tác sản xuất lúa nước, lúa rẫy. Trong những năm gần đây với chính sách của Đảng và Nhà nước ta ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng tập trung đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đời sống của cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã có những bước khởi sắc như kinh tế có sự phát triển, đời sống vật chất và tinh thần từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua từng năm. Nhưng nhìn chung, đời sống kinh tế của đồng bào còn gặp rất nhiều khó khăn do nhiều yếu tố khách quan như địa hình miền núi hiểm trở, giao lưu kinh tế, văn hóa, đi lại khó khăn, tập quán sản xuất lạc hậu vẫn còn được đồng bào duy trì….đây là điều kiện thuận lợi mà các đối tượng truyền đạo Tin lành trái phép tận dụng và khai thác để phát triển tín đồ đạo Tin lành ở những vùng dân tộc thiểu số.

Với 6 huyện và 79 xã miền núi; nếu không có những định hướng về đường lối, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội hợp quy luật, đảm bảo ổn định đời sống dân cư, an ninh quốc phòng, thì đây sẽ là địa bàn rộng lớn và thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, nhất là hoạt động truyền đạo, phát triển tín đồ đạo Tin lành trong vùng dân tộc thiểu số.

Về kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng:

Bên cạnh những yếu tố chung và tính thống nhất trong cộng đồng lãnh thổ, các dân tộc thiểu số có những đặc điểm riêng về nguồn gốc, lịch sử và phát triển kinh tế xã hội, về đặc điểm tâm lý và truyền thống văn hóa. Những đặc điểm đó ít nhiều ảnh hưởng đến tín ngưỡng, tôn giáo và chịu sự tác động trở lại của nó.

Do điều kiện địa lý tự nhiên, địa bàn cư trú của người dân tộc thiểu số chủ yếu ở các huyện miền núi. Đồng bào dân tộc thiểu số sống bằng nghề nông, trồng lúa nước, lúa rẫy, sản xuất tự cung tự cấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Một bộ phận khá lớn vẫn còn du canh du cư, hay đã định cư, chưa định canh. Đối với bộ phận này, tình trạng canh tác theo lối chọc trỉa, đốt rừng làm rẫy là chủ yếu, năng suất lao động thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn.

Thiết chế xã hội truyền thống của cộng đồng người H’rê, Kor, Ca Dong là những làng, bản có kết cấu chặt chẽ, với phương thức hoạt động tự quản với phương thức vận hành xã hội theo luật tục được tồn tại lâu đời và ảnh hưởng đến ngày nay (mặc dù có sự biến đổi). Trong đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số chưa có sự phân hóa giai cấp rõ rệt mà chỉ là sự phân biệt người giàu, nghèo, các thành viên trong cộng đồng làng phần lớn là những người có cùng huyết thống. Tuy nhiên theo đà phát triển của xã hội và sự xâm nhập của tôn giáo đang phá vỡ tính khép kín, tính cố kết cộng đồng làng, bản.

Về kinh tế, quan hệ mua bán, trao đổi giữa các dân tộc thực hiện bằng nhiều hình thức, đã được xác lập từ lâu đời. Đồng bào trao đổi với nhau các công cụ lao động như dao, rựa, những sản vật từ săn bắt, hái lượm được hoặc những đặc sản như quế, trầu, cau, chè… Mối quan hệ giao lưu kinh tế đó diễn ra không chỉ trong nội bộ tộc người mà còn diễn ra giữa các tộc người cận cư, đặc biệt là với người Kinh để trao đổi, mua bán các sản phẩm nông, lâm nghiệp và các nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống của đồng bào.

Về mặt ngôn ngữ, mỗi dân tộc ở miền núi Quảng Ngãi thường không chỉ nói ngôn ngữ mẹ đẻ, mà còn biết tiếng nói các dân tộc láng giềng. Vì cùng chung hệ ngôn ngữ Môn – Khơme nên các dân tộc H’rê, Cor, Ca Dong rất dễ dàng hiểu tiếng nói của nhau. Thời kỳ trước năm 1975, chữ viết của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh ra đời bằng cách dùng hệ thống ký tự Latinh để phiên âm, được sử dụng rộng rãi. Nhưng trải qua thời gian không được sử dụng thường xuyên nên hiện nay đã bị mai một.

Cho đến nay, sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc thiểu số đã đến mức trong các hình thức sinh hoạt văn hoá của từng tộc người thật khó phân biệt rạch ròi đâu là yếu tố bản sắc riêng của tộc người, đâu là yếu tố vay mượn. Đó là những phong tục tập quán như hội mùa, hội cồng chiêng, lễ đâm trâu hay những hình thức văn nghệ dân gian như truyện cổ, dân ca, các nhạc cụ… Các mối quan hệ giữa các dân tộc miền núi Quảng Ngãi ngày càng được củng cố và phát triển về mọi mặt, phù hợp với xu thế thời đại và phù hợp với nguyện vọng

chính đáng của bà con các dân tộc miền núi trên con đường hội nhập đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Về tín ngưỡng trong thời gian dài trước đây, các dân tộc thiểu số thường tin vào các lực lượng siêu nhiên. Đồng bào đã thần thánh hóa sức mạnh của tự nhiên qua một hệ thống thần đông đủ, có đặc điểm về giới tính, có thứ bậc rõ ràng và có chức năng cụ thể. Đó là hệ thống thần ở tầng trời, tầng đất và xung quanh con người. Trong quan niệm của đồng bào, các hệ thống thần đó đã có tác động khác nhau đến đời sống con người. Con người phải tôn thờ, phải cầu cúng để các thần “bớt giận làm vui”, mang lại sự may mắn, hạnh phúc cho con người. Đồng bào quan niệm mỗi một con người đều có hai phần tồn tại song hành gồm phần xác và phần hồn. Phần xác là phần hiện thực, phần hồn là phần hư vô, mông lung nhưng có sức mạnh siêu phàm. Đây cũng là đặc điểm mà các lực lượng khi tiến hành hoạt động truyền đạo trái phép sẽ khai thác để thực hiện hướng các quan niệm về tín ngưỡng vào đời sống tôn giáo theo mục đích của chúng. Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, già làng là người có uy tín và có ảnh hưởng lớn. Trong làng, già làng là người có tiếng nói quyết định; do đó khi truyền đạo, phát triển tín đồ trong vùng dân tộc thiểu số, các lực lượng thường hướng đến lôi kéo, vận động các già làng, trưởng bản để phục vụ cho mục đích lâu dài.

Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội làm cho đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày một nâng lên. Tuy nhiên, đời sống mọi mặt của đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn cả vật chất lẫn tinh thần, tình trạng đói nghèo và nguy cơ tái nghèo còn cao. Theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn”, thì Quảng Ngãi có 68 xã thuộc diện trên, trong đó 6 huyện miền núi có 61 xã: huyện Sơn Hà có 14 xã, Sơn Tây có 06 xã, Trà Bồng có 09 xã, Tây Trà có 09 xã, Ba Tơ có 18 xã và Minh Long có 05 xã.

Các chương trình dự án và chính sách đối với đồng bào dân tộc và miền núi được các ngành, địa phương chú trọng triển khai thực hiện đạt kết quả như góp phần nâng cao năng lực và học hỏi thuộc Chương trình Hỗ trợ thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II (ISP); Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg; Chương trình di dân định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2007/QĐ- TTg; Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, góp phần ổn định đời sống và phát triển sản xuất của bà con đồng bào dân tộc thiểu số, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các huyện miền núi. Trong năm 2011, có 59 công trình qui mô nhỏ thuộc Chương trình ISP hoàn thành đưa vào sử dụng; trong đó có 16 công trình giao thông, 10 công trình thủy lợi, 20 công trình cấp nước sinh hoạt, 08 trường mẫu giáo.

Với những tình hình, đặc điểm trên cho thấy sự quan tâm đầu từ, phát triển mọi mặt của Đảng và Nhà nước đối với địa phương và các vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi, và đã có những bước chuyển biến rõ rệt.

Tuy nhiên, hiện nay vùng đồng bào dân tộc và miền núi của tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, đó là: trình độ dân trí còn thấp kém, phần đông các thôn, xóm ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, nơi dân cư thưa thớt lại là nhóm đối tượng nghèo nhất, khó khăn nhất vẫn chưa được hưởng lợi nhiều từ các chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội chung của vùng.

Hơn nữa, tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, môi trường sinh thái thay đổi đã làm cho thời tiết càng thêm khắc nghiệt, sản xuất nông nghiệp trong vùng thường gặp nhiều trở ngại, nên đời sống của phần lớn đồng bào vẫn còn không ít khó khăn, bất cập, tốc độ giảm nghèo đạt khá nhanh nhưng thiếu bền vững, hiện tại hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao (43,13%), so với hộ nghèo bình quân toàn tỉnh thì hộ nghèo khu vực 6 huyện miền núi cao hơn 2/3 lần.

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, hạn chế về ngành nghề, kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, thậm chí có những huyện công nghiệp hầu như chưa có gì.

Sản xuất nông – lâm ngư nghiệp vẫn còn manh mún, phương thức sản xuất còn mang nặng tính tự cung tự cấp, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp diễn ra còn chậm, cơ cấu kinh tế của vùng chưa có sự thay đổi lớn; sản xuất chưa mang tính chất của nền sản xuất hàng hóa, chất lượng sản phẩm kém.

Mạng lưới dịch vụ chậm phát triển, việc lưu thông hàng hóa về các vùng miền núi còn gặp nhiều khó khăn, quan hệ trao đổi mua bán hàng của của người dân chủ yếu thông qua tư thương thu gom mua với giá rẻ, không đúng với giá trị làm ra, hiệu quả kinh tế thấp.

Hệ thống giao thông miền núi tuy có phát triển, nhưng chưa đồng bộ, chủ yếu là đường mở những tuyến đường tạm với kết cấu hạ tầng kỹ thuật chất lượng thấp, nên việc di chuyển, đi lại và lưu thông gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là mùa mưa, lũ tình trạng sạt lỡ núi, đất và nhiều tuyến đường bị chia cắt về các tuyến trung tâm, nên dẫn đến các vùng sâu, vùng xa bị cô lập.

Về hệ thống chính trị cơ sở ở các huyện miền núi:

Tổ chức cơ sở Đảng: Hiện nay, trên địa bàn 06 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi có 208 tổ chức cơ sở Đảng hoạt động, cụ thể: huyện Ba Tơ: 56; huyện Sơn Tây: 21; huyện Tây Trà: 24; huyện Minh Long: 32; huyện Sơn Hà: 42; huyện Trà Bồng: 33, chiếm 26,4% trên tổng số tổ chức cơ sở Đảng toàn tỉnh. Các tổ chức Đảng đã thực hiện tốt chức năng hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và đã có sự chuyển biến, đi vào nề nếp, sinh hoạt chuyên đề, xây dựng nội dung sinh hoạt phong phú, gắn với cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tuy nhiên, một số cấp ủy chậm

Một phần của tài liệu TIẾP cận vấn đề đạo TIN LÀNH ở VÙNG dân tộc THIỂU số TỈNH QUẢNG NGÃI HIỆN NAY từ lập TRƯỜNG DUY vật LỊCH sử (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w