Tiểu kết chương 3

Một phần của tài liệu Dạy từ loại tiếng việt cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 79 - 105)

Chúng tôi đã tiến hành dạy học thực nghiệm một số bài theo các biện pháp mà luận văn đã đề xuất. Kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh khá giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng phương pháp dạy học chúng tôi đề xuất có tình khả thi.

Để một tiết dạy từ loại thực sự đạt hiệu quả, GV phải biết vận dụng quan điểm giao tiếp và dạy bằng giao tiếp trên cơ sở lựa chọn, phối kết hợp các phương pháp dạy học tích cực một cách linh hoạt.

Trong quá trình thiết kế các giờ dạy, GV phải bám sát các mục tiêu, đặc trưng của việc dạy từ loại, chú trọng thiết kế dưới dạng các hoạt động nối tiếp, phù hợp với đặc điểm tâm lí và phát huy tính tích cực của HS nhằm đưa tất cả HS trực tiếp tham gia vào các hoạt động để tự chiếm lĩnh tri thức. GV cần tăng cường đưa ra các dạng bài tập và hình thức tổ chức để giúp HS rèn luyện kĩ năng sử dụng từ loại trong giao tiếp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Việc nắm vững các kiến thức về từ loại có ý nghĩa rất quan trọng, tạo cơ sở cho HS học tốt môn ngữ pháp ở bậc học tiếp theo. Đây cũng là cơ sở để xây dựng các biện pháp dạy từ loại cho HS lớp 4 một cách khoa học, góp phần rèn luyện tốt kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp cho HS.

1.2. Qua nghiên cứu thực trạng dạy từ loại cho HS lớp 4 ở trường tiểu học, chúng tôi nhận thấy rằng: việc tổ chức dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp gặp nhiều khó khăn, bất cập. Vì vậy, đặt vấn đề nghiên cứu, tìm kiếm một phương hướng dạy từ loại cho HS lớp 4 theo quan điểm giao tiếp là một yêu cầu cấp thiết. Chương trình Tiếng Việt hiện nay, với một quan điểm mới, định hướng mới về việc dạy học là điều kiện để đề xuất các biện pháp dạy từ loại cho HS lớp 4 theo hướng sử dụng.

1.3. Để đạt được mục tiêu của việc dạy học từ loại, phương pháp dạy học hiệu quả nhất là tổ chức cho HS tham gia các hoạt động giao tiếp. Theo phương pháp dạy học này, tri thức và kĩ năng về từ loại được tích hợp trong các bài tập. Hệ thống bài tập được sắp xếp theo một trật tự khoa học sẽ giúp HS tự tiếp thu tri thức và rèn luyện năng lực sử dụng hiệu quả từ loại trong giao tiếp cho HS lớp 4. 1.4. Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy:

- Các kĩ năng giao tiếp của HS sẽ chỉ được hình thành thông qua hoạt động và bằng hoạt động, qua hệ thống bài tập, đặc biệt là các bài tập tình huống giao tiếp sinh động, gần gũi với cuộc sống của HS.

- Việc rèn các kĩ năng giao tiếp phải được tiến hành đồng đều trên tất cả các môn học.

1.5. Kết quả thử nghiệm cho thấy việc đề xuất các biện pháp dạy từ loại cho HS lớp 4 theo quan điểm giao tiếp có hiệu quả thiết thực, mang lại hứng thú học tập, góp phần quan trọng vào việc phát triển các kĩ năng giao tiếp của HS.

1.6. Từ những nghiên cứu trên đây, chúng tôi có thể kết luận rằng các biện pháp dạy từ loại cho HS lớp 4 theo quan điểm giao tiếp là khả thi và rất cần thiết.

2. Kiến nghị

Hoàn thành đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin nêu một số kiến nghị sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục:

- Phân bố hợp lí thời gian cho việc dạy từ loại.

- Tổ chức các đợt tập huấn bổ túc kiến thức về ngôn ngữ học hiện đại, tổ chức tập huấn chương trình Tiếng Việt cho GV một cách hệ thống và đặt nó trong tương quan với chương trình cũ để GV thấy rõ sự khác nhau về tư tưởng, mục tiêu, nội dung... và có cái nhìn toàn diện về dạy từ loại cho HS lớp 4.

