Thử nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Dạy từ loại tiếng việt cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 71 - 74)

3.4.1. Mục đích thực nghiệm

Kiểm chứng tính hiệu quả cuả phương pháp dạy học từ loại tiếng Việt ở tiểu học, cụ thể là phân tích, xem xét tính hiệu quả của các phương pháp dạy học đã đề xuất.

- Học sinh lớp 4A, lớp 4B của trường tiểu học Việt Mỹ thuộc địa bàn quận 11 và lớp 41, 43 của trường tiểu học Triệu Thị Trinh thuộc địa bàn quận 10.

- Lớp 4A và lớp 41 là lớp thực nghiệm; lớp 4B và lớp 43 là lớp dối chứng. - Lớp thực nghiệm là lớp thực hiện các bài dạy theo các phương pháp đề xuất. - Lớp đối chứng tiến hành dạy học bình thường.

Các lớp thực nghiệm và đối chứng có sự cân bằng về số lượng, giới tính, lực học…

Bảng 1: Chất lượng đầu vào ở lớp đối chứng và lớp thử nghiệm

Tên trường Lớp Số lượng Xếp loại học lực (%) Giỏi Khá TB Yếu 4A (TN) 25 39.02 43.90 9.76 7.32 4B (ĐC) 25 41.46 43.90 7.32 7.32 41(TN) 35 47.61 33.33 11.90 7.16 43 (ĐC) 35 47.61 28.57 14.28 9.54

3.4.3. Nội dung thực nghiệm

- Chúng tôi tiến hành thử nghiệm việc dạy từ loại theo các phương pháp dạy học như đã thiết kế.

Để cho kết quả thực nghiệm có độ tin cậy cao, chúng tôi tiến hành dạy học thực nghiệm trên 4 bài học của SGK TV4. Cụ thể là các bài sau:

1. Danh từ (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 52)

2. Danh từ chung và danh từ riêng (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 57) 3. Luyện tập về động từ (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 106)

4. Tính từ (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 110)

Sau khi dạy xong chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả học tập của HS trên 2 mặt: tri thức lí thuyết về từ loại và kĩ năng sử dụng.

Khi đánh giá kết quả học tập của HS ở lớp thực nghiệm, chúng tôi cũng đồng thời đánh giá kết quả học tập HS ở lớp đối chứng bằng cùng một bài kiểm tra.

3.4.4. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm

Việc đánh giá thực nghiệm căn cứ vào khả năng hiểu và sử dụng từ loại của HS trong giờ học Tiếng Việt, biểu hiện qua 2 tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Khả năng nhận diện từ loại

Tiêu chí 2: Khả năng vận dụng kiến thức về từ loại vào đặt câu Trong từng tiêu chí, tôi chia ra 4 mức độ: giỏi, khá, trung bình, yếu

a. Ở mức độ giỏi

Học sinh nắm vững:

- Dấu hiệu hình thức và công dụng của các từ loại. - Học sinh có kỹ năng:

+ Nhận diện từ loại nhanh, đúng

+ Vận dụng kiến thức về từ loại vào đặt câu và viết đoạn đúng, hay.

b. Ở mức độ khá

Học sinh nắm vững:

- Dấu hiệu hình thức và công dụng của các từ loại - Học sinh có kỹ năng:

+ Nhận diện từ loại đúng, nhanh

+ Vận dụng kiến thức về từ loại vào đặt câu đúng và tương đối hay

c. Ở mức độ trung bình

Học sinh hiểu được: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dấu hiệu hình thức và công dụng của các từ loại. - Học sinh có kỹ năng:

+ Vận dụng kiến thức về từ loại để đặt câu còn mắc lỗi

d. Ở mức độ yếu

Học sinh:

- Hiểu được phần nào về dấu hiệu hình thức và công dụng của từ loại - Học sinh có kỹ năng:

+ Nhận diện từ loại chưa thành thạo

+ Vận dụng kiến thức về từ loại để đặt câu tuy nhiên còn sai ngữ pháp

Một phần của tài liệu Dạy từ loại tiếng việt cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 71 - 74)