- Tăng cường bồi dưỡng cho GV lí luận dạy học bộ môn đặc biệt là nắm vững các phương pháp dạy học tích cực để chất lượng dạy học từ loại được nâng cao, HS sử dụng tốt và đem lại hiệu quả trong giao tiếp.

2.2. Đối với nhà trường:

- Quan tâm đến việc tổ chức các câu lạc bộ học tập tiếng Việt ở trường tiểu học. Đây là cơ hội để HS rèn luyện kĩ năng sử dụng từ loại trong hoạt động giao tiếp.

- Phối hợp nhuần nhuyễn giữa hoạt động vui chơi và hoạt động học tập, tránh quá tải trong các giờ lên lớp.

2.3. Đối với GV:

- Để xây dựng và vận dụng tốt các biện pháp dạy từ loại cho HS lớp 4, GV cần hiểu rõ hơn về quan điểm giao tiếp - dạy học theo quan điểm giao tiếp; căn

cứ vào mục tiêu chính của bài học, kĩ năng cần hình thành, trình độ HS để có thể áp dụng cho phù hợp. Đồng thời việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp phải tiến hành thường xuyên, liên tục, đồng bộ trên tất cả các môn học.

- Để đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình dạy từ loại cho HS lớp 4, đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực của từng GV đứng lớp cụ thể. Đó là sự tổ chức tốt giờ học, sự linh hoạt, mềm dẻo của từng GV trong quá trình giảng dạy mang lại hứng thú học tập cho HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Thị Thủy An (Chủ biên), Dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học, NXB Giáo dục VN, 2009.

2. Chu Thị Thủy An, Bùi Thị Thu Thủy, Lý luận dạy học Tiếng Việt và văn

học ở tiểu học. 2000.

3. Diệp Quang Ban, Ngữ pháp Việt Nam, NXB Giáo dục VN, Hà Nội, 2009.

4. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo

dục, 2001. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Lê Thị Thanh Bình, Chu Thị Hà Thanh, Quan điểm giao tiếp trong dạy

học Tiếng Việt ở Tiểu Học, Tạp chí Giáo dục, số 41, 2002.

6. Đỗ Hữu Châu, Giáo trình từ vựng học Tiếng Việt, NXB Đại học sư phạm,

Hà Nội, 2007.

7. Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.

8. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội,

1981.

9. Nguyễn Thùy Dung, Thiết kế tài liệu dạy học luyện từ cho giờ học tự

chọn ở Tiểu học, Luận văn Thạc sĩ, khoa Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội,

2009.

10. Nguyễn Thiện Giáp, Giáo trình ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2008.

11. Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội,

2009.

12. Bùi Minh Huệ, Tâm lý học tiểu học, NXB Giáo dục, 2000.

13. Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu Tỉnh, Bồi dưỡng HS giỏi Tiếng Việt, NXB

14. Đỗ Thị Kim Liên, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999.

15. Lê Phương Nga, Dạy học ngữ pháp ở tiểu học, NXB Giáo dục, 1999.

16. Lê Phương Nga (Chủ biên), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học,

tập 1,2 NXB Đại học sư phạm, 2009.

17. Lê Phương Nga, Bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại

học sư phạm, 2009.

18. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng

Việt 2,NXB Đại học Sư phạm, 2008.

19. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu

học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1999.

20. Lê Thị Minh Nguyệt, Dạy học tiếng Việt theo định hướng giao tiếp, Tạp chí Giáo dục, số 151, 2006.

21. Nguyễn Quang Ninh, Một số vấn đề dạy ngôn bản nói và viết ở tiểu học

theo định hướng giao tiếp. Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997- 2000 cho

giáo viên tiểu học, 1998. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2004.

23. Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh, Dạy học Từ ngữ ở Tiểu học, NXB Giáo dục.

Hà Nội, 2002.

24. Phan Thiều, Hồng Hạnh, “Tổ chức dạy học Tiếng Việt theo phương

thức thực hành”, Tạp chí NCGD, số 2, 1990.

25. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Tiếng Việt 4, tập 1-2, NXB Giáo dục, 2010.

26. Lê Hữu Tỉnh, Hồng Hạnh, Rèn luyện năng lực ngôn ngữ cho HS, Tạp

27. Bùi Minh Toán, Từ trong hoạt động giao tiếp Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.

28. Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh (2008), Tiếng Việt thực hành

NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

29. Nguyễn Trí, Một số vấn đề dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở

tiểu học, NXB Giáo dục VN, 2009.

30. Nguyễn Trí, Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình

mới, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003.

31. NguyễnNhư Ý, Đào Thản, Nguyễn Đức Tồn, Từ điển giáo khoa Tiếng

Việt Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.

32. Nguyễn Thị Xuân Yến, “Bàn về hệ thống bài tập dạy học tiếng Việt theo nguyên tắc giao tiếp”, Tạp chí Giáo dục, số 83, 2004.

33. Nhiều tác giả, Giao tiếp sự mở đầu của những thành công, NXB Văn hóa thông tin, 2002.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG VẬN DỤNG CÁC BÀI VỀ TỪ LOẠI

Họ và tên: ...

Trường: ...

Em hãy hoàn thành các bài tập sau bằng cách đánh dấu X vào trước câu trả lời em cho là đúng hoặc điền vào chỗ chấm.

Câu 1: Em hãy kể tên các loại từ loại em đã học trong chương trình lớp 4

 danh từ, động từ, từ đơn  danh từ, từ ghép, từ láy  danh từ, động từ, tính từ Câu 2: Danh từ là:  những từ chỉ sự vật  những từ chỉ hoạt động, trạng thái

 những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật hoạt động, trạng thái

Câu 3: Động từ là:

 những từ chỉ sự vật

 những từ chỉ hoạt động, trạng thái

 những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật hoạt động, trạng thái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 4: Tính từ là:

 những từ chỉ sự vật

 những từ chỉ hoạt động, trạng thái

 những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật hoạt động, trạng thái

Câu 5: Hãy xác định từ loại cho những từ sau:

Danh từ: ……… Động từ: ……… Tính từ: ………

Câu 6: Xác định từ loại trong đoạn thơ sau

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mù che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Danh từ:……… Động từ:……… Tính từ: ………

Câu 7: Hãy tìm từ dùng sai trong câu sau và sửa lại cho đúng.

Em đi học rất niềm vui.

………

Câu 8: Hãy đặt câu với các từ:

yêu thương: ……… tình thương: ……… đáng yêu: ……….

Câu 9: Hãy sửa lỗi sai trong câu sau:

Ai yêu nhi đồng bằng bác hồ chí minh.

………

Câu 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn để tả một loài hoa em yêu thích nhất.

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TIỄN GIẢNG DẠY VỀ TỪ LOẠI CHO HỌC SINH LỚP 4

Họ và tên GV: ... Trường: ... Thời gian dạy học ở bậc tiểu học: ...

Xin Quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây bằng cách điền vào chỗ trống hoặc đánh dấu "X" vào đáp án mà thầy (cô) cho là đúng.

Câu 1: Từ loại được dạy ở tiểu học bao gồm:

 Thực từ

 Hư từ

 Cả thực từ và hư từ

Câu 2: Để dạy các bài học về từ loại thầy (cô) đã chuẩn bị những công việc và nội dung dạy học nào sau đây?

 Sử dụng toàn bộ các bài tập, câu hỏi gợi ý trong SGK và SGV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tự mình xây dựng và sưu tầm những bài tập, câu hỏi phù hợp với mục đích

của bài dạy và đối tượng HS.

 Chỉ chọn một số bài tập, câu hỏi trong SGK và SGV.

 Yêu cầu HS chuẩn bị bài trước.

Câu 3: Theo thầy (cô), mục tiêu của dạy từ loại ở tiểu học là:

 Gắn với dạy câu

 Gắn với "mở rộng vốn từ"

 Biết cách sử dụng từ, câu để nâng cao hiệu quả giao tiếp

Câu 4: Theo thầy (cô), mức độ cần thiết của việc dạy các bài về từ loại như thế nào?

 Không cần thiết

 Cần thiết

 Rất cần thiết

Câu 5: Thầy (cô) có cách nào giúp học sinh xác định từ loại của các từ

kỉ niệm, ảnh hưởng, ý thức, anh hùng?

……… ……… ………

Câu 6: Khó khăn lớn nhất của thầy (cô) khi tiến hành dạy các bài về từ loại là gì?

 Kiến thức

 Phương pháp

 Hình thức tổ chức

 Phương tiện

Câu 7: Để giúp học sinh xác định đúng từ loại cho các từ cụ thể, theo thầy (cô) cần sử dụng cách nào sau đây:

 Chỉ ra dấu hiệu hình thức từ loại

 Dựa vào nghĩa

 Cả hai cách trên

Câu 8: Để dạy các bài về từ từ loại, thầy (cô) đã sử dụng những phương pháp dạy học nào?

 Phương pháp đàm thoại

 Phương pháp thuyết trình

 Phối hợp các phương pháp nói trên

Câu 9: Theo thầy (cô), phương tiện dạy học đóng vai trò như thế nào trong dạy các bài về từ loại

 Có tác dụng hỗ trợ cho giờ dạy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Kích thích hứng thú học tập của học sinh

 Giúp học sinh lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng một cách dễ

dàng, thuận lợi

 Tất cả các ý kiến trên

Câu 10: Khi dạy các bài về từ loại, ngoài những bài tập trong SGK, thầy (cô) có xây dựng thêm một số bài tập cho học sinh thực hành không?

 Không

 Thỉnh thoảng

 Thường xuyên

PHỤ LỤC

MỘT SỐ GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM BÀI: DANH TỪ

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)

- Nhận biết danh từ trong câu, biết đặt câu với danh từ và vận dụng vào hoạt động giao tiếp một cách hiệu quả.

II.CHUẨN BỊ:

- 4 bảng phụ - Một số câu đố - VBT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Bài cũ: Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng

- GV yêu cầu HS viết từ gần nghĩa & trái nghĩa với trung thực & đặt câu với mỗi từ đó

- GV nhận xét & chấm điểm

2. Bài mới:

Giới thiệu bài

Hoạt động 1: Hình thành khái niệm

* Mục tiêu: Tìm được những danh từ trong các câu đã cho.

* Cách thức tiến hành: - Yêu cầu 1:

- Chia HS thành nhóm 4. GV phát cho mỗi nhóm 1 bảng nhóm lớn và 4 phiếu học tập.

- Yêu cầu mỗi học sinh viết ý kiến riêng của mình vào phiếu học tập. Sau đó

- 2 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm lại vào vở nháp

- Yêu cầu 1:

+ HS nghe hướng dẫn + HS trao đổi, thảo luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

học sinh thảo luận và thống nhất kết quả vào bảng nhóm. 1 2 4 3 - Tổ chức cho HS so sánh với các nhóm.

+ GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Yêu cầu 2:

+ GV phát phiếu cho các nhóm HS, yêu cầu HS xếp các từ đã tìm được vào nhóm thích hợp.

+ GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bước 2: Ghi nhớ kiến thức

- Các từ chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị như các từ vừa tìm được gọi là danh từ.

- YC HS cho biết danh từ là gì?

- Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ + GV giải thích thêm về các tiểu loại

a. Học sinh trường Việt Mỹ rất ngoan ngoãn.

b. Chúng em rất thích đọc truyện cổ tích.

c. Mẹ mua cho em cây bút mới rất đẹp. d. Mưa to làm nước sông dâng cao.

+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả + Cả lớp nhận xét

- Yêu cầu 2:

+ HS nghe hướng dẫn

+ HS trao đổi, thảo luận nhóm đôi

Một phần của tài liệu Dạy từ loại tiếng việt cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 79 - 105)